Thời bị Pháp đô hộ

Một phần của tài liệu Giáo dục trung học phổ thông tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 1986 đến 2010 (Trang 34 - 81)

Dưới triều Nguyễn, về nguyên tắc mọi tầng lớp xã hội đều được đi thi. Chính sách giáo dục của triều Nguyễn trước hết đào tạo các quan chức trung thành với nhà nước Quân chủ chuyên chế. Nếu như thời Gia Long, nhà vua còn dè dặt tổ chức các kì thi thì sang thời Minh Mạng nhà vua chú ý đẩy mạnh giáo dục thi cử cho nên các kì thi hương, thi hội được tổ chức 3 năm một lần. Nội dung học tâp thi cử thời Nguyễn vẫn bó gọn trong tứ thư ngũ kinh, làm thơ phú. Đề thi lịch sử thường lấy những sự kiện trong lịch sử Trung Hoa cổ trung đại

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Từ khi Việt Nam rơi vào tay thực dân Pháp, tình hình giáo dục có nhiều biến đổi, phục vụ nhu cầu cai trị của thực dân Pháp. Sau khi hoàn thành xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp bắt đầu lo đến việc sử dụng giáo dục làm công cụ phục vụ cho sự nghiệp giáo dục của chúng.

Mục đích giáo dục của thực dân Pháp là nhằm đào tạo những người bản xứ phục vụ cho bộ máy cai trị mà trước hết là lo đào tạo đội ngũ thông ngôn cho nên trường học đầu tiên của Pháp mở tại Việt Nam là trường Đại học thông ngôn (1861). Thứ hai là nhằm mục đích đồng hóa nhân dân Việt Nam, biến họ thành những người ngoan ngoãn phục tùng chính quyền thực dân. Thứ ba là nhằm truyền bá tư tưởng nô dịch trong nhân dân cho nên trong nội dung giảng dậy và học tập, thưc dân Pháp giới thiệu mẫu quốc và văn hóa Pháp, ca tụng công ơn người Pháp, tuyên truyền phổ biến chính sách của thực dân Pháp. Với mục đích phục vụ chính sách cai trị, thực dân chủ trương hạn chế mở trường học, ngu dân về giáo duc, đầu độc về văn hóa là một trong những biện pháp cai trị của chính quyền thực dân. Mặt khác nhằm cải tạo dần tầng lớp tri thức cũ, thực dân Pháp thay đổi một số quy chế.

Ngay từ những ngày đầu chiếm chọn Nam Kỳ (1867), thực dân Pháp đã bãi bỏ ngay các kỳ thi chữ Hán và thay vào đó một nền giáo dục Pháp Việt. Năm 1896, Pháp cho mở trường Quốc Tử Giám ở Huế, một năm sau 1897 chúng mở trường Hậu Bổ ở Việt Nam (trường giành riêng cho quan lại Việt Nam) sau khi học song thì bổ nhiệm làm quan

Năm 1917, ở Việt Nam song song tồn tại hai nền giáo dục đó là nền giáo dục cũ có cải cách và nền giáo dục mới - giáo dục Pháp – Việt. Cùng với hai nền giáo dục này bắt đầu xuất hiện hai lớp người đó là cựu học và tân học bài xích lẫn nhau. Nhằm khắc phục tình trạng trên, năm 1917 chính quyền thực dân từng bước thực hiện cuộc cải cách giáo dục lần hai. Sau một thời gian thăm dò chúng quyết định bãi bỏ nền giáo dục cũ cùng với chế độ khoa cử của nó.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

So với giáo dục thời phong kiến thì rõ ràng cá nhân được phát triển hơn về năng lực, trong số đó rất ít là tay sai của Pháp, còn đại đa số đều góp phần xây dựng đất nước, trở thành các nhà cách mạng.

Tại Tuyên Quang, thực dân Pháp mở 1 trường của người Pháp, 1 trường cho người bản xứ ở tỉnh lỵ và 6 trường cấp I ở các thị trấn. Chính sách phân biệt đối xử trong giáo dục của thực dân Pháp làm cho phần lớn con em dân nghèo không thể theo học. Có tới 99% số dân mù chữ, nội dung giáo dục mang tính chất nô dịch rõ rệt nhằm gây tâm lý tự ti, vong bản trong thanh, thiếu niên. Là học sinh Việt Nam, nhưng môn lịch sử lại phải học “Tổ tiên ta là người Gôloa”. Bọn thực dân cố tình bưng bít và ngăn chặn mọi ảnh hưởng của những tư tưởng, sách báo tiến bộ nhằm đẩy nhân dân vào bóng đêm lạc hậu. [1, tr. 33]

