Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tiêu dùng của NHNo&PTNT huyện Hương Thủy

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại chi nhánh NHNo&PTNT (Trang 55 - 57)

IV. Phân theo biên chế

3. Tiền gửi tiết kiệm

3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tiêu dùng của NHNo&PTNT huyện Hương Thủy

NHNo&PTNT huyện Hương Thủy

Hiện nay hoạt động cho vay tiêu dùng của NHNo&PTNT huyện Hương Thủy tỉnh Thừa Thiên Huế còn nhiều hạn chế làm cho quy mô hoạt động của nó chưa cao. Các nhân tố ảnh hưởng đến nó là:

- Hạn mức cho vay và thời hạn cho vay: do đặc điểm tình hình kinh tế trên địa bàn nên Giám đốc NHNo&PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế đã quy định khống chế mức cho vay tối đa một người có thể vay là 10 triệu đồng, 20 triệu dodòng và hiện nay là 30 triệu đồng (theo từng thời điểm) với thời hạn không quá 60 tháng. Sở dĩ ngân hàng quy định như vậy là nhằm mục đích cho vay để tăng trưởng tín dụng đồng thời phải đảm bảo chất lượng tín dụng, phát huy khả năng thu hồi nợ gốc và lãi, hạn chế rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Mặt khác căn cứ để thu nợ cho vay tiêu dùng chính là thu nhập hàng tháng của người vay do đó thu nhập của khách hàng là yếu tố quan trọng để ngân hàng xem xét quyết định cho vay hay không và cho vay với mức bao nhiêu là hợp lý. Nhưng trong thực tế có những khoản thu nhập của người vay ngoài lương lại cao hơn cả tiền lương lại chưa được “danh chính ngôn thuận” tính toán khi cho vay vốn đối với người vay; mà chỉ được tính toán đa phần trên tiền lương đã được đơn vị quản lý của người vay đã xác nhận.

- Phương pháp tính lãi và thu nợ: Hàng tháng khách hàng vay tiêu dùng phải trả nợ (cả gốc lẫn lãi) cho chi nhánh NHNo&PTNT nơi cho vay, trong đó số nợ gốc mà khách hàng phải trả hàng tháng là cố định còn tiền lãi

Tổng số vốn gốc vay NH Số vốn gốc phải trả hàng tháng =

Thời hạn vay (số tháng)

Số tiền lãi phải trả hàng tháng đợc tính theo phương pháp tích số hiện còn trên khế ước tức căn cứ để tính lãi là tính trên tổng số vốn NH trừ đi số tiền gốc đã trả trong các tháng trước đó, theo phương pháp này thì số lãi phải trả sẽ giảm dần qua các tháng.

Số lãi phải trả mỗi tháng = lãi suất * số dư vốn gốc hiện còn

Đay là một phương pháp khá đơn giản và dễ hiểu, tạo cho khách hàng cảm thấy cảm giác rõ rang, không mập mờ khi vay vốn ngân hàng đồng thời giúp họ tính được số tiền mà họ phải trả hàng tháng là bao nhiêu từ đó có kế hoạch chi tiêu và tích lũy hợp lý để trả nợ, làm cho việc thu nợ của ngân hàng được suôn sẻ, đầy đủ và đúng hạn, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng.

- Vấn đề đội ngũ cán bộ tín dụng: Đối với NHNo&PTNT huyện Hương Thủy hoạt động cho vay tiêu dùng là một lĩnh vực khá mới mẻ. Hơn nữa, ngoài việc cho vay tiêu dùng thì đối tượng khách hàng chủ yếu mà ngân hàng quan tâm hàng đầu và chiếm tỷ trọng lớn vẫn là khách hàng truyền thống đó là thị trường khu vực nông thôn, hộ sản xuất, phục vụ sản xuất nông nghiệp. Mỗi cán bộ tín dụng của ngân hàng phải làm rất nhiều công việc với nhiều khách hàng khác nhau. Do đó, việc quản lý kiểm tra đối với hoạt động của ngân hàng cần được quan tâm đúng mức. Tránh tình trạng qua loa đại khái, thiếu cặn kẽ khi thẩm định, nhằm hạn chế tối đa việc rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại chi nhánh NHNo&PTNT (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w