CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH NGÂN HÀNG 1 Khái niệm chất lượng hoạt động bảo lãnh ngân hàng.

Một phần của tài liệu td614 (Trang 30 - 32)

1.2.1. Khái niệm chất lượng hoạt động bảo lãnh ngân hàng.

Bất cứ một nghiệp vụ nào của Ngân hàng đều phát sinh từ yêu cầu của các chủ thể tham gia, và tuỳ từng nghiệp vụ thì các chủ thể tham gia là nhiều hay ít. Và đối với nghiệp vụ bảo lãnh thì cơ sở nền tảng chính là quan hệ kinh tế giữa hai chủ thể (người được bảo lãnh và người nhận bảo lãnh) - từ đó làm phát sinh yêu cầu bảo lãnh và người bảo lãnh (hay Ngân hàng xuất hiện). Một nghiệp vụ bảo lãnh tồn tại ít nhất 3 chủ thể trên. Vậy để nâng cao chất lượng bảo lãnh thỉ cần phải đảm bảo lợi ích tốt nhất của các chủ thể tham gia. Hay chất lượng hoạt động bảo lãnh là việc đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng (bao gồm bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh), đồng thời vẫn đảm bảo được sự hoạt động hiệu quả của Ngân hàng và phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế. Cụ thể như sau:

Đối với Ngân hàng (Người bảo lãnh)

Các Ngân hàng cũng như bất kỳ một doanh nghiệp thông thường đều hoạt động hai mục tiêu: an toàn và sinh lời. Hoạt động bảo lãnh đạt chất lượng tốt khi nó đảm bảo được mức “sinh lời” tối đa, tối thiểu hoá rủi ro.

Sinh lời: đem lại cho Ngân hàng những khoản thu lớn: từ phí bảo lãnh, từ việc đầu tư số tiền ký quỹ của Ngân hàng, phí của dịch vụ đi kèm; đồng thời mở rộng quan hệ với khách hàng ở cả thị trường trong nước và thị trường quốc tế, từ đó làm cho uy tín, vị thế, khả năng cạnh tranh của Ngân hàng ngày càng cao.

Rủi ro: là khả năng xảy ra tổn thất đối với Ngân hàng khi mà Ngân hàng phải trả thay cho khách hàng khi người được bảo lãnh không thực hiện đúng những cam kết trong hợp đồng. Có thể nói rủi ro là khách quan, là người bạn đồng hành trong chiến lược kinh doanh của Ngân hàng. Vì vậy mà các Ngân hàng chỉ có thể hạn chế rủi ro xuống mức thấp nhất, phòng ngừa rủi ro

có thể xảy ra chứ không có thể triệt tiêu hoàn toàn nó được. Nếu rủi ro xảy ra sẽ ảnh hướng xấu tới khả năng thanh khoản của Ngân hàng, suy giảm tài chính, giảm uy tín.

Do đó, để ngày càng nâng cao chất lượng bảo lãnh trong hoạt động Ngân hàng, đòi hỏi các Ngân hàng khai thác triệt để lợi thế, cung cấp dịch vụ bảo lãnh thoả mãn nhu cầu khách hàng một cách tốt nhất, có sức cạnh trong song vẫn đảm bảo tính an toàn và sinh lời.

Khách hàng

Người được bảo lãnh: chất lượng hoạt động bảo lãnh là khả năng của Ngân hàng đáp ứng được tốt nhất nhu cầu hợp lý của khách hàng. Ngân hàng phải tạo điều kiện cho khách hàng có nhiều cơ hội kinh doanh hơn, có khả năng ký được nhiều hợp đồng lớn, thu hút được những nguồn vốn lớn, rẻ; mở rộng sản xuất kinh doanh; tăng khả năng cạnh tranh tạo dựng được uy tín trên thị trường trong nước cũng như quốc tế.

Đồng thời, chất lượng hoạt động bảo lãnh còn thể hiện ở thủ tục bảo lãnh đơn giản, nhanh chóng, tài sản đảm bảo hay tiền ký quỹ thấp đồng thời khách hàng còn được hưởng nhiều tiện ích của các dịch vụ đi kèm: tư vấn trong việc ký kết và thực hiện hợp đồng…

Người nhận bảo lãnh: chất lượng hoạt động bảo lãnh là phải tạo dựng được niềm tin về sự an toàn khi ký kết các hợp đồng đối với đối tác. Niềm tin đó được xây dựng trên cơ sở:

Bảo lãnh phải đảm bảo khả năng thanh toán chắc chắn cho người thụ hưởng khi rủi ro xảy ra.

Bảo lãnh phải đảm bảo thủ tục đơn giản, thời gian cấp cũng như thanh toán bảo lãnh phải nhanh chóng, chính xác.

Bảo lãnh phải tạo niềm tin cho người nhận bảo lãnh về đối tác làm ăn; vì người nhận bảo lãnh tin vào khả năng thẩm định tài chính và quyết định

Một phần của tài liệu td614 (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w