Tình hình kinh tế chính trị của Việt nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế giải pháp phát triển du lịch tỉnh X (Trang 39 - 94)

- Về tình hình kinh tế:

Trong những năm đầu thế kỷ 21, kinh tế Việt Nam tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng khá cao. Văn hĩa và xã hội cĩ tiến bộ trên nhiều mặt; việc gắn phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội cĩ chuyển biến tốt, nhất là trong cơng cuộc xĩa đĩi, giảm nghèo đã đạt được những chuyển biến tích cực; đời sống các tầng lớp nhân dân được cải thiện. Tình hình chính trị - xã hội ổn định, quốc phịng và an ninh được tăng cường; quan hệ đối ngoại cĩ bước phát triển mới. Việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa cĩ tiến bộ trên cả ba lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp. Sức mạnh khối đại đồn kết tồn dân tộc

được phát huy.

Với sự tăng trưởng ổn định của nền kinh tế, chúng ta tiếp tục thu hút các luồng

đầu tư của các quốc gia cũng như các tổ chức kinh tế trên thế giới. Đặc biệt, sự

kiện ngày 07/11/2006 Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã thúc đẩy tốc độ đầu tư của các quốc gia khác vào Việt Nam nhiều hơn.

Tuy nhiên, đến năm 2008, Cơn bão suy thối kinh tế thế giới đã tác động rõ nét tới nền kinh tế nước ta. Chúng ta đã phải đối mặt với những khĩ khăn về vấn đề

thanh khoản của hệ thống tín dụng, lãi suất ngân hàng cao, những cơn sốt giá lương thực và năng lượng, thị trường chứng khốn tiếp tục bị sụt giảm. Những tác động này đã kéo theo mức sống của người dân ngày càng khĩ khăn hơn,

33

đồng tiền giảm giá. Tăng trưởng giảm từ mức trung bình 7,5% những năm trước xuống cịn 6,2 % năm 2008.1

- Về chính trị:

Trong vài năm gần đây, do tình hình bạo động và bất ổn chính trị tại một số

nước như Phillipines và Thái Lan, nên Việt Nam đã được chọn là điểm đến an tồn của các du khách quốc tế. Vị thế của Việt Nam trên thị trường quốc tế ngày càng được nâng cao; hình ảnh một Việt Nam hịa bình, ổn định và mến khách

được tạo lập, được dư luận quốc tế bình chọn là điểm đến an tồn - thân thiện. Lượng khách quốc tế tìm đến Việt Nam ngày một nhiều hơn. Tuy nhiên, cũng do ảnh hưởng chung về sự suy thối kinh tế tồn cầu nên trong năm 2008 và đầu năm 2009, lượng khách du lịch khơng gia tăng mạnh như chỉ tiêu kế hoạch đề

ra.

2.2.1.3 Tình hình phát triển du lịch trên thế giới và khu vực

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, du lịch là một trong những ngành cơng nghiệp cĩ mức tăng trưởng nhanh nhất trong nửa sau của thế kỷ 20 đến đầu thế kỷ 21. Du lịch được xem như ngành chủ lực để phát triển kinh tếở cả quốc gia đã phát triển cũng như quốc gia đang phát triển và là giải pháp nhanh nhất và dễ dàng nhất trong việc chống lại sự suy yếu của nền kinh tế. Ngày càng cĩ nhiều quốc gia lựa chọn phát triển và xúc tiến các nguồn lực của mình để thu hút khách du lịch nhiều hơn. Điều này tạo nên sự cạnh tranh và thách thức mới cho các quốc gia đểđạt được mục tiêu của mình trong thời gian tới.

Theo Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), du lịch là ngành tạo ra nhiều việc làm nhất trên thế giới, với 207 triệu việc làm trực tiếp hoặc gián tiếp; 75% hành khách của ngành hàng khơng quốc tế là du khách; du lịch tồn cầu mỗi năm mang lại thu nhập hơn 514 tỉ USD; tại 83% nước trên thế giới, du lịch là

34

một trong năm nguồn thu ngoại tệ lớn nhất, riêng tại các nước vùng Caribê, 50% GDP là từ du lịch 2.

