Bàn luận kết quả lựa chọn, ứng dụng giải pháp.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong trường trung học phổ thông ở Đà Nẵng (tóm tắt + toàn văn) (Trang 42 - 46)

- Phù hợp (HS tiếp thu như thế nào?) Hiệu quả (Đáp ứng, nâng cao)

4. Xây dựng giáo án

3.3.6. Bàn luận kết quả lựa chọn, ứng dụng giải pháp.

pháp.

3.3.6.1. Kết quả lựa chọn các giải pháp.

Nghị quyết Đại hội Đảng, đặc biệt là Nghị quyết HNTƯ 8 (Khóa XI) là cơ hội để đẩy mạnh cải cách GD, đồng thời với chủ trương đổi mới Chương trình và sách giáo khoa sau năm 2015, là cơ sở nghiên cứu của luận án.

Qua phân tích ma trận SWOT, Luận án đã lựa chọn 5 nhóm giải pháp ưu tiên. Qua so sánh một số công trình liên quan cho thấy các nghiên cứu thường lựa chọn giải pháp trên cơ sở đánh giá bên trong, ít chú ý đến yếu tố tác động bên ngoài. Phương pháp phân tích SWOT đã giải quyết sâu hơn các vấn đề này nên các giải pháp dễ có tính khả thi trong ứng dụng thực tế.

Luận án thực nghiệm 02 giải pháp, trong đó giải pháp về đổi mới nội dung chương trình daỵ học tự chọn theo chủ đề đáp ứng có thể xem là giải pháp đột phá nhằm nâng cao hiệu quả TDTT trường THPT ở Đà Nẵng và Giải pháp về mô hình CLB các môn thể thao tự chọn theo sở thích cá nhân có thể xem là giải pháp then chốt trong HĐTT trong nhà trường. Đây là 2 giải pháp cơ bản, nếu thực hiện tốt có thể đáp ứng yêu cầu cải tiến chất lượng GDTC và HĐTT trường THPT ở Đà Nẵng.

3.3.6.2. Chương trình, nội dung dạy học tự chọn theo chủ đề đáp ứng:

Các tài liệu về dạy học tự chọn ở các nước cho thấy nhiều khác biệt, tuy nhiên xu thế chung hình thức này được áp dụng ngay từ những lớp cuối trường tiểu học và tỷ lệ thời gian cho các nội dung tự chọn so với các nội dung bắt buộc tăng dần theo bậc học, cấp học và lớp học. Ở trường THPT nhiều nước, sau khi kết thúc chương trình cơ bản vào cuối lớp 11, học sinh chỉ còn học tập theo một chương trình hoàn toàn tự chọn bao gồm những nội dung học tập tự chọn bắt buộc và những nội dung tự chọn tuỳ ý. Ở nước ta, trong lĩnh vực GDTC, dạy học tự chọn TD cũng được đưa vào chương trình từ lớp 4.

Tổ chức dạy học môn TD bằng dạy học tự chọn theo chủ đề đáp ứng ở trường THPT Đà Nẵng được xây dựng trên cơ sở ưu tiên hàng đầu tới mục tiêu dạy học, quyền lựa chọn nội

20

dung chương trình, mô hình dạy học của GV trở thành một trong những quyền trong hoạt động sư phạm.

Mục tiêu của chương trình là giúp HS yêu thích hoạt động TDTT và tham gia học tập, tập luyện TDTT một cách tự giác, tích cực để phát triển thể lực, sức khỏe, đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể theo lứa tuổi và giới tính. Đồng thời chương trình trang bị cho HS những kiến thức, kỹ năng cơ bản về bài tập thể chất, các môn thể thao và phương pháp tập luyện môn thể thao ưa thích, hình thành thói quen tập luyện TDTT thường xuyên và nếp sống lành mạnh, tác phong nhanh nhẹn, kỷ luật, tinh thần tập thể và các phẩm chất đạo đức, ý chí.

