KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN:

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong trường trung học phổ thông ở Đà Nẵng (tóm tắt + toàn văn) (Trang 46 - 49)

- Phù hợp (HS tiếp thu như thế nào?) Hiệu quả (Đáp ứng, nâng cao)

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN:

4. Xây dựng giáo án

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN:

KẾT LUẬN:

1. Các trường THPT ở Đà Nẵng hội đủ các yếu tố thuận lợi trong công tác GDTC và HĐTT trường học, thể hiện:

- Đội ngũ GV TD THPT trình độ chuyên môn tốt (hơn 95% thạc sỹ và đại học TDTT) đạt chuẩn về nghề nghiệp của các tiêu chí chuẩn nghề nghiệp, tuổi đời trẻ (thâm niên công tác bình quân 9,67 năm).

- CSVC TDTT các trường THPT được quan tâm đầu tư xây dựng khá tốt.

- Động cơ, hứng thú với TDTT và nhu cầu tập luyện thể thao của HS cao, đa đạng với nhiều môn thể thao khác nhau.

2. Công tác GDTC và HĐTT các trường THPT ở Đà Nẵng còn hạn chế, thể hiện:

- Thái độ và hành vi học tập môn TD của HS chưa tốt, kết quả thể chất bình thường. Trong các nguyên nhân dẫn đến kết quả trên, chương trình môn học nặng, xơ cứng làm HS chán học và PPDH của GV không thu hút là nguyên nhân cơ bản.

- HĐTT trường học chưa đều, hình thức đơn điệu, chủ yếu tập trung cho thi đấu HKPĐ, không đáp ứng nhu cầu tập luyện thể thao đa dạng của học sinh THPT ở Đà Nẵng.

24

- Thể chất HS THPT ở Đà Nẵng tương đương với các chỉ số về thể chất người Việt Nam cùng lứa tuổi ở điểm 2001. Một số thành tích có chỉ số tốt hơn nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê, với p > 0,05.

3. Luận án đã lựa chọn 05 giải pháp ưu tiên nâng cao hiệu quả GDTC và HĐTT ở trường THPT ở Đà Nẵng. Trong đó có 2 giải pháp được lựa chọn kiểm nghiệm trong thực tiễn gồm:

(1) Thiết kế nội dung CTGD phổ thông môn TD mới theo hướng tự chọn theo chủ đề đáp ứng, kết hợp đổi mới PPDH môn TD của GV theo hướng ứng dụng công nghệ.

(2) Xây dựng mô hình CLB TDTT trong nhà trường THPT ở Đà Nẵng.

Kết quả thực nghiệm đã minh chứng tính hiệu quả của các giải pháp như góp phần nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ học tập, rèn luyện môn TD và kết quả rèn luyện về thể lực cho HS THPT, trong đó:

- Nội dung, chương trình TD theo chủ đề tự chọn đáp ứng đã đem lại hiệu quả trong công tác GDTC. Thái độ học tập và kết quả kiểm tra thể lực của HS NĐC tốt hơn NTN, độ tin cậy ở ngưỡng p < 0.05.

- Mô hình CLB TDTT trường học đã phát huy hiệu quả tính tích cực trong HĐTT ngoại khóa cho HS, số môn thể thao được mở rộng ở 2 hình thức đội nhóm (9 môn) và lớp học (5 môn), số người tập luyện TDTT được tăng lên (1069 người và 804 người/tháng, tổng lượt tham gia thực hiện 21.840 lượt/năm). Thái độ tập luyện và thể lực của HS tham gia CLB cũng tăng lên rõ rệt.

KIẾN NGHỊ:

1. Có thể sử dụng kết quả đánh giá thực trạng về GDTC và HĐTT trường THPT ở Đà Nẵng như một sơ sở dữ liệu tham chiếu có giá trị trong công tác nghiên cứu GD lĩnh vực TDTT trường học trên phạm vi cả nước.

2. Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được các trường đại học TDTT, các trường đại học sư phạm TDTT, ngành TDTT và ngành GD&ĐT tiếp tục nghiên cứu sâu hơn để ứng dụng cho tất cả các trường THPT trong phạm vi cả nước

25

với tinh thần đổi mới căn bản, toàn diện công tác GDTC trong nhà trường.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong trường trung học phổ thông ở Đà Nẵng (tóm tắt + toàn văn) (Trang 46 - 49)