Nhóm các chỉ tiêu định lượng

Một phần của tài liệu td614 (Trang 33 - 37)

Doanh số bảo lãnh và dư nợ bảo lãnh.

Doanh số bảo lãnh là tổng giá trị tất cả các nghiệp vụ bảo lãnh mà Ngân hàng đã thực hiện trong năm.

Dư nợ bảo lãnh: là tổng giá trị các khoản bảo lãnh hiện hành của Ngân hàng tại một thời điểm.

Doanh số bảo lãnh (dư nợ bảo lãnh) tại cùng một thời điểm ngày càng tăng thể hiện quy mô bảo lãnh của Ngân hàng ngày càng mở rộng. Điều đó cũng thể hiện một phần sự nâng cao chất lượng bảo lãnh. Tuy nhiên, dư nợ bảo lãnh quá cao mà không phù hợp với cơ cấu tài sản của Ngân hàng cũng có thể đặt Ngân hàng trước nguy cơ rủi ro nhất là khi danh mục bảo lãnh của Ngân hàng tập trung quá lớn vào một loại hình bảo lãnh. Rất có thể sự đổ vỡ của hàng loạt chủ thể được bảo lãnh sẽ làm cho Ngân hàng đứng trước rủi ro mất khả năng thanh toán.

Như vậy chất lượng bảo lãnh được đánh giá cao chỉ khi chỉ tiêu doanh số bảo lãnh (dư nợ bảo lãnh) phát triển phù hợp với xu hướng phát triển Ngân hàng, tăng đều qua các năm, phù hợp với khả năng cân đối nguồn vốn của Ngân hàng.

Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh.

Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh phản ánh trực tiếp khả năng sinh lời của hoạt động bảo lãnh. Nguồn thu bảo lãnh được tính từ tổng số phí thu được mà khách hàng tham gia bảo lãnh đã trả và các khoản thu thông qua số tiền ký quỹ của khách hàng mang lại.

Khách hàng phải trả cho Ngân hàng phí bảo lãnh. Mức phí do các bên thoả thuận, không vượt quá 2%/năm tính trên số tiền còn đang được bảo lãnh. Trường hợp mức phí bảo lãnh tính theo tỷ lệ này thấp hơn 300.000 đồng thì Ngân hàng được thu phí tối thiểu 300.000đồng. Ngoài ra khách hàng phải

thanh toán cho Ngân hàng các chi phí hợp lý khác phát sinh liên quan đến giao dịch bảo lãnh khi các bên có thoả thuận bằng văn bản.

Ngoài ra các Ngân hàng còn dùng các chỉ tiêu:

Chỉ tiêu này cho biết khả năng sinh lời và vị trí của hoạt động bảo lãnh trong toàn bộ các hoạt động của Ngân hàng. Khi tỷ lệ tăng phản ánh tỷ trọng doanh thu từ hoạt động bảo lãnh trong tổng doanh thu và trong thu dịch vụ ngày càng tăng. Và điều đó cũng chứng tỏ hoạt động của Ngân hàng ngày càng được đa dạng hoá phù hợp với xu hướng phát triển của ngành Ngân hàng trong khu vực cũng như trên toàn thế giới.

Dư nợ bảo lãnh quá hạn

Dư nợ bảo lãnh quá hạn là những khoản vốn mà Ngân hàng đã trả thay cho người được bảo lãnh, nhưng đến hạn thanh toán khách hàng không có đủ tiền trả hoặc không được gia hạn nợ trong khi khách hàng không chịu trả cho Ngân hàng. Dư nợ bảo lãnh quá hạn càng lớn càng thể hiện Ngân hàng đang đứng trước nguy cơ mất vốn, chất lượng của bảo lãnh là không tốt.

Khi xem xét chỉ tiêu dư nợ bảo lãnh quá hạn, người ta thường quan tâm tới một số chỉ tiêu sau:

Tỷ trọng doanh thu từ hoạt động bảo lãnh

=

Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh x 100 Tổng doanh thu

Tỷ trọng doanh thu bảo lãnh trong thu dịch vụ

=

Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh x 100 Doanh thu từ hoạt động dịch vụ

Chỉ tiêu dư nợ bảo lãnh quá hạn cho biết tỷ trọng doanh số bảo lãnh quá hạn trên tổng doanh số bảo lãnh. Các Ngân hàng thường duy trì tỷ lệ nợ xấu dưới 5%, khi tỷ lệ dư nợ quá hạn lớn thì điều đó chứng tỏ hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng chưa thực sự an toàn và hiệu quả, chưa đảm bảo được chất lượng của hoạt động bảo lãnh, vì vậy các Ngân hàng thường duy trì tỷ lệ này càng thấp càng tốt. Nhưng ngược lại nếu Ngân hàng cứ tập trung duy trì tỷ lệ này ở mức quá thấp thì như thế sẽ hạn chế đến việc mở rộng hoạt động bảo lãnh.