1.2.3. Thời kỳ sau Cách mạng Tháng Tám 1945 đến 1985: 1945- 1954; 1954-1975; 1976-1985.

Trường Quốc Học Huế (trường Khải Định có bậc tú tài) trở thành trung tâm điểm cho việc soạn thảo chương trình trung học mà sau này nhiều người Việt Nam trong giới gọi là chương trình Hoàng Xuân Hãn (vì hội đồng soạn thảo chương trình trung học làm việc dưới sự đôn đốc điều khiển trực tiếp của Bộ trưởng Giáo dục – Mỹ Thuật Hoàng Xuân Hãn). Đây là một chương trình trung học Việt Nam đầu tiên được soạn thảo gấp rút trong một thời gian kỷ lục mà vẫn có giá trị và tiến bộ. Chương trình được ban hành bởi Dụ số 67 ngày 3-6-1945 do đương kim hoàng đế Bảo Đại ký và được thực thi ngay với khóa thi Tú tài niên khóa 1944-1945. Đây là khóa thi Tú tài bằng tiếng Việt đầu tiên của chương trình trung học Việt Nam trong lịch sử giáo dục nước ta.

Chương trình này gồm 12 năm học, được áp dụng trên toàn cõi nước ta (từ vùng “Quốc gia” đến vùng kháng chiến) trong thời gian từ năm 1945 đến niên khóa 1952-1953, với các cấp học được phân phối như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bậc Tiểu học: 5 năm từ lớp 1 đến lớp 5

Bậc Trung học 7 năm, chia làm hai cấp: phổ thông 4 năm (gồm 4 lớp: Đệ Nhất, Đệ Nhị, Đệ Tam, Đệ Tứ) và chuyên khoa 3 năm (gồm 3 lớp: Đệ Nhất niên, Đệ Nhị niên và Đệ Tam niên).

Để phù hợp với hoàn cảnh chiến tranh hồi đó, chương trình Hoàng Xuân Hãn đến niên khóa 1951-1952 được thay đổi bằng một chương trình mới gọi là Chương trình phổ thông 9 năm (thời Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên) và được áp dụng ở miền Bắc sau khi đội Liên hiệp Pháp rút khỏi Hà Nội (1955). Chương trình này rút ngắn chỉ còn lại 9 năm với các cấp học được phân phối như sau:

Bậc Tiểu học: 4 năm (từ lớp 1 đến lớp 4) là hết cấp

Bậc Trung học: 5 năm, chia làm hai cấp: phổ thông từ lớp 5, 6, 7 và chuyên khoa từ lớp 8, 9, 10.

Đến năm 1956-1957, chương trình 9 năm được thay thế bằng chương trình phổ thông 10 năm, các cấp học được chia ra làm 3 cấp:

Tiểu học (còn gọi là cấp 1): 4 năm từ lớp 1, 2, 3, 4

Trung học: 6 năm, chia ra 2 cấp: cấp 2 từ lớp 5, 6, 7 và cấp 3 từ lớp 8, 9, 10 Sau năm học 1981-1982 toàn quốc thống nhất chương trình Trung học phổ thông gọi là chương trình Cải cách giáo dục từ lớp 1 đến lớp 12 như hiện nay. [59, tr. 187-188,192-193]

1.2.3.1. Giai đoạn từ 1945 đến 1954

Sau Cách mạng thàng Tám năm 1945 thành công, do chính sách “ngu dân” của thực dân Pháp hơn 90% số dân Việt Nam bị mù chữ. Ở tỉnh Tuyên Quang con số này còn lớn hơn nhiều, nạn dốt trở thành một thứ giặc nguy hiểm được Đảng bộ Tuyên Quang quan tâm giải quyết. Trong một thời gian ngắn, các lớp “bình dân học vụ” đã lôi cuốn mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi, các lớp học phổ thông bắt đầu được xây dựng. Lời kêu gọi của chủ tịch Hồ Chí

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Minh: “những người đã biết chữ hãy dạy những người chưa biết chữ… những người chưa biết chữ hãy gắng sức mà học cho biết”, được quần chúng nhiệt liệt hưởng ứng và là động lực để nhân dân các dân tộc Tuyên Quang cố gắng đánh thắng “giặc dốt”.

Bằng những nỗ lực phi thường, từ đầu năm 1946 trở đi tình hình chung của tỉnh có bước chuyển khả quan: chính quyền cách mạng được giữ vững, củng cố thêm về mọi mặt, nạn đói, nạn dốt bị đẩy lùi một bước quan trọng, sản xuất nông nghiệp được khôi phục và có mặt phát triển hơn trước. Kết quả bước đầu của cuộc đấu tranh chống giặc đói, giặc dốt có ý nghĩa rất lớn. Nó không chỉ đảm bảo sự ổn định của tình hình kinh tế, xã hội mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho chúng ta xây dựng thực lực cách mạng để đối phó với kẻ thù, tạo điều kiện cho nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình, tham gia vào công tác quản lý Nhà nước.