Du lịch là phương tiện chuyển giao của cải tự nguyện lớn nhất từ các nước giàu sang các nước nghèo; khoản tiền do du khách mang lại cho các khu vực nghèo khổ trên thế giới cịn lớn hơn viện trợ chính thức của các chính phủ3. Tuy nhiên, tính từ đầu năm 2008 đến nay, sự suy thối của kinh tế đã làm cho ngành du lịch của nhiều nước trên thế giới giảm sút đáng kể. Trong bản báo cáo, các nhà chức trách của Tổ chức Du lịch Thế giới đánh rằng, ngành Du lịch thế

giới năm 2008 này đã gặp nhiều khĩ khăn và trong năm tới cũng cĩ ít triển vọng sáng sủa. Các nhà chức trách của Tổ chức Du lịch Thế giới nhận định, tăng trưởng của ngành du lịch thế giới sẽ khơng thể tăng, thậm chí chỉ đạt mức trên dưới 0% trong năm 2009. Các số liệu tổng kết cơng bố ngày 8/12 của Tổ chức Du lịch Thế giới cho thấy, trong năm nay, tăng trưởng của ngành Du lịch thế

giới đã xuống mức khoảng 2%. 4 Và trong tình hình kinh tế khĩ khăn đĩ , một số

nước trong khu vực đã đẩy mạnh các chương trình khuyến mãi như: Thái Lan, vừa kết thúc chương trình “Thailand sorry”, ngành du lịch nước bạn đã cĩ ngay chương trình khuyến mãi giá tour và mua sắm chi tiết cho suốt năm 2009, đi cùng là ngân sách gần 30 triệu USD để đẩy mạnh quảng bá tại 20 thị trường trọng điểm. Chính phủ Thái Lan cũng vừa đồng ý miễn thị thực cho cơng dân của 62 quốc gia trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 6 năm nay. Tổng cục Du lịch Singapore cũng đã cĩ 60 triệu USD cùng kế hoạch cụ thể cho hoạt

động quảng bá trong năm nay. Cịn Malaysia sau khi đạt được những thành cơng

đáng kể trong việc thu hút khách gần đã lên kế hoạch tập trung vào những thị

trường xa hơn.5 Trong năm 2008, mức tăng du khách của Singapore tăng 4.8%, Malaysia và Indonesia tăng trên 13%, Campuchia cũng tăng được 6%.

2.2.1.4 Tình hình phát triển du lịch của Việt Nam

2 Theo Thơng tấn xã Việt Nam

3 Phát biểu của Ơng Lelei Lelaulu – Chủ tịch đối tác quốc tế - tại diễn đàn du lịch thế giới vì hịa bình và phát triển bền vững. Nguồn: Thơng tấn xã Việt Nam.

4www.voanews.com.

35

Theo kết quả khảo sát thường niên về “Dự định du lịch châu Á năm 2007” do tổ chức Visa International khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Hiệp hội Du lịch châu Á Thái Bình Dương (PATA) phối hợp thực hiện cho thấy sự hấp dẫn của Việt Nam như một điểm đến được ưa thích trên tồn cầu đã tăng. Theo

đĩ, 31% số người được phỏng vấn cho biết Việt Nam cĩ thể là điểm đến tiếp theo trong vịng 2 năm tới 6. Trong đĩ, xu hướng nổi bật là du khách lựa chọn kiểu du lịch thân thiện với mơi trường và du lịch văn hĩa. Gần 9/10 người cho biết sẽ chọn sản phẩm du lịch mang đậm bản sắc văn hĩa địa phương và bảo vệ

mơi trường tự nhiên, sẵn sàng trả thêm 10% chi phí chuyến đi để giúp mơi trường và nền văn hĩa địa phương khơng bị ảnh hưởng tiêu cực bởi các hoạt

động du lịch.

Ngồi ra, theo kết quả nghiên cứu của Hội đồng du lịch và lữ hành Thế giới (WTTC) phối hợp với Oxford Economic Forecasting (OEF) thì dự báo Việt Nam xếp hạng 6 trong top 10 các nước phát triển du lịch và lữ hành tốt nhất trong thời gian từ 2007 đến 2016 7.

Như vậy, từ chỗ đứng ở nhĩm các nước kém phát triển nhất, ngành du lịch Việt Nam đã từng bước vươn lên hàng trung bình trong khu vực, vượt qua Philippines, chỉ cịn sau 4 nước phát triển du lịch hàng đầu trong khu vực là Thái Lan, Singapore, Malaysia và Indonesia. Du khách đến Việt Nam từ hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ

Thống kê lượng khách quốc tếđến Việt Nam trong giai đoạn 1996 – 2008:

Bảng 2.1: Lượng khách quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 1996 – 2008

6tăng 7% so với cuộc khảo sát năm 2006; 5 lý do chính để du khách chọn đến Việt Nam bao gồm giá hàng hĩa và dịch vụ thấp (49%), phong cảnh thiên nhiên (44%), văn hĩa (41%), du lịch mạo hiểm (38%) và con người thân thiện (35%)

7 Montenegro chiếm thứ hạng cao nhất với tốc độ tăng trưởng du lịch là 10,2%. Hạng nhì và hạng ba là Trung Quốc (8,7%) và Ấn Độ (8%). Các hạng từ 4 đến 10 là Rumani (7,9%), Croatia (7,6%), Việt Nam (7,5%), Latvia (7,3%), Maldives (7,2%), Albania (7%) và Campuchia (7%)

