Là một tỉnh miền núi có nhiều dân tộc cùng sinh sống, kinh tế còn nghèo nàn, trình độ dân trí còn thấp kém. Đại đa số đồng bào các dân tộc thiểu số sống rải rác trên các triền đồi, sườn núi hay quần cư thành bản làng dưới các thung lũng ven các con sông suối. Tập quán canh tác còn rất thô sơ, lạc hậu, chủ yếu dựa vào tự nhiên. Qua các triều đại phong kiến, Tuyên Quang như một “trấn biên” che chở cho “kinh trấn”. Tính tự trị, tự cấp, tự túc cùng các hủ tục phong kiến còn tồn tại đan xen đè nặng lên vai đồng bào các dân tộc, đó là điều kiện lý tưởng cho tầng lớp quan lại, thổ ty địa phương hoành hành, tác oai tác quái áp bức bóc lột nhân dân thậm tệ
1.1.4.1. Xã hội Tuyên Quang dƣới ách thống trị của thực dân Pháp.
Cuối thế kỷ XIX, sau khi đã cơ bản kết thúc giai đoạn vũ trang xâm lược, thực dân Pháp bắt tay ngay vào việc cai trị, vơ vét bóc lột nhân dân. Một bộ máy thống trị mới được thiết lập với sự kết chặt chẽ giữa thực dân Pháp với bọn phong kiến địa chủ, thổ ty để thiết lập bộ máy cai trị từ tỉnh tới huyện, xã theo chế độ quân sự quản chế. Về cơ bản bộ máy cai trị ở đây chia làm hai
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
hệ thống, một hệ thống quan lại người Pháp gồm có chánh sứ đứng đầu tỉnh cho đến ác quan chức đứng đầu các cơ quan công sở ở tỉnh, ở phủ, huyện…và một hệ thống cai trị người Việt. Thực chất thực dân Pháp vẫn giữ nguyên bộ máy cai trị cũ gần như không thay đổi xáo trộn gì, trên danh nghĩa họ vẫn thuộc Nam triều nhưng thực tế đều là tay sai, bù nhìn cho Pháp, bao gồm: Tuần phủ đứng đầu tỉnh, Tri phủ đứng đầu các phủ, huyện; ở các thôn xã có Lý trưởng, Xã trưởng giúp việc…Ngay từ đầu Pháp thuộc, nhân dân tỉnh Tuyên Quang chịu nhiều đắng cay, khổ cực dưới ách cai trị của bọn đế quốc, phong kiến. Để bảo vệ cơ quan thống trị, bóc lột công nhân, nông dân và nhân dân lao động, đàn áp phong trào nổi dậy của quần chúng, thực dân Pháp đã xây dựng một hệ thống đồn bốt dày đặc khắp nơi trong tỉnh. Riêng thị xã Tuyên Quang có 1 tiểu đoàn lính lê dương, 1 trại lính khố xanh, 1 trại lính khố đỏ cùng với 1 sở Cẩm, 1 bóp Sen Đầm và 1 trại giam. Ngoài ra chúng còn dựng lên đồn Bắc Mục (Hàm Yên), đồn Đăng Châu (Sơn Dương) và hàng loạt bốt nhỏ rải rác ở các châu với hàng trăm lính dõng. Bên cạnh những tên cẩm mặc áo nghề nghiệp, chúng còn có một mạng lưới mật thám người Pháp và người Việt để săn lùng các “hoạt động chống đối”. Dựa vào bộ máy cai trị hà khắc, lập ra đầy đủ các cơ quan như: kho bạc, nhà thương, nhà đoan, trường canh nông, kiểm lâm, lâm trường, bưu điện, lục lộ.. thực dân Pháp chỉ nhằm một mục đích duy nhất là vơ vét của cải, bần cùng hóa đời sống nhân dân địa phương. Chúng tiến hành khai thác mỏ kẽm, mỏ than, khai thác tài nguyên rừng, chiếm đoạt hầu hết ruộng đất tốt của nông dân để lập ra hàng chục đồn điền để bóc lột nông dân. Cùng với việc duy trì các thủ đoạn bóc lột của chế độ phong kiến, thổ ty, thực dân Pháp đã thực hiện triệt để phương thức bóc lột vô cùng nặng nề, tinh vi và rất dã man của chủ nghĩa tư bản. Hai kiểu bóc lột cùng tồn tại và được sử dụng tàn bạo như hai chiếc thòng lọng thít chặt lấy dời sống vốn đã cơ hàn của đồng bào trong tỉnh. Đời sống dân nghèo càng trở
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
nên quẫn bách khi bọn thực dân, phong kiến đè nặng lên đầu họ hàng loạt thứ thuế bất công, chế độ phu phen, tạp dịch nặng nề và nạn cho vay nặng lãi. Ngoài thuế đinh, thuế điền, thuế trâu, bò, thuế rượu, thuế muối…, chúng còn đặt ra nhiều thứ thuế vô lý như: thuế ngựa thồ, thuế tay dao, thuế gia ốc (thuế khói lửa), thuế nuôi quân…Hiểm độc hơn, thực dân Pháp còn độc quyền 3 mặt hàng: muối, rượu và thuốc phiện để khống chế nhân dân.
