10 điều kiêng kỵ trong việc bồi dưỡng trẻ em

Một phần của tài liệu những điều cấm kị trong cuộc sống hiện đại (Trang 39 - 42)

1/ Tuyệt đối không nên chỉ dựa vào “Trắc nghiệm trí lực” để đánh giá trẻ con lanh lợi hay đần độn. Trắc nghiệm trí lực là một cách để so sánh xem trí lực cuả trẻ em cao hay thấp . Hiện nay có nhiều bậc cha mẹ rất thích thú với phương pháp này. Có thể nói, trắc nghiệm trí lực là một phương pháp trắc nghiệm tâm lý tương đối khách quan. Trắc nghiệm cũng y như sát hạch, cũng cho điểm các em được trắc nghiệm. Khi trắc nghiệm trí lực thì cho đến 90 điểm. Dưới 70 điểm là kém, cũng co nghĩa là em đó ngu đần. 70 - 80 điểm là trí lực khiếm khuyết. 80 - 90 điểm là ngu đần, là người có bệnh nhẹ nhất. 90 - 100 điểm là trí lực bình thường. 110 - 120 điểm là trí lực siêu thường. 120 - 140 điểm là trí lực cao siêu. 140 điểm trở lên là thiên tài. Xem như vậy thì thấy, hình như trắc nghiệm trí lực có thể tiên đoán được em đó

có thành tài hay không, có thi được vào đại học hay không, có thể trở thành một nhà khoa học được hay không. Đúng là có những bậc cha mẹ đã nghĩ như vậy, tấm lòng thiết tha mong con thành tài của họ đã khiến họ tìm trăm phương nghìn kế, tìm đủ mọi cách để có thể làm trắc nghiệm trí lực cho con. Kỳ thực, đó là một sự hiểu lầm. Phải biết rằng, cóa tri thức không có nghĩa là có năng lực, có kỹ năng không có nghĩa là có trí năng, người đi thi có thành tích giỏi, không nhất thiết đã là người có năng lực giải quyết những vấn đề thực tế tốt. Cho nên bản thân trắc nghiệm trí lực cũng như thi cử mà thôi, không thể khẳng định một cách quyết đoán được rằng đứa trẻ này là linh lợi hay ngu đần. Ngoài ra, hoạt động tâm lý của con người sai biệt nhau hàng nghìn dặm, hết sức phức tạp, đòi hỏi trắc nghiệm trí lực phải chuẩn xác 100% thì thật là khó. Ngược lại cũng không nên phủ nhận sự tồn tại và ngộ sai của bản thân trắc nghiệm tâm lý. Cho nên tính chuẩn xác và tính tinh xác của trắc nghiệm tâm lý có bị hạn chế. Cho nên chúng ta chỉ có thể nói rằng trắc nghiệm trí lực là một trong những phương pháp xác định xem đứa trẻ có thông minh hay không. Nếu chỉ dựa vào trắc nghiệm trí lực mà đã khẳng định đứa trẻ nay thông minh hay đần độn, ưu hay liệt là không thoả đáng. Xin có lời khuyên các bậc cha mẹ đã làm trắc nghiệm trí lực cho con mình, tuyệt đối không nên thấy con có điểm số thấp sau khi trắc nghiệm mà nói rằng đứa trẻ này là “Trời bắt ngu”, rồi từ đó mà ruồng bỏ, không tiến hành giáo dục, giúp đỡ chúng; cũng tuyệt đối không nên thấy con mình có số điểm cao sau khi trắc nghiệm trí lực mà cho rằng con mình là “thiên tài” rồi tâng bốc, tự mãn, kê cao gối đầu mà ngủ.