36

Năm Lượng khách quốc tế Tốc độ tăng trưởng

1996 1,607,200 - 1997 1,717,600 6.9% 1998 1,520,100 -11.5% 1999 1,781,800 17.2% 2000 2,140,100 20.1% 2001 2,330,800 8.9% 2002 2,628,200 12.8% 2003 2,429,600 -7.6% 2004 2,927,876 20.5% 2005 3,467,757 18.4% 2006 3,583,486 3.3% 2007 4,200,000 17.2% 2008 4,225,000 0.6% Tổng cộng 34,559,519 9.7%

Tổng cục du lịch cho biết số liệu gia tăng khách du lịch ở một số nước khác như: Singapo tăng 14,6%, Malaysia tăng 13 ,4%, Trung Quốc tăng 13,1%, Thái Lan tăng 9,6%, Úc tăng 4,5 %, Mỹ tăng 2,2% so với năm 2007. Như vậy, Với bối cảnh kinh tế hiện nay, suy thối kinh tếđã làm ảnh hưởng tức thời đến ngành du lịch Việt Nam. Trong năm 2008, du lịch Việt Nam đĩn gần 4,3 triệu lượt khách quốc tế, chỉ tăng 0,6% so với năm 2007 và thấp hơn so với mục tiêu đề ra là 5 triệu lượt khách quốc tế. Mặc dù khơng đạt được mục tiêu ban đầu đặt ra, nhưng năm 2008 Việt Nam cũng đã đạt được những nỗ lực đáng kể, bởi đây là một năm tất bật với các hoạt động giao lưu văn hĩa đối ngoại được tổ chức thành cơng, tạo tiếng vang và để lại ấn tượng tốt đẹp cho bạn bè quốc tế như

Ngày văn hĩa Việt Nam tại liên bang Nga, Nhật Bản, tuần văn hĩa du lịch Việt Nam tại Campuchia, Hà Lan… Những chương trình biểu diễn văn nghệ, trưng bày sản phẩm mang đậm nét dân tộc đã khơng chỉ lơi kéo, thu hút được sự chú ý của đơng đảo bạn bè quốc tế mà cịn tạo tiền đề cho những kế hoạch xúc tiến thương mại, đầu tư từ nước ngồi vào Việt Nam. Đi cùng là các chương trình Festival, đặc biệt là Festival Huế năm 2008 và các chương trình văn hĩa nhân

37

2.2.1.5 Bản sắc văn hĩa người Huế

Lịch sử hình thành văn hĩa Huế đi song song với lịch sử “Chín Chúa mười ba Vua” kéo dài từ 1558 đến 1945 của Nguyễn Triều. Suốt 387 năm để hình thành một nền văn hĩa cung đình Triều Nguyễn, kết hợp với văn hĩa dân gian mà tạo thành văn hĩa Huế. Bản sắc của nền văn hĩa Huế mang đậm nét văn hĩa cung đình và văn hĩa đại chúng bình dân Việt Nam. Chính đây là nguồn gốc sâu xa của một trạng thái tâm lý mâu thuẫn đi tìm cái khơng bao giờ cĩ của Huế. Tâm lý Huế là nghèo mà sang, vui mà vẫn man mác buồn, sống hiện tại mà vẫn thiết tha về quá khứ nên hiện tượng “Ở Ngự Viên mà nhớ Ngự Viên” rất phổ

biến trong tâm tình người Huế. Và cũng cái tâm lý ấy tạo nên tính cách con người Huế. Theo kết quả khảo sát của một nhĩm nghiên cứu của Sở Du lịch Huế

thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn sâu với các chuyên gia, các nhà quản lý tại các sở, ban ngành và các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực khách sạn, lữ hành của tỉnh Thừa Thiên Huế cho thấy về bản chất và tính cách của con người Huế

cĩ ảnh hưởng đến hoạt động du lịch như sau:

- Con người của Huế chậm, khơng năng động, cĩ thể do nguồn gốc của người Huế vốn thâm trầm, dịu dàng, chưa hội nhập được với tác phong cơng nghiệp, ảnh hưởng phần nào đến việc phát triển du lịch. Đây là tính cách của mỗi vùng miền, do đĩ nếu khi bước vào WTO mà khơng xoay chuyển được tính cách này cũng ảnh hưởng đến phong cách phục vụ du khách.

- Con người Huế thường thích sống về văn hĩa nghệ thuật, đạo đức hơn là làm giàu bằng kinh tế thị trường. Người Huế rất khĩ chấp nhận những thử

nghiệm đổi mới trong lối sống và cả trong ý thức văn hố của mình

- Người Huế ít đầu tư vào việc sáng tạo ra các sản phẩm do sợ bị mất nghề, bị ăn cắp mẫu mã. Cĩ những sản phẩm du lịch đặc trưng của Huế nhưng lại được sản xuất từ những địa phương khác, thậm chí cĩ những sản phẩm lưu niệm được sản xuất từ Trung Quốc.