Từ tháng 9-1945 đến tháng 12-1946, dù phải đương đầu với nhiều khó khăn thử thách nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, của Bác Hồ, trực tiếp là Đảng bộ tỉnh, nhân dân Tuyên Quang đã phát huy mạnh mẽ tinh thần cách mạng, làm chủ quê hương, giải quyết tốt những nhiệm vụ trước mắt của cách mạng. Trong hơn một năm đó, đường lối chủ trương của Đảng, của Nhà nước đã được Tỉnh ủy Tuyên Quang vận dụng sáng tạo vào tình hình cụ thể của một tỉnh miền núi. Chính điều đó, kết hợp với tinh thần cách mạng, lòng yêu nước của nhân dân đã tạo nên sức mạnh tổng hợp đưa phong trào cách mạng của tỉnh nhà đi lên, hòa nhập với phong trào chung của cả nước, chuẩn bị mọi mặt cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.[1, tr. 93-94]

Cùng cả nước bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Đảng bộ và nhân dân Tuyên Quang đã nỗ lực hết mình cùng cả nước đánh giặc và lập nhiều chiến công tại Cầu Cả, Bình Ca…Để xây dựng một xã hội mới, công tác xóa nạn mù chữ, phát triển giáo dục, nâng cao trình độ văn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hóa của quần chúng là một yêu cầu cấp bách, nhiệm vụ trọng tâm. Làm tốt công tác đó, Tuyên Quang sẽ mở rộng được tầm hiểu biết, khả năng nhận thức của quần chúng và do vậy tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình vận động cách mạng. Mục tiêu trước mắt của công tác giáo dục trong giai đoạn này là phải làm cho dân biết đọc, biết viết. Bằng những cố gắng lớn lao của cấp ủy, chính quyền và các ngành chuyên môn kết hợp với tinh thần hiếu học, ý thức trách nhiệm trong việc xây dựng chế độ mới của nhân dân đã đem lại những thành quả quan trọng: phong trào bình dân học vụ được mở rộng, ngành giáo dục phổ thông được cải tiến, diện mù chữ ngày càng bị thu hẹp. Phong trào xóa nạn mù chữ không chỉ lan rộng ở vùng thấp, trong đồng bào Kinh, Tày mà còn đi sâu vào vùng cao, vùng xa, trong các dân tộc ít người. Cuối năm 1949 toàn tỉnh đã có 72 trường tiểu học với 94 giáo viên, 3.883 học sinh. Từ tháng 1 đến tháng 10-1949 đã xóa mù chữ cho 3.378 người và có 14.065 người đang theo học bình dân học vụ, thanh toán nạn mù chữ ở 50 thôn và 3 xã Ỷ La (Yên Sơn), Bình Lục (Yên Bình), Tam Đa (Sơn Dương); đào tạo được 61 giáo viên bình dân học vụ, 427 cán bộ xóa mù chữ; mở 18 lớp xóa mù chữ cho đồng bào Dao thuộc Na Hang, Sơn Dương, Hàm Yên. Ngoài ra tỉnh còn xây dựng được một trường trung học với 126 học sinh. Năm 1950 toàn tỉnh đã có 41.796 người được xóa mù chữ. Huyện Sơn Dương là huyện đầu tiên trong toàn quốc đã thanh toán xong nạn mù chữ và chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư khen gợi.

Thực tế công tác giáo dục thời gian này cho ta bài học kinh nghiệm là muốn thành công trong công tác phát triển giáo dục, ngoài việc làm cho nhân dân thấy rõ ích lợi và quyền được học, có sự đầu tư thỏa đáng về mọi mặt, chúng ta còn cần phải có cách thức tổ chức các trường, lớp và chương trình học tập phù hợp với từng địa bàn, từng dân tộc. Đánh giá chung về công tác văn hóa, giáo dục thời kỳ này, Hội nghị đại biểu Đảng toàn tỉnh lần thứ 4 (6- (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1949) đã chỉ rõ: tuy còn một số nhược điểm là nhà trường phân phối không đều, không sát với thực tế, thiếu giáo viên, sách vở, nhất là sách giáo khoa và tài liệu bằng tiếng địa phương…nhưng phải thấy rõ rằng phong trào học tập của quần chúng rất cao: “Người nào cũng muốn học, cán bộ muốn học, quần chúng muốn học, người thợ muốn học, cả đến đồng bào (dân tộc ít người) cũng đi học, các sách vở chỉ lưu hành ở thành thị trước đây đã thâm nhập cả vào thôn quê, báo chí xuất bản ngày một nhiều nhưng vẫn chưa đáp ứng kịp với sự đòi hỏi của nhân dân” [1, tr. 134-135]