Nội dung nghiên cứu đổi mới nội dung, chương trình tự chọn môn học TD theo chủ đề đáp ứng đã bám sát định hướng của Bộ GD&ĐT trong đổi mới chương trình: “Thiết kế chương trình theo hướng tích hợp cao ở cấp tiểu học, phân hóa rõ dần từ tiểu học đến THCS và sâu hơn ở THPT. Giảm số lượng môn học bắt buộc trong mỗi cấp học và tăng các môn học, các chủ đề tự chọn đáp ứng nhu cầu, năng khiếu, định hướng nghề nghiệp của HS”.

Đổi mới PPDH của GV theo hướng ứng dụng CNTT được xem là một biện pháp hỗ trợ để thực hiện giải pháp đổi mới nội dung chương trình môn TD theo chủ đề tự chọn đáp ứng. Đây là một phương pháp hữu hiệu của PPDH tích cực. “Tích cực” được dùng với nghĩa là hoạt động chủ động chứ không dùng theo nghĩa trái với tiêu cực. PPDH tích cực hướng tới việc tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của HS. Có nhiều PPDH tích cực, trong đó phương pháp sử dụng CNTT trong dạy học được các nhà nghiên cứu GD đánh giá cao.

Hiện nay, phương tiện, thiết bị CNTT đang tác động từng ngày, từng giờ đối với HS vùng đô thị như thành phố Đà Nẵng. Người sử dụng các phương tiện CNTT ngày càng trẻ hóa, có xu hướng các đối tượng HS tiếp cận, thao tác và khai thác tính năng của các phương tiện CNTT ngày càng tốt hơn người trưởng thành, các bậc phụ huynh. Vì vậy, nếu sử dụng tốt các chức năng của các phương tiện này trong quá trình dạy học sẽ đem lại hiệu quả tích cực trong dạy học môn TD cho học sinh.

21

Nhờ sự phát triển bùng nổ của CNTT, hầu hết các trường đại học, trung học trên thế giới và ở Việt Nam đều ứng dụng và đổi mới đáng kể trong dạy học. Những thông tin, tri thức trên mạng đã trở thành “không khí”, “bầu khí quyển” trong các trường học, cho cả người dạy và người học như theo nghiên cứu của GS.Đặng Hữu. Hoạt động GDTC và GV TD muốn dạy học hiệu quả thì không thể đứng ngoài trào lưu này.

Mục tiêu cần đạt được là làm sao cho HS tiếp thu bài giảng tốt nhất với thời gian ngắn nhất, đồng thời phải tăng được mật độ động của từng buổi học, lựa chọn và sử dụng đa dạng, linh hoạt các hình thức dạy học, phù hợp với đặc điểm học sinh và điều kiện dạy học, nhằm tăng cường lượng vận động tập luyện cho từng học sinh trong các giờ học. Đổi mới PPDH tích cực bằng ứng dụng CNTT chỉ thực hiện thành công khi người GV đảm bảo hiệu quả việc thực hiện tối đa giờ dạy chính khóa theo chương trình, tăng cường các hình thức học tập ngoại khóa, giao bài tập về nhà, có biện pháp đối đãi cá biệt với HS yếu. Tổ chức hoạt động trong giờ học phải theo nguyên tắc trước hết và chủ yếu tập trung vào HS.

3.3.6.3. Hiệu quả của tổ chức dạy học tự chọn theo chủ đề đáp ứng:

Kết quả thực nghiệm của đề tài làm rõ tính tất yếu và hiệu quả cao trong việc vận dụng hợp lý nội dung, phương pháp giảng dạy trên cơ sở có đưa vào hệ thống các tiết học, các giờ học thể dục tự chọn theo chủ đề đáp ứng cho HS THPT ở thành phố Đà Nẵng. Đây là cơ sở tạo tiền đề để góp phần nâng cao chất lượng GDTC trong nhà trường THPT.

Tóm lại, điểm mới của đề tài là đổi mới nội dung, chương trình môn TD theo chủ đề tự chọn nhằm phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của HS. Đồng thời đổi mới PPDH tích cực theo hướng ứng dụng CNTT là một khâu quan trọng của quá trình dạy học ở các trường THPT.

