Bảo lãnh theo món
Là hình thức bảo lãnh do Ngân hàng phát hành theo hợp đồng bảo lãnh ký kết từng lần. Bảo lãnh theo món thường được áp dụng với khách hàng không có nhu cầu thường xuyên.
Bảo lãnh theo hạn mức
Là hình thức bảo lãnh do Ngân hàng phát hành theo hợp đồng hạn mức đã được ký kết áp dụng trong một thời gian nhất định. Bảo lãnh theo hạn mức được áp dụng với những khách hàng có nhu cầu bảo lãnh thường xuyên.
Bảo lãnh tuần hoàn
Là hình thức bảo lãnh do Ngân hàng phát hành mà hiệu lực và giá trị của nó tự động lặp lại sau một khoảng thời gian nhất định. Bảo lãnh tuần hoàn được áp dụng chủ yếu với những khách hàng có nhu cầu bảo lãnh với giá trị ổn định theo một chu kỳ nhất định.
1.1.7.Quy trình bảo lãnh.
Quy trình nghiệp vụ bảo lãnh của Ngân hàng quy định về các giai đoạn trong việc thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh, bao gồm nhiều giai đoạn mang tính chất liên hoàn có quan dệ chặt chẽ và gắn bó với nhau. Quy trình bảo lãnh
nhằm mục đích thực hiện quá trình bảo lãnh được thống nhất, khoa học, hạn chế và phòng ngừa rủi ro cũng như không ngừng nâng cao chất lượng bảo lãnh. Quy trình bảo lãnh bao gồm các bước cơ bản sau:
Bước 1: Khách hàng lập hồ sơ và gửi hồ sơ đề nghị bảo lãnh.
Hồ sơ bảo lãnh bao gồm: Đơn đề nghị bảo lãnh; hồ sơ pháp lý về khách hàng; hồ sơ tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của khách hàng; hồ sơ bảo lãnh và hồ sơ liên quan đến bảo lãnh.
Sau khi tiếp nhận hồ sơ bảo lãnh của khách hàng, Ngân hàng bảo lãnh kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp của hồ sơ và yêu cầu khách hàng bổ sung để hoàn chỉnh trong trường hợp cần thiết.
Bước 2: Thẩm định hồ sơ bảo lãnh và ra quyết định bảo lãnh.
Sau khi nhận được bộ hồ sơ bảo lãnh hoàn chỉnh của khách hàng, Ngân hàng thực hiện thẩm định toàn bộ hồ sơ, như tính đầy đủ, pháp lý của hồ sơ bảo lãnh; phân tích tình hình tài chính, khả năng sản xuất kinh doanh của khách hàng; tính khả thi của phương án, dự án sản xuất kinh doanh đề nghị bảo lãnh và khả năng trả nợ…Đây là bước quan trọng, là cơ sở để Ngân hàng quyết định bảo lãnh hay không. Do vậy, Ngân hàng thực hiện bảo lãnh phải thẩm định toàn diện đối với hồ sơ khách hàng.
Sau khi thẩm định hồ sơ bảo lãnh, cán bộ thẩm định báo cáo kết quả thẩm định bằng văn bản, có ý kiến đề xuất bảo lãnh hoặc từ chối bảo lãnh với các lý do cụ thể. Khi ra quyết định chấp thuận bảo lãnh, Ngân hàng phải cân nhắc lựa chọn hình thức và nội dung bảo lãnh thích hợp nhất với yeu cầu của khách hàng và khả năng, kinh nghiệm nghiệp vụ của Ngân hàng.
Bước 3: Ngân hàng ký hợp đồng bảo lãnh với khách hàng và phát hành thư bảo lãnh
Khách hàng nhận một bản cam kết bảo lãnh do Ngân hàng phát hành. Ngân hàng kiểm tra theo dõi chặt chẽ tiến trình bảo lãnh phòng vệ rủi ro, đôn đốc khách hàng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
Bước 4: Khách hàng thanh toán phí bảo lãnh và các khoản phí khác (nếu có) theo thoả thuận trong hợp đồng bảo lãnh.
Phí bảo lãnh được tính như sau:
Phí bảo lãnh = Số dư bảo lãnh * Mức phí bảo lãnh * Thời gian bảo lãnh Thời gian bảo lãnh là thời gian Ngân hàng chịu trách nhiệm bảo lãnh về số dư bảo lãnh và có nghĩa vụ thanh toán theo bảo lãnh đã cấp.
Số dư bảo lãnh là số tiền đang còn được bảo lãnh.
Mức phí bảo lãnh do các bên thoả thuận. Ngoài ra khách hàng cón phải thanh toán cho Ngân hàng bảo lãnh các chi phí hợp lý khác phát sinh liên quan đến giao dịch bảo lãnh khi các bên có thoả thuận bằng văn bản.
Bước 5: Tất toán bảo lãnh
Sau khi thư bảo lãnh hết thời hạn hiệu lực hoặc khi có thông báo hoặc xác nhận của bên nhận bảo lãnh về việc hoàn thành nghĩa vụ liên quan đến bảo lãnh, Ngân hàng tiến hành tất toán bảo lãnh. Trường hợp bên được bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ đã được bảo lãnh, bên bảo lãnh phải trả thay và tự động hạch toán nợ vay bắt buộc đối với số tiền trả nợ thay theo lãi suất nợ quá hạn của bên được bảo lãnh đối với bên bảo lãnh và áp dụng các biện pháp cần thiết để thu nợ.
Bên được bảo lãnh có trách nhiệm phối hợp thực hiện và chấp hành các biện pháp xử lý của tổ chức tín dụng trong trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ được bảo lãnh.