Những chính sách cai trị, khai thác thuộc địa, bóc lột dã man của thực dân Pháp đã làm cho tình hình xã hội ở Tuyên Quang biến động sâu sắc, làm xuất hiện những giai cấp, tầng lớp mới và những mâu thuẫn giai cấp mới.
Giai cấp tư sản gồm các nhà buôn, chủ hãng ô tô, chủ thầu khoán, tư sản kiêm địa chủ.. đa số tư sản buôn bán là Hoa Kiều. Họ buôn bán theo lối tư bản chủ nghĩa nhưng hàng ít, vốn nhỏ lại bị tư sản Pháp chén ép, thuộc loại tư sản nhỏ, họ ít nhiều có tinh thần dân tộc, có thái độ không hòa hợp với chính sách độc uyền và o ép của Pháp.
Tiểu tư sản ở Tuyên Quang có nhiều tầng lớp: tầng lớp tiểu thương, tiểu chủ gồm những người hoạt động dịch vụ và làm nghề thủ công như thợ may, chủ hiệu đóng giày, cắt tóc và buôn bán nhỏ… Đời sống của họ rất bấp bênh do giá cả đắt đỏ, thuế khóa nặng nề và đặc biệt là sự chèn ép của giai cấp tư sản.
Giai cấp địa chủ ở Tuyên Quang phần lớn xuất thân từ nông dân miền xuôi lên. Do tháo vát, có kinh nghiệm tổ chức canh tác…nên đời sống của họ nhanh khấm khá lên, họ tậu ruộng, thuê tá điền, dần dần phát triển thành địa chủ. Một số ít địa chủ xuất thân từ thương nhân hoặc quan chức, tay sai của Pháp, họ bỏ tiền và dựa vào thế lực thực dân để lập đồn điền. Lớp địa chủ này có nhiều quyền lợi gắn chặt với thực dân Pháp. Ngoài địa chủ người Việt, còn có địa chủ người Pháp, bọn này ít trực tiếp quản lý, thường giao cho người Việt trông nom. Nói chung địa chủ người Việt ở Tuyên Quang không lớn, bóc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
lột nông dân bằng địa tô, vừa bị người Pháp chèn ép vừa gắn bó quyền lợi với thực dân.
Giai cấp nông dân ở Tuyên Quang có đặc diểm chung của giai cấp nông dân Việt Nam. Ngoài ra, do sống ở vùng núi hẻo lánh, giao thông khó khăn, kinh tế tự cấp, tự túc lại bị kìm hãm trong vòng tối tăm, lạc hậu, mê tín…nên nông dân các dân tộc vô cùng cực khổ. Nhiều nơi họ bị thổ ty áp bức, bóc lột theo kiểu lãnh chúa phong kiến hoặc theo kiểu nô lệ. Là tỉnh miền núi có nhiều dân tộc, do đó vấn đề giải phóng nông dân ở Tuyên Quang phải gắn bó vấn đề giải phóng các dân tộc thiểu số. Trải qua quá trình sinh sống và lao động sản xuất,dù bị áp bức, khổ cực song họ vẫn giữ được bản sắc, ý thức cộng đồng dân tộc sâu sắc và đều căm thù bọn thực dân xâm lược, phong kiến, có nguyện vọng được tự do, độc lập muốn đấu tranh giải phóng quê hương, làng bản.
