Vinh Thanh trong cách mạng tháng Tám năm 1945

Một phần của tài liệu phong trào yêu nước và cách mạng của nhân dân xã vinh thanh, huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế giai đoạn 1930 – 1945 (Trang 34 - 47)

6. Bố cục

3.3 Vinh Thanh trong cách mạng tháng Tám năm 1945

Đầu tháng 8 – 1945, tình hình cách mạng chuyển biến theo hướng có lợi cho ta, mọi công tác chuẩn bị cho cách mạng Tháng Tám gần như hoàn tất, khí thế cách mạng sôi sục khắp nơi báo hiệu cho một cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền sắp diễn ra.

Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh, càng chủ động thời cơ phát động toàn dân khởi nghĩa, không thụ động chờ lệnh Trung ương. Các huyện khởi nghĩa trước rồi kéo về Huế khởi nghĩa.

Đêm 19 – 8 – 1945 Lệnh tổng khởi nghĩa được truyền đến mọi nhà nhân dân xã Vinh Thanh không kể trẻ, già, trai, gái đều tay cầm gậy gộc, giáo mác, tay cầm đuốc kéo thành đoàn bao vây đình làng, chiếm giữ trụ sở Hương lý, bao vây nhà Lý trưởng. Ngay trong đêm đó, toàn bộ chính quyền về tay quần chúng cách mạng. Rạng ngày 20 – 8 – 1945, đồng chí Trần Thanh Chữ và một số đồng chí khác làm thủ tục tước ấn hiệu của Lý trưởng và cùng đoàn người ở thôn tuần hành thị uy kéo lên thôn Xuân Thiên, Kế Võ theo hướng Cự Lại, An Dương, Hoà Xuân, đoàn biểu tình dừng lại ở các thôn để diễn thuyết, chấp nhận sự đầu hàng của chính quyền địa phương, những ngày hôm đó làng Hà Thanh (Vinh Thanh ngày nay) được gọi là “Hội lớn” của Tổng Kế Mỹ.

Phong trào cách mạng sôi sục của quần chúng đã làm cho đại bộ phận lực lượng của đoàn Thanh niên Việt Nam phải đi theo Việt Minh. Số lớn thanh niên đã gia nhập đoàn Thanh niên cứu quốc. Số đông thủ lĩnh các cấp đều tự thấy bất lực. Được cán bộ Việt Minh đến tuyên truyền, thuyết phục, họ xin đi theo cách mạng. Một số ít thủ lĩnh huyện Hương Thuỷ, Phú Vang có chiều hướng chống đối, tranh giành ảnh hưởng với Việt Minh đều lập tức bị quần chúng đả kích, bị cô lập cho nên cũng không hoạt động được gì. Nói chung ta nắm được toàn bộ lực lượng Thanh niên Việt Nam cho nên việc xoá bỏ tổ chức này được tiến hành không có gì khó khăn [4, tr. 59].

Ở Vinh Thanh, mãi đến sau cuộc hội nghị đầm Cầu Hai, được tỉnh và huyện tăng cường thêm cán bộ, huyện mới đẩy mạnh phong trào lên kịp với tình hình. Nhưng do việc phân công phụ trách từng khu vực thiếu sự lãnh đạo thống nhất, phong trào không đồng đều, không thành lập được uỷ ban khởi nghĩa toàn huyện. Ngày 20 – 8 – 1945 các đồng chí phụ trách 3 tổng Mậu Tài, Ngọc Anh, Dương Nổ mới nhận được chỉ thị của tỉnh cho biết là huyện phải khởi nghĩa trước ngày 23 để sau đó kéo về Huế giành chính quyền tỉnh. Ngày 21, các đồng chí ở đây huy động quần chúng đi giành chính quyền ở các xã trong ba tổng đó đồng thời cử người đi liên lạc với Uỷ ban Việt Minh huyện, họp bàn việc thành lập Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời huyện. Ngày 23, sau khi thuyết phục được viên huyện trưởng, quần chúng kéo về huỵên và kéo luôn về Huế dự cuộc tổng biểu tình thành lập chính quyền tỉnh. Đồng chí Nguyễn Điệt được cử làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời, đồng chí Đỗ Tram làm chủ nhiệm Việt Minh huyện [4, tr. 65].

Kể từ 6 giờ sáng ngày 23 – 8 – 1945, chế độ phong kiến tồn tại hơn mấy trăm năm ở làng Hà Thanh và chính quyền thực dâ tồn tại gần một trăm năm đã

vĩnh viễn bị xoá bỏ. Chính quyền cách mạng, chính quyền của nhân dân thành lập và ngày càng được củng cố phát triển vững mạnh, đủ sức lãnh đạo nhân dân xây dựng chế độ mới, cuộc sống mới, nhân dâ phấn khởi đoàn kết một lòng theo Đảng bảo vệ chính quyền, bảo vệ thành quả cách mạng, chuẩn bị vững vàng cho công cuộc chiến đấu mới trường gian khổ để bảo vệ độc lập tự do cho quê hương, đất nước. Cũng như nhân dân toàn tỉnh và huyện, nhân dân xã Vinh Thanh đã sống trong những ngày hội lịch sử náo nức, tưng bừng.

Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở huyện Phú Vang nói chung và xã Vinh Thanh nói riêng là kết quả của việc thực hiện một cách chủ động và sáng tạo các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương Đảng về cuộc vận động giải phóng dân tộc. Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Tỉnh uỷ, Đảng bộ Phú Vang đã tranh thủ thời cơ tốt nhất, vận dụng sách lược mềm dẻo để phân hoá, áp đảo kẻ thù, phát huy sức mạnh của toàn thể nhân dân.

Cách mạng tháng Tám đã thành công trên đất Vinh Thanh, sự kiện này đánh dấu bước thay đổi của nhân dân Vinh Thanh từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ đất nước. Cách mạng tháng Tám thắng lợi đã mở ra chân trời mới cho nhân dân Vinh Thanh. Từ đây, nhân dân Vinh Thanh có đủ quyền độc lập tự do.

Như vậy là sau những ngày chuẩn bị, bằng sức người và sức của, việc giành chính quyền ở tỉnh, huyện và địa phương xã Vinh Thanh đã thắng lợi trọn vẹn. Nhân dân xã Vinh Thanh cùng với nhân dân huyện Phú Vang đã đoàn kết, cùng nhau khởi nghĩa giành chính quyền dưới sụ chỉ đạo của Trung ương. Nhân dân Vinh Thanh từ nay thực sự đứng lên làm chủ vận mệnh của đất nước, của làng quê mình.

Qua 15 năm đấu tranh cách mạng, nhân dân Vinh Thanh với ý chí quật cường, truyền thống yêu nước đã vươn lên không ngừng, đóng góp công lao to lớn trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và trực tiếp là chi bộ Đảng xã Phú Ngạn đã đưa ngon cờ giải phóng dân tộc lên cao hơn, giúp nhân dân xã nhà đấu tranh giành độc lập dân tộc

KẾT LUẬN

Ngay từ thế kỷ XV, khi di cư đến vùng đất mới, người dân Vinh Thanh đã sớm phát huy truyền thống lao động cần cù, sáng tạo thông minh, mưu trí tuyệt với để tạo nên vùng đất trù phú, to lớn, đẹp đẽ như ngày nay. Bản chất tốt đẹp này đã được truyền từ đời này sang đời khác, ngày càng được phát triển thêm, phong phú hơn.

Có thể nói, những năm tháng tủi nhục bị thực dân Pháp xâm lược, thống trị, người dân xã Vinh Thanh cũng như nhân dân cả nước không có một ngày nào được sống trong tự do, ấm no, hạnh phúc. Trong màn đêm bao phủ đó, thời khắc Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, đã đem lại cho người dân nơi đây ánh sáng về con đường giải phóng dân tộc, giải phóng quê hương. Với truyền thống yêu nước nồng nàn, nhân dân Vinh Thanh đã sớm giác ngộ lý tưởng của Đảng, nhanh chóng trở thành những người cộng sản ngay trên quê hương mình, chịu đựng mọi sự hy sinh gian khổ, gây dựng lực lượng, phát triển phong trào cách mạng, nổi dậy giành chính quyền. Từ thế hệ này sang thế hệ khác, những trang sử hào hùng đó ngày càng được lớp lớp con cháu viết thêm những trang mới oanh liệt hơn.

Xuất phát từ đặc điểm tình hình tự nhiên và một vùng đất thuận lợi về mặt giao thông, địa bàn chiến lược nằm trên con đường bộ Bắc – Nam, nên Vinh Thanh là nơi có điều kiện tiếp thu sớm các trào lưu tư tưởng văn hóa từ khắp mọi miền đất nước. Tuy vậy, nếu nói điều kiện tự nhiên là vấn đề quan trọng thì phải thừa nhận vai trò quyết định của yếu tố con người. Chính cái “thiên thời, địa lợi” ấy đã gặp cái “nhân hòa” tạo nên ở đây bao điều kỳ diệu đáng nói, đáng khâm phục. Với truyền thống tốt đẹp đó, đã tạo tiền đề vững chắc để cán bộ và nhân dân xã Vinh Thanh tiếp tục tô thắm trang sử anh hùng của xã.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Phú Vang (1999), Đảng bộ huyện Phú Vang 65 năm đấu tranh và xây dựng (1930 – 1995), Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội. 2. Ban Nghiên cứu lịch sử làng Vinh Thanh, Lịch sử xã Vinh Thanh từ khi thành lập

đến cách mạng tháng Tám, tập 1(Viết tay).