2/ Không nên sợ trẻ em khóc. Có hai vị cha mẹ trẻ nói với tôi rằng, họ rất sợ trẻ con khóc, hễ nghe thấy tiếng khóc của trẻ là họ hoảng lên ! Đúng vậy, đứa trẻ là tâm can , là bảo bối của cha mẹ, đứa trẻ vui, buồn, hờn dỗi đều khiến cho con tim của cha mẹ xúc động. Trừ khi con trẻ ốm đau mà khóc ra, các nguyên nhân khác để đứa trẻ khóc thì rất nhiều. Tiếng khóc oa oa của đứa trẻ mới chào đời phản ánh sự không dễ chịu khi đứa trẻ đến cái thế giới này, cha mẹ nghe thấy cũng đừng khó chịu, ngược lại phải nghĩ rằng tiếng khóc của đứa trẻ càng to càng tốt, chứng tỏ nó khoẻ, đó là một niềm vui lớn. Đứa trẻ 3 - 4 tháng, sau khi ăn no, ngủ kỹ rồi tỉnh dậy thì rất vui vẻ. Chỉ khi nào nó bị đói, bị mệt hoặc thân thể không khoẻ, nó mới khóc. Trẻ em sau 5 - 6 tháng, song song với sự phát triển của tình cảm, bắt đầu có nhu cầu tiếp xúc với người lớn và có nhu cầu muốn chơi những đồ chơi để nhận thức được thế giới xung quanh. Mỗi khi trẻ em tỉnh giấc, chúng đều muốn có người chơi với nó, có người bế ẵm nó. Vì nó chưa biết nói, cho nên chỉ dùng tiếng khóc để gọi người. Khi có người lớn đến gần hoặc khi có người bế nó, thì tiếng khóc sẽ ngừng ngay. Trẻ em 8 - 9 tháng bắt đầu biết đến những người thân thường xuyên bế ẵm nó, nên khi có người lạ đến hoặc bố mẹ ra đi mà để một mình nó ở trong nhà, thì đứa trẻ sinh ra cảm giác không an toàn nên cũng khóc. Những tiếng khóc như trên chỉ cần cha mẹ chú ý một chút là có thể giải quyết được. Sở dĩ các bậc cha mẹ sợ “con khóc”, thường là do quá nuông chiều con mà sinh ra. Ví dụ như đem con đi chơi phố mà gặp người bán kem, đứa trẻ nhất định đòi mua kem, bố mẹ dỗ : “ Ăn cơm xong, nhất định bố mẹ sẽ mua cho” ! Yêu cầu của đứa trẻ bị cự tuyệt, liền khóc toáng lên, doạ thế nào, dỗ dành thế nào cũng không được, thế là đành phải chiều con vậy. Thế là đứa trẻ đã có kinh nghiệm rằng cứ khóc là sẽ đạt được yêu cầu, lần sau chúng lặp lại như vậy. Thế là dầndần hình thành một thói xấu lấy tiếng khóc để ép cha mẹ. Cho nên, muốn làm bậc cha mẹ tốt thì tuyệt đối không nên sợ tiếng khóc của trẻ, biện pháp cụ thể như sau :

(1) Chú ý sắp xếp hợp lý sinh hoạt của trẻ, làm sao cho nội dung sinh hoạt của chúng phong phú, đa dạng, có qui luật. Hàng ngày cho chúng những đồ chơi cần thiết, tạo điều kiện cho con mình cùng chơi với trẻ em bên ngoài, sao cho những nhu cầu hợp lý của trẻ được thoả mãn, không nên chờ khi trẻ khóc rồi mới đi thoả mãn cho chúng.

(2) Đối với nhưng yêu cầu không hợp lý của trẻ, quyết không thể nuông chiều tuỳ tiện, nên giải thích một cách giản đơn lý do không thoả mãn được cho chúng nghe, nếu chúng vẫn cứ khóc để đòi thì chỉ còn cách là để mặc cho nó khóc, khóc chán rồi thì thôi. Thông qua thực tiễn này để cho trẻ em tự rút ra kết luận la “Khóc cũng vô dụng”.

(3) Giữa các bậc cha mẹ yêu cầu phải thật nhất trí. Nếu người cha cương quyết với con mà người mẹ lại đi chiều con, thì tật xấu của đứa trẻ không tài nào sửa được. Sợ trẻ khóc, hễ khóc là chiều, rất không có lợi đối với việc giáo dục trẻ em. Vì sự lành mạnh của con trẻ, chúng ta không nên sợ trạng thái tâm lý trẻ con khóc.

3/ Không nên doạ dẫm trẻ con. Có một em bé gái lên 5 tuổi, trông rất ngây thơ hoạt bát, ai thây cũng phải yêu. Có một đêm, em khóc lóc không yên, cha mẹ dùng rất nhiều cách để dỗ em mà em cũng không nín. Cuối cùng, một ông hàng xóm, đeo mặt nạ một con khỉ, sang doạ em, nói là “ Con khỉ nó đến đấy”. Ông vừa nói xong, thì sắc mặt em bé gái tái xanh, chân tay run rẩy. Đến ngày hôm sau, độc mình em tự mở cửa đi ra ngoài, nằm ngủ trên đống rác mà không biết, đến khi bà mẹ trông thấy, vội vàng ôm em lên, đứa bé gái vẫn không hay biết gì cả, không nói năng gì cả. Trạng thái này người ta gọi là “Loạn

thần kinh vì sợ”. Y học cổ truyền cho rằng, khi tim sợ thì thần mất. Trongkhoảnh khắc trẻ em trông thấy quái vật thì tim đập loạn xạ, tâm khí vượt ra ngoài, thế là thần cũng không giữ được, thành căn bệnh thần trí hoảng hốt, chân tay run rẩy, mặt biến sắc, im lặng ít nói v.v...Muốn chữa bệnh này, đông y lấy việc cắ cơn sợ là chính, thường dùng phương thuốc trấn tĩnh, an thần, tức phong để chữa. Cho nên, tuyệt đối không nên doạ trẻ em.