Trên thực tế, sau khi Ngân hàng thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho người thụ hưởng, Ngân hàng ghi nợ vào tài khoản tiền gửi của khách hàng, hoặc có quyền truy đòi số tiền đã thanh toán cho người thụ hưởng. Đến kỳ thanh toán nếu khách hàng không trả được nợ hoặc trả không đầy đủ thì Ngân hàng sẽ đưa khoản tiền đó vào nợ quá hạn và áp dụng lãi phạt. Tuy nhiên, nếu khoản nợ này phát sinh từ khoản bảo lãnh có thời hạn trên 1 năm thì tính chính xác của chỉ tiêu này không cao, do đó phải xem xét kết hợp với các chỉ tiêu khác. Chỉ tiêu này còn thể hiện sự thiếu chính xác bởi các Ngân hàng cho phép gia hạn nợ đối với các khoản nợ đến hạn để làm đẹp bảng tổng kết tài sản của Ngân hàng.

Tỷ lệ dư nợ bảo lãnh quá hạn giảm khi dư nợ bảo lãnh quá hạn giảm hoặc doanh số bảo lãnh tăng. Cả hai dấu hiệu này đều thể hiện chất lượng hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng. Tuy nhiên, việc tăng doanh số bảo lãnh trong năm đồng nghĩa làm tiềm ẩn nguy cơ nợ quá hạn trong những năm sắp

Tỷ lệ dư nợ quá hạn =

Dư nợ bảo lãnh quá hạn x 100% Doanh số bảo lãnh

những năm sau. Tức là, trong cơ cấu dư nợ quá hạn bảo lãnh năm nay sẽ có một bộ phận không nhỏ là khoản trả thay phát sinh từ các khoản bảo lãnh của những năm trước. Vì vậy để đánh giá đúng chất lượng bảo lãnh các Ngân hàng phải xem xét kết hợp nhiều chỉ tiêu: Cơ cấu nợ quá hạn theo thời hạn, tỷ trọng doanh số bảo lãnh năm nay so với năm trước…

Cụ thể hơn, các Ngân hàng có thể dung các chỉ tiêu như:

Hai chỉ tiêu này cũng được dùng để đánh giá chất lượng hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng, phản ánh cụ thể hơn tình hình dư nợ bảo lãnh quá hạn của Ngân hàng. Nếu tỷ lệ mà cao thì có nghĩa Ngân hàng gánh chịu rủi ro, và có khả năng tổn thất là rất cao, và ngược lại khi tỷ lệ mà thấp chứng tỏ hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng được đảm bảo an toàn, rủi ro thấp.Vì vậy mà các Ngân hàng thường mong muốn duy trì hai chỉ tiêu này ở mức thấp.

Các chỉ tiêu khác

Bên cạnh những chỉ tiêu trên thì các Ngân hàng có thể kết hợp với một số chỉ tiêu khác nữa như:

Đa dạng hoá các loại hình bảo lãnh: các Ngân hàng tiến hành đa dạng hoá các loại hình bảo lãnh nhằm đáp ứng tốt nhất mọi nhu cầu bảo lãnh của khách hàng.

Tài sản đảm bảo: phù hợp với yêu cầu về giao dịch đảm bảo cũng như an toàn cho Ngân hàng, nhưng không gây thiệt thòi quá lớn cho khách hàng.

Tỷ lê dư nợ bảo lãnh quá

hạn khê đọng =

Nợ quá hạn từ 6 tháng đến 1 năm Tổng doanh số bảo lãnh đến hạn Tỷ lệ nợ quá hạn khó đòi =

Nợ quá hạn trên 1 năm

Biểu phí: biểu phí của Ngân hàng phải mang tính cạnh tranh, nhằm thu hút được khách hàng tham gia bảo lãnh.

Ngoài các chỉ tiêu trong nhóm các chỉ tiêu định tính trên, đánh giá chất lượng bảo lãnh còn phải xem xét nhiều yếu tố khách quan bên ngoài và yếu tố chủ quan bên trong ảnh hưởng tích cực và tiêu cực tới hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng.

Một phần của tài liệu td614 (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w