Giai cấp công nhân ở Tuyên Quang được hình thành cùng với sự ra đời của các hầm mỏ, cơ sở kinh doanh của thực dân Pháp và giai cấp tư sản. Đa số họ là nông dân các tỉnh miền xuôi do bị cướp ruộng, bần cùng hóa nên phải rời bỏ quê hương lên Tuyên Quang vào làm trong các hầm mỏ (mỏ kẽm Tràng Đà, mỏ kẽm Đầm Hồng, mỏ than Tuyên Quang và các công ty, hãng buôn). Một số rất ít là công nhân mỏ Vàng Danh (Quảng Ninh) chuyển về và dân địa phương. Giai cấp công nhân Tuyên Quang có mối liên hệ sâu sắc và trực tiếp với làng quê, họ còn mang nặng tâm lý nông dân. Mặt khác, ngay từ đầu họ sống tập trung ở các mỏ than, mỏ kẽm, sở điện. Sống tại các trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của tỉnh, phương thức làm việc ít nhiều có tiếp xúc với máy móc, cơ giới vì thế họ nhanh chóng hình thành “chất vô sản” trong mỗi người. Trong vùng nông thôn, họ bị giai cấp địa chủ bóc lột, đến khu mỏ nhà máy họ phải bán sức lao động với giá rẻ mạt. Hơn ai hết, giai cấp vô sản nhận rõ bộ mặt thật của giai cấp bóc lột chính vì thế họ là giai cấp cách mạng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
nhất, khao khát được giác ngộ cách mạng và tập hợp dưới ngọn cờ lãnh đạo của đội tiên phong của giai cấp mình. Giai cấp công nhân Tuyên Quang thực sự là lực lượng tiên phong, nòng cốt trong phong trào cách mạng ở địa phương.
Như vậy, xã hội Tuyên Quang dưới ách thống trị của thực dân Pháp là một xã hội mang tính chất chung của xã hội Việt Nam – xã hội thuộc địa nửa phong kiến và có đầy đủ những mâu thuẫn cơ bản của nó tuy có nét khác nhau về hình thức và mức độ.
1.1.4.2. Xã hội Tuyên Quang từ khi có Đảng
Sống dưới ách thống trị của thực dân phong kiến đời sống của đồng bào các dân tộc tỉnh Tuyên Quang vô cùng cực khổ, điêu đứng. Bị bóc lột đến cùng cực nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang luôn nuôi chí căm thù, sẵn sàng vùng lên đấu tranh giành quyền sống, giành độc lập tự do. Dưới ánh sáng của Đảng, nhân dân Tuyên Quang được tuyên truyền giác ngộ tinh thần yêu nước, lòng căm thù đế quốc, phong kiến, chống lại sự áp bức, bóc lột của chủ mỏ, chủ đồn điền…Các tổ chức: Thanh niên dân chủ, Hội ái hữu thợ thuyền, Nông dân tương tế…lần lượt ra đời, tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân đấu tranh chống ách thực dân phong kiến.
Chịu ảnh hưởng của phong trào đấu tranh của nhân dân cả nước và nhân dân các tỉnh bạn, từ những năm 30 của thế kỷ XX, nhân dân các dân tộc Tuyên Quang đã vùng dậy đấu tranh chống lại bọn thống trị. Điển hình là cuộc đấu tranh chống thuế tại đồn điền Roayđơba của nông dân thôn Khe Thuyền (xã Văn Phú huyện Sơn Dương) năm 1935. Tuy còn lẻ tẻ và mang tính chất tự phát song cuộc đấu tranh thời kỳ này đã báo hiệu một phong trào đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân Tuyên Quang khi ánh sáng cách mạng rọi tới.
Cách mạng tháng Tám thành công, đất nước bước ngay vào cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp, nhân dân Tuyên Quang đã làm tròn sứ mệnh thiêng liêng là thủ đô của cuộc kháng chiến, đùm bọc, che trở, bảo vệ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
an toàn tuyệt đối cho Chủ tịch Hồ Chí Minh và các cơ quan trung ương Đảng, góp phần quan trọng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
1.1.5. Dân cƣ và truyền thống hiếu học
Là tỉnh đất rộng người thưa với nhiều dân tộc thiểu số cùng sinh sống trên mảnh đất có truyền thống lịch sử lâu đời, Tuyên Quang từ xa xưa đã có sự tồn tại của con người. Tại nơi đây các nhà khảo cổ học đã tìm thấy những di vật của con người nguyên thủy như: rìu đá, mũi giáo, xương trâu hóa thạch….thuộc thời kỳ đá mới, bên cạnh đó còn tìm thấy các công cụ bằng đồng. Qua các di vật tìm thấy có thể khẳng định rằng cách đây hàng vạn năm, các bộ tộc người cổ đại đã từng sinh sống tại nơi đây, tuy nhiên ban đầu số lượng còn ít chủ yếu là đồng bào các dân tộc thiểu số.
Theo số liệu điều tra dân số ngày 1 – 4 - 2009 dân số Tuyên Quang có 727.505 người, thuộc 22 thành phần dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó đông nhất là người Kinh có 32.033 người chiếm 44,9%, dân tộc Tày có 172.136 người chiếm 23,6%, dân tộc Dao có 77.015 người chiếm 10,5%, dân tộc Sán Chay có 54.095 người chiếm 7,4%....Mật độ dân số trung bình khoảng 100 người km2, phần lớn đồng bào sống tập trung ở vùng thấp, ven sông và các thị trấn, thành phố, ở vùng cao dân cư thưa thớt.