4/ Không nên kể chuyện ma quỉ cho trẻ em nghe. Có một số các bậc cha mẹ thường hay kể những chuyện ma quỉ li kỳ sợ hãi cho trẻ em nghe, tưởng rằng như vậy là tốt đối với việc bồi dưỡng, rèn luyện tính gan dạ cho trẻ em. Kỳ thực, làm như vậy là không thể chấp nhận được. Cố nhiên, thường xuyên kể chuyện cho trẻ em nghe, rõ ràng là rất tốt đối với việc khai phát trí lực của trẻ. Thế nhưng, trước một em bé hầu như còn chưa có năng lực để phân biệt hay dở, thì việc kể cho con nghe những chuyện gì là điều đáng phải suy nghĩ. Nếu như toàn kể cho trẻ nghe những chuyện ma quỉ, e rằng không thể rèn luyện và bồi dưỡng cho trẻ lòng gan dạ mà có lẽ lại gây cho các em tính bạo lực, như vậy là ngược lại chỉ làm tổn hại đến sức khoẻ về thể chất và tâm hồn của các em. Cho nên đối với tâm linh còn non trẻ của con em, chúng khó có thể chịu đựng được cảnh hãi hùng, nanh vuốt của quỉ quái, nếu cứ kéo dài, tâm thần sẽ mê mẩn, hoảng loạn, rõ ràng là lợi bất cập hại. Chuyện kể thì nên kể, có điều cần chọn những chuyện gì có lợi cho sức khoẻ về thể chất và tâm hồn của trẻ mà kể, cần chú ý đến hậu quả lâu dài của chúng sau này.

5/ Ba điều kiêng kỵ trong việc giáo dục thời kỳ đầu cho trẻ em. Làm cha mẹ ai cũng mong mỏi cho con mình sớm thành tài, song giáo dục không đúng phương pháp, thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả giáo dục, thậm chí còn phản tác dụng. Cho nên, giáo dục trẻ em thời kỳ đầu, cần tránh ba điều sau đây :

(1) Không nên nóng vội. Có bậc cha mẹ rất thiết tha, hy vọng con mình “ Qua một đêm trở thành một thiên tài”, mà không nghĩ rằng năng lực tiếp thu và năng lực hưởng thụ của trẻ như thế nào. Như vậy không những không làm cho đứa trẻ hứng thú, ngược lại con khiến cho đứa trẻ cảm thấy bị ép uổng quá nhiều, khô khan vô vị. Nếu cứ kéo dài sẽ khiến cho đứa trẻ có tâm lý sợ sệt và chán ghét.

(2) Không nên dùng phương pháp giáo dục “Kiểu thêm chân vịt”. Giáo dục thời kỳ đầu mà cứ một mực nhồi nhét, không chú ý khêu gợi cho trẻ tư duy, sẽ ảnh hưởng đến sự khai phát trí lực của trẻ.

(3) Tuyệt đối không nên doạ dẫm và đánh đập trẻ em .ép buộc học tập, động một tí là dùng roi vọt, đánh mắng hoặc nhốt trẻ trong buồng tối. Như vậy rất có hại cho sức khoẻ thể xác và tâm hồn trẻ em.

6/ Không nên làm tổn thương đến tính hiếu kỳ của trẻ em. Trẻ em hễ nói chuyện là nêu ra hàng loạt câu hỏi đủ loại đối với người lớn, và càng ngày càng hỏi nhiều hơn, có thể nói là thiên kỳ bách quái, ngũ hoa bát môn, có câu làm cho người lớn rất khó trả lời. Đối với tính hiếu kỳ của trẻ em, cần phải biết tôn trọng, bảo vệ, không nên làm tổn thương. Khi trẻ em nêu câu hỏi, biểu lộ rằng hoạt động tư duy cuả trẻ đang tích cực tiến hành. Khi trả lời các câu hỏi của trẻ em mà chính xác và thoả mãn chúng thì không những chỉ làm tăng thêm kiến thức cho trẻ, mà còn thúc đẩy hơn nữa sức quan sát, sức tư duy và sức tưởng tượng của trẻ. Cho nên các bậc cha mẹ cũng cần phải chú ý đến tri thức, phải tự bồi dưỡng cho phong phú thêm, mấu chốt là phải coi trọng vấn đề học tập và phải học cách trả lời đúng đắn những câu hỏi của trẻ thơ.

