còn lại trên chitin từ đầu, vỏ tôm thẻ chân trắng
Cố định nhiệt độ 70oC, thời gian 8 giờ nghiên cứu xử lý chitin thô ở các nồng
độ NaOH 0,5%; 1%, 1,5%, 2% với tỷ lệ 1/1,5 (w/v). Chitin sau xử lý đƣợc rửa sạch, phơi khô và kiểm tra hàm lƣợng protein. Kết quả nghiên cứu ảnh hƣởng của nồng độ đến HQKP và HQKK của NaOH đƣợc thể hiện qua Hình 3.16:
Hình 3.16. Ảnh hƣởng của nồng độ NaOH đến hàm lƣợng protein còn lại trên chitin từ đầu, vỏ tôm thẻ
(Các chữ cái khác nhau biểu thị sự khác nhau có ý nghĩa về mặt thống kê)
Từ đồ thị Hình 3.17 cho thấy hàm lƣợng protein còn lại trên chitin giảm dần khi tăng nồng độ NaOH đối với cả chitin thô từ đầu và vỏ tôm. Hàm lƣợng protein giảm nhanh khi tăng nồng độ từ 0,5 đến 1% và giảm chậm hơn khi tăng lên 1,5; 2%. Đối với chitin từ vỏ tôm hàm lƣợng protein còn lại giảm xuống dƣới 1% khi sử dụng nồng độ NaOH 1,5%, còn chitin thô từ đầu tôm chỉ cần sử dụng NaOH 1%.
Sự liên kết giữa các gốc chitin và protein thông qua hình thành amit (Hackman, 1960 đƣợc trích dẫn bởi Roberts, 1992). Liên kết này đƣợc hình thành giữa các nhóm amin tự do trong chitin với các nhóm carboxylate trong protein. NaOH sẽ thủy phân cắt các amit làm giảm hàm lƣợng protein trong sản phẩm chitin [25]. Tiếp tục tăng nồng độ NaOH hàm lƣợng protein còn lại giảm, tuy nhiên nồng độ NaOH cao có thể cắt mạch chitin làm giảm chất lƣợng chitin, và dẫn xuất.
Vì vậy chọn nồng độ NaOH 1% xử lý chitin từ đầu tôm và 1,5% xử lý chitin từ vỏ tôm để nghiên cứu các điều kiện sau.