Nhân dân Vinh Thanh xúc tiến chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang, tiến tới tổng khở

Một phần của tài liệu phong trào yêu nước và cách mạng của nhân dân xã vinh thanh, huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế giai đoạn 1930 – 1945 (Trang 29 - 32)

6. Bố cục

2.3 Nhân dân Vinh Thanh xúc tiến chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang, tiến tới tổng khở

khởi nghĩa giành chính quyền năm 1939 – 1945

Tháng 9 – 1939, chiến tranh thế giới thứ 2 nổ ra, ở Đông Dương thực dân Pháp ra lệnh tổng động viên, điên cuồng vơ vét thuộc địa để tham gia chiến tranh, đồng thời chính quyền thực vẫn theo đuổi mục đích tiêu diệt đến cùng những người cộng sản. Ngày 28 – 9 – 1939, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định cấm tuyên truyền cộng sản, tiến hành bắt bớ những người hoạt động cách mạng và đảng viên cộng sản, tiến tới giải tán Đảng Cộng sản, cấm tổ chức công đoàn, nghiệp đoàn, ái hữu hoạt động. Như vậy đến đây, những quyền lợi mà nhân dân ta đấu tranh được trong thời kỳ Mặt trận dân chủ bị chính quyền thực dân thủ tiêu hoàn toàn.

Là trung tâm của Trung Kỳ nên các tổ chức cộng sản, báo chí tiến bộ, hội ái hữu… ở Huế đều bị đóng cửa hoặc giải tán. Lúc này khắp cả nước tổ chức Đảng bộ phân tán mạnh bởi sự khủng bố của kẻ thù, hầu hết đảng viên bị địch bắt giam. Các nhà lao Thừa Phủ, Lao Bảo trở thành nơi giam giữ những người cộng sản Trung Kỳ.

Cuối năm 1939, ngoài các nhà tù, thực dân Pháp còn lập ra cái gọi là “Căng an trí” để giam giữ những cựu tù chính trị đã mãn hạn tù và những người chúng cho là nguy hiểm cho việc “trị an” nhằm triệt tiêu mầm mống cộng sản.

Trong sự vây ráp của kẻ thù, tổn thất của tổ chức Đảng là không tránh khỏi. Ở Vinh Thanh lúc này chỉ còn lại một số đảng viên, vượt lên sự khủng bố của kẻ thù, vượt qua mọi gian nan, các đồng chí đảng viên vẫn tìm mọi cách bám trụ địa

bàn dưới mọi hình thức. Những đảng viên cộng sản khi bị bắt và bị tra tấn nhưng một lòng vẫn kiên trung với đảng, nhiều đảng viên thoát tù lại trở về bắt liên lạc cơ sở tiếp tục củng cố lực lượng.

Nhằm duy trì, bảo toàn lực lượng cách mạng và củng cố phong trào quần chúng, hoạt động của tổ chức đảng được nguỵ trang dưới nhiều hình thức. Nhờ vậy, phong trào quần chúng vẫn được duy trì, một số cơ sở cách mạng được giữ vững.

Tổ chức Đảng và quần chúng nhân dân Vinh Thanh đã đúc kết được bài học kinh nghiệm cho sự thất bại của giai đoạn trước. Một số Đảng viên đã bước vào hoạt động bí mật để chuẩn bị mọi mặt, chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang, tiến tới tổng khởi nghĩa giành chính quyền giai đoạn 1939 – 1945.