(7) Không nên qúa can dự vào những hoạt động của trẻ em. Cha mẹ can dự quá nhiều vào những hoạt động của trẻ con, ví dụ như quá ư chăm sóc con một cách mù quáng, bắt bẻ con quá nhiều, thế này không được, thế kia không nên, ép buộc con phải làm thế này thế khác v.v...đều gây trở ngại cho sự phát triển khoẻ mạnh của con trẻ . Phải để cho trẻ tự chủ hoạt động, cha mẹ không nên chỗ nào cũng can dự vào, chỉ cần ở phía sau trẻ, lặng lẽ quan sát, bảo vệ chúng là được. Phải tôn trọng sự phát triển tự nhiên của trẻ em, không nên dội lên đầu đứa trẻ tất cả những cái của mình. 8/ Không nên tâng bốc trẻ em. Làm cha mẹ thường dễ phạm những sai lầm như thế này, thường xuyên quan sát một cách khắt khe mọi hành vi của con trẻ, khi thấy con có sai lầm là uốn nắn ngay, cho đến khi nào đứa con không còn sai nữa mới thôi. Kỳ thực, năng lực tư duy và năng lực hành động của trẻ em có hạn, không thể bất cứ việc gì và bất cứ ở đâu cũng toàn thiện toàn mỹ cả. Nếu chúng ta quan tâm đến con trẻ thì khi sửa chữa sai lầm cho con trẻ, phải dạy cho chúng biết cách phải làm như thế nào, và phải cổ vũ, ủng hộ và giúp đỡ chúng, như vậy những lần sai phạm của chúng nhất định sẽ càng ngày càng ít đi. Nếu chúng ta cứ bới móc những thiếu sót của trẻ em ra thì không những làm cho chúng có ấn tượng rằng mình luôn luôn mắc sai lầm, mà xấu hơn nữa là làm cho chúng sinh ra sợ hãi. áp lực sợ hãi khiến cho đứa trẻ biến thành vô năng, một lần thất bại là phủ định ngay sự thành công của lần sau. Về điểm này xin các bậc làm cha mẹ hãy ghi nhớ kỹ. 9/ Tuyệt đối không nên hạn chế những sở thích chính đáng của con trẻ. Trẻ con, tính bắt chước rất lớn, đối với một sự vật gì nếu đã có sự thích thú sâu nặng thì nhất định phải mong cho được. Ví dụ như sưu tập tem thư, sưu tập tranh vẽ, sưu tập nhãn bao diêm, vỏ bao thuốc lá v.v..., khiến cho nhiều người đã trở thành những nhà sưu tập lớn về tem thư, về thư pháp, về những bức tranh, những nhà sưu tầm v.v... Song,

thật đáng tiếc là có một số cha mẹ đối với những sở thích chính đáng như thế này của trẻ em lại cho rằng “Không có tiền đồ” , “Không giúp gì cho học tập” v.v...thế là ra sức hạn chế, như vậy là rất không tốt.Hình như họ cho rằng trẻ em chỉ có lao vào học tập mới có thể thành tài. Kỳ thực đó là quan niệm rất sai lầm. Phải biết rằng trong những sở thích chính đáng, trẻ em có thể được rèn luyên, được phong phú về tri thức. Tất nhiên, muốn cho trẻ em trở thành nhà nọ, nhà kia thì phải có sự giáo dục chỉ đạo. Tuy nhiên nếu coi nhẹ và hạn chế sự phát triển tài hoa đặc thù ngoại khoá này của trẻ em cũng không nên. 10/ Không nên hạn chế sự giao tiếp rộng rãi của trẻ em. Có bậc cha mẹ, do quá yêu thương con, chỉ sợ con ra ngoài thì sẽ gặp nguy hiểm, cho nên nhất mực không cho con tiếp xúc với người ngoài hoặc hoạt động ngoài gia đình, dẫn đến đứa con sinh ra những loại bệnh kỳ quặc, như phản ứng rất chậm chạp, tính cách thì cô tịch, thấy người là tránh, thấy vật là sợ v.v...việc phát triển trí lực cực chậm. Thì ra, trẻ con cũng như người lớn, cũng cần phải có người giao tiếp. Làm cha mẹ phải hiểu đặc điểm phát triển tâm lý này của con trẻ, tìm cách hướng dẫn chỉ đạo, tạo điều kiện cho con, như cho con đi nhà trẻ, đến trường mẫu giáo, hoặc sang nhà hàng xóm, đến nhà bạn bè để tiếp xúc, cùng chơi với các bạn nhỏ của chúng, để được hưởng cái lạc thú như các bạn nhỏ cùng lứa tuổi khác.

Một phần của tài liệu những điều cấm kị trong cuộc sống hiện đại (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w