3.3.6.4. Mô hình CLB các môn thể thao tự chọn theo sở thích cá nhân mang tính chất XHH ở trường THPT Đà Nẵng.

Căn cứ để xây dựng, hình thành các CLB TDTT hiện nay là Thông tư số 18 Quy định mẫu về tổ chức và hoạt động

22

của CLB TDTT cơ sở của Bộ VH,TT&DL ban hành năm 2011. Tổ chức CLB TDTT của trường học được đề cập ở điều 2, mục 1, đồng thời, như tên gọi của văn bản, quy định này có tính chất là quy định mẫu đã tạo điều kiện để các nhà trường vận dụng phù hợp với thực tiễn [22].

Tỷ lệ HS THPT ở Đà Nẵng tham gia các hoạt động ngoại khóa thể thao chỉ chiếm hơn 9,0%, thấp hơn kết quả nghiên cứu của Đặng Hồng Phương trên cùng đối tượng HS THPT ở Ninh Bình (11-12%) [71] và chưa bằng ½ số người tập luyện TDTT thường xuyên theo đánh giá trong Chiến lược phát triển TDTT đến năm 2020 (khoảng 23%) [92]. Điều này đã củng cố thêm yêu cầu cần thử nghiệm giải pháp mô hình CLB mang tính chất XHH ở trường THPT Đà Nẵng để phát huy các thế mạnh về năng lực GV, điều kiện CSVC của từng trường, thu hút sự đóng góp của cộng đồng, qua đó làm cơ sở nhân rộng kết quả này cho các trường THPT ở Đà Nẵng.

Phương thức tổ chức mô hình CLB TDTT trường học.

Một số nghiên cứu liên quan trước đây chỉ đề cập chung chung đến hoạt động CLB thể thao trường học, hầu như chưa có nghiên cứu sâu hơn vấn đề này, nhất là chưa thiết lập quy trình và mô hình cụ thể về hoạt động CLB TDTT trong nhà trường THPT

Trên cơ sở tìm hiểu các văn bản và thực tiễn nghiên cứu, đề tài tập trung xây dựng các vấn đề cơ bản. Trong đó, về nội dung hoạt động có 2 hình thức chủ yếu là CLB các môn thể thao và các các lớp học theo sở thích nhằm phát huy tổng hợp các năng lực và kiến thưc chuyên sâu của GV TD, nhu cầu và điều kiện tập luyện của HS, điều kiện và CSVC TDTT trong nhà trường, đồng thời góp phần phát hiện, lựa chọn, bồi dưỡng các HS có năng khiếu thể thao.

Về phương thức hoạt động, mô hình CLB thể thao kết hợp giữa gia đình và nhà trường, nhà trường và xã hội theo hình thức XHH nhằm huy động nguồn lực của xã hội (như đóng góp kinh phí, tự trang bị dụng cụ thể thao tập luyện…) để đẩy mạnh phát triển phong trào TDTT trong nhà trường.

Hiệu quả thử nghiệm mô hình CLB TDTT trường THPT Đà Nẵng.

23

Một là, nhận thức của tập thể GV và HS về công tác TDTT trường học được nâng lên, nhìn nhận thể thao ngoại khóa là nội dung quan trọng, hỗ trợ cho chương trình dạy học TD nội khóa, góp phần nâng cao thể chất HS.

Hai là, trường học là nơi có điều kiện và lợi thế rất lớn trong việc phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu thể thao ban đầu. Xây dựng thành công tổ chức CLB TDTT trong trường học có ý nghĩa đối với xu thế phát triển TDTT trong nhà trường nói riêng và công tác TDTT nói chung hiện nay.

Ba là, kết quả rèn luyện và phát triển thể chất của HS thông qua hoạt động CLB đều có chuyển biến thể lực và năng lực thể thao tốt hơn hẳn HS chỉ học tập theo chương trình quy định, các chỉ số thể chất cũng chuyển biến hơn so với HS cùng lứa tuổi toàn quốc.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong trường trung học phổ thông ở Đà Nẵng (tóm tắt + toàn văn) (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w