3. Ban Chấp hành Đảng bộ Thừa Thiên Huế (1995), Lịch sử Đảng bộ Thừa Thiên Huế, tập I (1930 – 1954), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

4. Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng tỉnh Thừa Thiên, Sơ thảo Lịch sử cách mạng tháng Tám Thừa Thiên Huế.

5. Trần Bá Đệ (1992), Lịch sử Việt Nam 1930 – 1945, Trường đại học Sư phạm I, Hà Nội.

6. Hồ Chí Minh (1960), Tuyển tập, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội.

7. Trần Huy Liệu (1976), Ngọn cờ giải phóng, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội.

8. Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế (2005), Địa chí Thừa Thiên Huế, Phần Lịch sử, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội.

9. Nguyễn Thị Nga, Tìm hiểu di tích lịch sử văn hoá xã Vinh Thanh, Niên luận năm 3 (2004), trường Đại học Khoa học Huế.

10. Nguyễn Thị Thuỳ Nhung, Công cuộc đổi mới và phát triển quê hương xã Vinh Thanh giai đoạn 1986 – 2008, Niên luận năm 3 (2007), trường Đại học Khoa học Huế.

Nhân chứng:

11. Hoàng Châu, sinh năm 1925, thôn 5, xã Vinh Thanh, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.

12. Nguyễn Chúc, thôn 1, xã Vinh Thanh, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. 13. Nguyễn Choắc, thôn 2, xã Vinh Thanh, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. 14. Ông Hói, thôn 2, xã Vinh Thanh, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. 15. Nguyễn Khắc Thắng, 78 tuổi, số nhà 34, đường Yết Kêu, thành phố Huế. 16. Nguyễn Ý, thôn 1, xã Vinh Thanh, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.

PHỤ LỤC

Hình 1: Bia tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ(Xã Vinh Thanh) Nguồn: Lê Thị Trang (Ngày chụp: 07/04/2014)

Hình 2: Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ (Xã Vinh Thanh) Nguồn: Lê Thị Trang (Ngày chụp: 07/04/2014)

Hình 3: Ông Hoàng Châu, thôn 5, xã Vinh Thanh Nguồn: Lê Thị Trang (ngày chụp: 07/04/2014)

Hình 4: Ông Hói, thôn 2, xã Vinh Thanh Nguồn: Lê Thị Trang (07/04/2014)

Hình 5: Chùa Hà Thanh (xã Vinh Thanh) Nguồn: Lê Thị Trang (Ngày chụp: 07/04/2014)

Danh sách liệt sĩ thời chống Pháp

(Phòng văn hóa thông tin xã Vinh Thanh, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế)

STT Họ và tên Năm sinh Ngày, tháng, năm hy sinh Cấp bậc chức vụ lúc hy sinh Đơn vị công tác 1 Trần Bản 1925 1948 Cán bộ VHTT Xã Phú Ngạn 2 Hồ Bon 1918 1948 Cán bộ cơ sở Xã Phú Ngạn

3 Dương Chí Cam 1929 8/1948 Đội viên du kích Xã Phú Ngạn

4 Trần Cò 1927 1947 Hạ sĩ, tiểu đội

trưởng

Tỉnh đội Th Thiên

5 Nguyễn Cống 1904 1947 Cán bộ cơ sở Xã Phú Ngạn

6 Hồ Văn Chẹp 1924 9/1948 Hội ND cứu quốc Xã Phú Ngạn

7 Lê Bá Chế 1894 1947 B 1 chiến sĩ Huyện Phú

Vang

8 Trần Diêu 1919 1948 Cán bộ cơ sở Xã Phú Ngạn

9 Nguyễn Duyệt 1921 1947 B1 chiễn sĩ Tỉnh đội Th

Thiên

10 Đỗ Dực 1929 1949 Đội viên du kích Xã Phú Ngạn

11 Nguyễn Dực 1921 1948 Đội viên du kích Xã Phú Ngạn 12 Dương Chí Đãi 1925 1947 Cán bộ cơ sở Xã Phú Ngạn

13 Trần Thanh Đàm 1927 1947 B1 chiễn sĩ Huyện Phú

Vang

14 Trần Đệ 1924 1948 B trưởng du kích Xã Phú Ngạn

15 Trần Điềm 1924 12/1947 Đội viên du kích Xã Phú Ngạn

16 Trần Điền 1926 1949 B1 chiễn sĩ Tỉnh đội Th

Thiên

17 Trần Đống 1923 1948 Hội cứu quốc Xã Phú Ngạn

18 Huỳnh Đổng 1921 2/1949 Đội viên du kích Xã Phú Ngạn 19 Nguyễn Văn

Đổng 1914 11/1948 Cán bộ cơ sở Xã Phú Ngạn

20 Nguyễn Công Đũ 1929 1952 Đoàn cứu quốc Xã Phú Ngạn

21 Dương Gồ 1931 12/1950 Trung sĩ Quân khu 4

22 Trần Văn Giáng 1924 1950 Cán bộ cơ sở Xã Phú Ngạn 23 Nguyễn Giáp 1927 5/1951 Công an viên Xã Phú Ngạn 24 Nguyễn Hảo 1924 9/2/1947 Tiểu đội trưởng du