38

- Người Huế thường sống bằng quá khứ và hình thành chủ nghĩa cục bộ, tâm trạng, khơng thích thể hiện cảm xúc ra bên ngồi; khơng tạo được niềm tin khi tiếp xúc, từđĩ dẫn đến việc các đối tác cĩ thể cảm thấy bất an khi giao dịch với người Huế.

- Chưa tạo được sự chuyển động chung của cộng đồng trong việc tạo nên sức bật cho du lịch TTH. Con người Huế sống khép kín, khơng cởi mở và ngại ngùng khi tiếp xúc với các vấn đề mới.

2.2.1.6 Áp lực cạnh tranh.

Cạnh tranh du lịch trong khu vực và thế giới ngày càng gay gắt, nhất là trong tình hình kinh tế như hiện nay, các chiến lược tiếp thị và nâng cao dịch vụ ngày càng được nâng lên một tầm cao hơn, quy mơ hơn. Trong khi đĩ, khả năng cạnh tranh của Việt nam, trong đĩ cĩ Thừa Thiên Huế cịn rất hạn chế.

Đối với trong nước, sự xuất hiện và ngày càng phát triển của các điểm đến cĩ khả năng cạnh tranh cao như: Thành phố Hồ Chí Minh, Nha Trang, Đà Nẵng, Quãng Nam, Bình Thuận …với những sản phẩm du lịch đa dạng, cĩ chất lượng cao hấp dẫn đối với khách du lịch Quốc tế là một yếu tốảnh hưởng đến sự phát triển của ngành du lịch Huế. Cụ thể:

a) Thành phố Hồ Chí Minh:

Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là trung tâm kinh tế của cả nước, cĩ tốc độ tăng trưởng kinh tế cao; là nơi hoạt

động kinh tế năng động nhất, đi đầu trong cả nước về tốc độ tăng trưởng kinh tế. Tỷ trọng GDP của Thành phố chiếm 1/3 GDP của cả nước.

Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở ngã tư quốc tế giữa các con đường hàng hải từ

Bắc xuống Nam, từ đơng sang tây, là tâm điểm của khu vực Đơng Nam Á. Trung tâm thành phố cách bờ biển Đơng 50 km đường chim bay. Đây là đầu mối giao thơng nối liền các tỉnh trong vùng và là cửa ngõ quốc tế. Thành phố cĩ nhiều danh lam thắng cảnh, địa danh - di tích lịch sử - văn hĩa như: Thảo Cầm Viên, Đầm Sen, Suối Tiên, Hồ Kỳ Hồ, Bảo tàng Lịch sử, Bảo tàng Cách mạng,

39

địa đạo Củ Chi, đền tưởng niệm Bến Dược Củ Chi, chiến khu An Phú Đơng, 18 thơn Vườn Trầu, Hĩc Mơn Bà Điểm, Láng Le Bàu Cị, vườn thơm Bưng Sáu, “Căn cứ nổi” rừng Sác, khu du lịch sinh thái Cần Giờ với nhiều hệ sinh thái cĩ nhiều chủng loại động thực vật.

Trong năm 2008, ngành du lịch TPHCM đĩn được 2,8 triệu lượt khách, tăng 3,7% so với năm 2007, nhưng chỉđạt 93% kế hoạch năm.

Với sự quan tâm của chính quyền Thành phố trong việc phát triển du lịch, ngành du lịch Thành phố đã chủ động tìm kiếm thị trường, xây dựng - làm mới thêm nhiều sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách trong và ngồi nước. Các doanh nghiệp ngày càng thể hiện vai trị, sự năng động của mình; xu hướng liên kết doanh nghiệp trong ngành để cộng đồng sức mạnh, phát huy lợi thế cạnh tranh đang phát triển mạnh khơng chỉ giữa các doanh nghiệp lớn mà cịn khá phổ biến ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp du lịch cịn chủ động bắt tay liên kết với các tập đồn doanh nghiệp lớn, cĩ thương hiệu mạnh như trên thế giới để hỗ trợ nhau phát triển, khai thác thị trường hai bên, tạo nguồn khách ổn định.

Về cơ sở vật chất phục vụ du lịch, hệ thống cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố

tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong cả nước, trong đĩ các khách sạn từ 3

đến 5 sao cĩ khả năng cạnh tranh được với khách sạn các nước trong khu vực về

giá cả và chất lượng. Tồn ngành du lịch thành phố cĩ 452 doanh nghiệp lữ hành

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế giải pháp phát triển du lịch tỉnh X (Trang 39 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)