Dân tộc Kinh có số lượng lớn nhất trong kết cấu dân cư của tỉnh. Về nguồn gốc lịch sử tộc người, người Kinh lên Tuyên Quang theo nhiều con đường khác nhau, họ hầu hết là người miền xuôi, có bộ phận là dân nghèo tha phương cầu thực lên miền núi để tìm kế sinh nhai, có bộ phận là quan quân, con cháu họ hàng của triều đình phong kiến lên trấn giữ ở địa phương. Sự di cư của người Kinh lên Tuyên Quang diễn ra liên tục, nhất là từ thời Lê sơ đã từng có một đội quân gọi là “thần tốc phên thần” được cử lên trấn thủ biên cương và triệu tập cư dân địa phương ổn định đời sống. Về phân bố người
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Kinh sống chủ yếu ở vùng đồng bằng của tỉnh, những nơi thuận lợi về giao thông, buôn bán, trồng trọt.
Dân tộc có số dân lớn thứ hai ở Tuyên Quang là người Tày. Cũng như người Kinh, người Tày có mặt từ rất lâu đời, tổ tiên của họ vốn là cư dân bản địa ở Bắc Việt Nam và miền giáp gianh biên giới Việt – Trung. Người Tày còn có tên là người “Thổ” (thổ chỉ thổ dân, người bản xứ). Cũng như người Tày ở các vùng khác, người Tày ở Tuyên Quang lấy nông nghiệp trồng trọt và phương thức canh tác làm ruộng nước, kết hợp gieo trồng trên đất dốc và sườn đồi làm nguồn sống chính. Các hoạt động mưu sinh khác như chăn nuôi, thủ công gia đình, trao đổi buôn bán, săn bắn, hái lượm đều là những hoạt động kinh tế mang tính hỗ trợ.
Mặc dù mỗi thành phần dân tộc ở Tuyên Quang mang những đặc điểm riêng về tiếng nói, chữ viết, trình độ sản xuất nhưng việc hòa nhập trong một cộng đồng và chung sống trên một lãnh thổ đã tạo điều kiện cho sự giao lưu tiếp xúc giữa các tộc người cấu thành một bức tranh văn hóa đa màu sắc.
Là một tỉnh miền núi kinh tế còn chậm phát triển, nhưng Tuyên Quang luôn coi trọng giáo dục là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu. Tính đến năm 2002 tỉnh đã thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học xong cho 100% số xã và đang tiếp tục hoàn thành chương trình phổ cập trung học trong toàn tỉnh. Cả tỉnh đến năm 2010 có 28 trường trung học phổ thông, là nơi đào tạo những con người có học vấn phổ thông hoàn chỉnh, có phẩm chất và năng lực cần thiết về mọi mặt của cuộc sống, vừa chuẩn bị nguồn cho giáo dục chuyên nghiệp và đại học, vừa sẵn sàng tham gia lao động vào cuộc sống xã hội, là nguồn lực quan trọng của tỉnh nhà trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay.
1.2. Tình hình giáo dục tỉnh Tuyên Quang trƣớc năm 1986 1.2.1. Thời phong kiến
Từ đầu công nguyên, chính quyền đô hộ đã du nhập chữ nho, mở trường dạy học trên đất Âu Lạc và cũng từ đó tổ tiên chúng ta ngày trước bắt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
đầu học chữ Hán từ thời Bắc thuộc, việc giáo dục có hình thức từ thời Sĩ Nhiếp nhưng với quan niệm là công cụ đồng hóa của giai cấp thống trị ngoại tộc, nhân dân ta đã chống lại. Cho đến thế kỷ X khi đất nước ta đã độc lập, mặc dù chữ Hán đã trở thành chữ viết chính thức nhưng số người biết chữ, biết nho học còn ít. Với mong muốn tăng nhanh trình độ học vấn của quan chức, ngay từ đầu nhà Lý đời Lý Nhân Tông, nhà vua mở khoa thi Tam
Trường để kén chọn người học rộng, sáng suốt và thông kinh điển ra làm
quan. Đây là khoa thi đầu tiên trong lịch sử giáo dục và khoa cử nước nhà vào năm Ất Mão (1075). Năm 1076 cho lập Quốc Tử Giám (trường Đại học đầu tiên ở nước ta) là nơi đào tạo và lựa chọn nhân tài cho đất nước. Ở địa phương