Cao trào vận động dân tộc dân chủ ở xã Vinh Thanh nói riêng và huyện Phú Vang nói chung thực sự là một cuộc vận động cách mạng sôi nổi và rộng khắp dưới sự lãnh đạo đúng đắn, kịp thời của các cấp ủy Đảng, đông đảo quần chúng nhân dân Vinh Thanh và các xã lân cận Vinh Xuân, Vinh Thái, Vinh Phú, Vinh An… đã được giác ngộ, tin tưởng và tập hợp lại trong phong trào đấu tranh dưới nhiều hình thức. Đó là bước tập dược quan trọng, đưa quần chúng lên vũ đài đấu tranh chính trị, chuẩn bị lực lượng cho thời kỳ cách mạng mới gian khổ, khó khăn hơn nhưng cũng thắng lợi vẻ vang hơn, nó cũng là tiền đề quan trọng đưa đến thắng lợi của cuộc đấu tranh giành chính quyền, đặc biệt là cách mạng tháng Tám trên quê hương Vinh Thanh.

CHƯƠNG 3

PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC Ở XÃ VINH THANH, HUYỆN PHÚ VANG GIAI ĐOẠN 1939 – 1945

3.1 Tình hình chung

Được tập hợp, giáo dục và rèn luyện trong những năm vận động dân chủ, nên nhân dân Vinh Thanh bước vào thời kỳ mới 1939 – 1945 với niềm tin chắc thắng. Những biến động của tình hình thế giới có ảnh hưởng lớn đến cách mạng trong cả nước và địa phương xã Vinh Thanh. Tháng 9 – 1940 Nhật vào Đông Dương, nhân dân rên xiết, sống trong cảnh “một cổ hai tròng”. Qua cao trào vận động dân chủ, một số lớn cơ sở Đảng bị lộ, kẻ thù thẳng tay đàn áp, Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên tổn thất nặng. Nhiều cán bộ lãnh đạo và đảng viên bị bắt, tù đày, phong trào cách mạng cả tỉnh gặp nhiều khó khăn. Ở Thừa Thiên Huế sau Hội nghị thành lập Đảng bộ tỉnh năm 1942, hệ thống tổ chức Đảng trong toàn tỉnh có bước phát triển mới. Năm 1942, 1943 trước những hoạt động của Đảng, bọn đế quốc và tay sai tiến hành khủng bố, một số cơ sở bị phá, đảng viên bị bắt trong đó có cả đồng chí Nguyễn Chí Thanh. Giữa năm 1944, để kịp thời lãnh đạo phong trào cách mạng trong tỉnh trước những biến chuyển mới của tình hình, Tỉnh ủy triệu tập Hội nghị mở rộng tại ngã ba Sình. Vẫn trên cơ sở Nghị quyết Trung ương VIII, Hội nghị đề ra kế hoạch đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vạch trần âm mưu của phát xít Nhật và tay sai, giải thích đường lối của mặt trận Việt Minh. Hội nghị nghiêm khắc phê phán những tư tưởng co hội, hữu khuynh trong Đảng bộ, củng cố, phát triển cơ sở Đảng, tiếp tục lưu hành tờ báo “Vì nước” chuyển cơ quan Tỉnh ủy về chợ Xép (Huế) để thuận tiện cho việc chỉ đạo phong trào.

Ngày 9 – 3 – 1945 đúng như Trung ương Đảng đã nhận định: “Cả hai quân thù đang tiến tới chỗ tau sống, mày chốt quyết liệt cùng nhau” [7, tr. 46]. Nhật đảo chính Pháp trên toàn cõi Đông Dương và thiết lập ách thống trị của chúng. Kể từ đây phát xít Nhật trở thành kẻ thù trước mắt của nhân dân ta. Để thống trị nhân dân ta, phát xít Nhật thi hành một chính sách hai mặt. Một mặt chúng ra sức vơ vét của cải của nhân dân, đàn áp phong trào cách mạng, đây là mặt chủ yếu. Mặt khác, Phát xít Nhật đưa ra nhiều bài mị dân để đánh lừa nhân dân ta. Nhân dân ta nói chung và Vinh Thanh nói riêng cũng chịu sự áp đặt của bọn phát xít.

Một phần của tài liệu phong trào yêu nước và cách mạng của nhân dân xã vinh thanh, huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế giai đoạn 1930 – 1945 (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w