Tiếp tục khắc phục hậu quả do “chính sách ngu dân” của thực dân Pháp để lại và đẩy mạnh quá trình nâng cao trình độ dân trí, tỉnh Tuyên Quang tập trung chỉ đạo công tác xóa nạn mù chữ (nhất là đối với đồng bào thiểu số và cán bộ, công nhân viên), mở thêm nhiều loại hình trường lớp cho phù hợp với nhiệm vụ phổ cập giáo dục, đồng thời nâng cao trình độ, chất lượng các cấp học. Để phục vụ cho sự nghiệp giáo dục, năm 1952 tỉnh đã mở 10 lớp đào tạo giáo viên sơ cấp, giảng viên xung phong và giảng viên dự bị với 178 học viên. Toàn tỉnh mở được 20 lớp xóa mù, củng cố 33 lớp dự bị bổ túc, 1 lớp văn hóa cho cán bộ xã, 4 lớp bổ túc văn hóa tại 4 xí nghiệp, thanh toán nạn mù chữ cho 4.616 người. Công cuộc xóa nạn mù chữ cho cán bộ xã phát triển mạnh do chúng ta tích cực đào tạo giáo viên bình dân học vụ. Năm 1954, tỉnh đào tạo được 732 giáo viên, trong đó ¾ là người miền núi, cung cấp đủ tài liệu cho giáo viên và sách văn quốc ngữ cho cán bộ xã. Từ năm 1950 đến năm 1952, tỉnh đã đạt được thành tích lớn: thanh toán xong nạn mù chữ ở 2 huyện Yên Bình và Sơn Dương, 1/3 số xã của huyện Yên Sơn cùng nhiều thôn xóm ở các huyện. Toàn tỉnh có hơn 80.000 người đã thoát nạn mù chữ, các trường phổ thông phát triển mạnh mẽ với chất lượng giáo dục tốt. Năm 1952, toàn tỉnh có 2 trường phổ thông cấp II với 24 giáo viên, 1.016 học sinh và 94 trường phổ thông cấp I với 119 giáo viên, 7.776 học sinh, trong đó có 2.758

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

học sinh là người dân tộc thiểu số. Ngoài ra tỉnh còn có 675 học sinh cấp I và cấp II theo học các trường tư thục. Ở địa bàn nông thôn, các lớp cấp I được nhân rộng. Một số địa phương đã mở được trường cấp II như xã An Lạc (Chiêm Hóa), Chân Sơn (Yên Sơn). Trường cấp III đã có có 1 lớp 8 với 57 học sinh. Tính đến năm 1954, toàn tỉnh đã có 110 trường phổ thông gồm 403 lớp, 264 giáo viên, 10.716 học sinh (so với thời Pháp, Nhật tăng 17 lần). [1, tr. 172]

Bên cạnh vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục, tỉnh còn chú trọng bồi dưỡng chính trị cho giáo viên. Năm 1954, các lớp học tập chính trị được tổ chức. Tỉnh tăng cường mở rộng công tác thực tập sư phạm, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy giữa giáo viên các trường. Nội dung các chủ trương, chính sách lớn của Đảng và chính phủ được đưa vào chương trình giảng dạy trong nhà trường. Công tác đào tạo giáo viên và học sinh miền núi thực sự trở thành vấn đề sống còn của giáo dục. Hai lớp đào tạo giáo viên cấp I (năm 1954) đã có 45 trong số 68 học viên là người miền núi. Có 2.700 trong số 7.479 học sinh cấp I và 95 trong số 965 học sinh cấp II, là con em đồng bào miền núi. Tuy vậy, so với yêu cầu phát triển trình độ dân trí miền núi thì số lượng học sinh miền núi đến trường còn thấp. [1, tr. 173]

1.2.3.2. Giai đoạn từ 1954 đến 1975

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7-5-1954) của quân dân ta đã buộc thực dân Pháp phải ký Hiệp định Giơnevơ (21-7-1954), hòa bình được lập lại ở Đông Dương, cách mạng Việt Nam bước vào giai đoạn mới, có đặc điểm nổi bật là đất nước tạm thời bị chia cắt làm hai miền: miền Bắc hoàn toàn giải phóng bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; miền Nam tiếp tục cuộc đấu tranh hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thực hiện thống

Một phần của tài liệu Giáo dục trung học phổ thông tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 1986 đến 2010 (Trang 34 - 81)