kích Xã Phú Ngạn

25 Dụng Hoàng 1921 5/1954 B trưởng Quân khu 4

Hội

27 Đỗ Hởi 1902 1953 Cán bộ MT Xã Phú Ngạn

28 Nguyễn Công

Huống 1922 1947 Cán bộ cơ sở Xã Phú Ngạn

29 Nguyễn Kha 1924 20/2/1949 Đội viên du kích Xã Phú Ngạn 30 Hồ Khách 1901 2/1947 Hội viên P lão cứu

quốc Xã Phú Ngạn

31 Trần Kham 1918 1950 Hạ sĩ tiểu đội

trưởng Quân khu 4

32 Lê Bá Khinh 1929 1953 Liên lạc xã Xã Phú Ngạn

33 Trần Thanh Luân 1927 12/6/1949 B1 chiễn sĩ Tỉnh Thừa Thiên 34 Nguyễn Luận 1910 1949 Tiểu đội trưởng du

kích Xã Phú Ngạn

35 Nguyễn Luyến 1925 12/12/1949 Tiểu đội phó Tỉnh đội Thừa Thiên 36 Trần Đức Luyến 1934 15/2/1952 B1 chiễn sĩ y tá S đoàn 325 37 Trần Thanh Mạng 1929 1948 B1 chiễn sĩ Tỉnh đội

Thừa Thiên 38 Nguyễn Mực 1918 19/7/1948 Cán bộ cơ sở CM Xã Phú Ngạn 39 Nguyễn Viết Nậy 1908 21/5/1947 Đội viên tự vệ Xã Phú Ngạn

40 Nguyễn Niệm 1924 1948 Chiến sĩ Tỉnh đội

Thừa Thiên 41 Nguyễn Văn Ngạt 1924 26/9/1947 Uỷ viên tài chính Xã Phú Ngạn 42 Nguyễn Viết Ngữ 1917 5/1947 Cán bộ cơ sở xã Xã Phú Ngạn 43 Nguyễn Nhạn 1927 1/8/1953 Trung uý công an Huyện Phú

Vang 44 Nguyễn Công

Oanh 1916 1946 Cán bộ nông hội Xã Phú Ngạn

45 Nguyễn Công On 1918 11/1949 Cán bộ cơ sở Xã Phú Ngạn 46 Nguyễn Công

Phách 1928 1951 Cán bộ đoàn Xã Phú Ngạn

47 Nguyễn Phòng 1921 1947 Hội phụ lão Xã Phú Ngạn

48 Nguyễn Văn Phu 1924 1947 Đội viên du kích Xã Phú Ngạn 49 Huỳnh Quế 1931 3/2/1954 Chiến sĩ liên lạc Xã Phú Ngạn 50 Nguyễn Thanh

Sơn 1924 1952 Bí thư chi bộ

Xã Phú Phong

51 Trần Thanh Tã 1925 21/3/1954 Bí thư chi bộ Xã Phú Ngạn 52 Phạm Tách 1929 22/7/1948 BCH Hội ND cứu Xã Phú Ngạn

53 Đỗ Tính 1926 1954 B1 chiễn sĩ Tỉnh đội Thừa Thiên

54 Lê Bá Tùng 1924 1949 Cấp uỷ viên Xã Phú Ngạn

55 Hồ Từ 1911 1948 Cán bộ VHTT Xã Phú Ngạn

56 Nguyễn Thăng 1904 1948 Chiến sĩ liên lạc Xã Phú Ngạn 57 Trần Vi 1927 6/1950 Tiểu đội trưởng du

kích Xã Phú Ngạn

58 Nguyễn Vĩ 1891 1947 Cán bộ cơ sở Xã Phú Ngạn

59 Nguyễn Công

Xang 1921 1949 Công an xã Xã Phú Ngạn

60 Lê Bá Ý 1921 1952 Xã đội trưởng Xã Phú Ngạn

Mẹ Việt Nam anh hùng

1. Đỗ Thị Oanh, xã Vinh Thanh, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.

2. Phan Thị Nhỏ, thôn 5, xã Vinh Thanh, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. 3. Nguyễn Thị Phiến, thôn 4, xã Vinh Thanh, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.

1-2,40-43

Một phần của tài liệu phong trào yêu nước và cách mạng của nhân dân xã vinh thanh, huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế giai đoạn 1930 – 1945 (Trang 34 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w