Các thủ tục lập trình

Một phần của tài liệu tìm hiểu máy phay điều khiển chương trình số pc mill 155 (Trang 66 - 69)

Sự khác nhau giữa các thủ tục lập trình dựa trên các yếu tố sau: - vị trí lập trình.

- mức độ tự động hoá đã có. - kiểu của máy tính được sử dụng. - các phương tiện hỗ trợ lập trình đã có.

- các phương tiện hỗ trợ điều khiển và kiểm tra. 8.3.1.Lập trình bằng tay.

Khi lập trình bằng tay, người lập trình hoàn thành chương trình không có sự trợ giúp của máy tính. Phương tiện hỗ trợ duy nhất được sử dụng đó là các bảng số liệu, một máy tính tay, các lệnh lập trình cho một máy công cụ, thiết bị điều khiển cụ thể, một thiết bị chuẩn bị băng và kinh nghiệm.

Người lập trình phải bắt đầu và kết thúc khoá đào tạo bằng việc lập trình tay, bởi vì họ cần phải có khả năng sẵn sàng hiểu, đọc và sửa chữa chương trình.

Một người lập trình phải tự tin khi sửa chữa chương trình lúc tại máy CNC cũng như khi ở văn phòng.

Các thủ tục về lập trình bằng tay về cơ bản như sau:

- Sau khi chọn máy CNC phù hợp nhất trên cơ sở độ phức tạp về hình học của cấu tạo chi tiết, người lập trình phác hoạ quá trình gia công trong một bản thảo chương trình.

- Bước thứ hai là quyết định, với sự giúp đỡ của một "file" dữ liệu dụng cụ: số, kiểu và chuỗi dụng cụ cần thiết và có sử dụng các thiết bị kẹp hay đồ gá riêng biệt để kẹp chi tiết hay không. Tuỳ theo vật liệu gia công mà tốc độ trục chính, tỷ số tiến được lựa chọn ở bước này.

- Sau hai bước sơ bộ làm việc với các số liệu hình học từ bản vẽ này, khi lập trình chuyển động tương đối giữa dao và chi tiết, thường các có các tính toán hình học phụ để xác định các điểm cắt, các đường tâm dụng cụ cắt đều nhau, các điểm giao nhau tuỳ theo khả năng tính toán của thiết bị điều khiển và độ phức tạp của chi tiết. Mặt khác còn phải bảo đảm tính toán chính xác tất cả các chuyển động để tránh va chạm giữa dao, phôi, đồ gá. Cần tiến hành tất cả các công việc này theo một quy định chặt chẽ được trình bày cụ thể trong bản hướng dẫn lập trình cho thiết bị điều khiển gia công có liên quan.

Một lập trình viên tốt cần có các khả năng sau:

- Có kiến thức sâu về hệ thống máy công cụ và thiết bị điều khiển. - Thành thạo với các thuật ngữ của máy công cụ.

- Có khả năng điều khiển các thiết bị để tạo ra một bảng đục lỗ sạch.

- Có kiến thức tốt về các hướng dẫn hệ thống lập trình, chẳng hạn các chi tiết về chiều dài tối đa được phép của khối và từ.

- Thành thạo về việc mã hoá các chức năng gia công riêng biệt và quen với khả năng hoạt động của chúng

- Có kiến thức với các kiểu nội suy đã có (thẳng, tròn, parabol, 221-D, 3-D) và các ứng dụng phù hợp của chúng.

- Có khả năng nhận biết các giới hạn của hệ thống.

- Có khả năng tính toán chính xác các hành trình của dao.

- Có kiến thức về các kiểu điều khiển đặc biệt cũng như các yếu tố khác có liên quan tới việc lập trình.

Bản vẽ chi tiết

Kế hoạch gia công Kế hoạch dụng cụ cắt

Bảng các toạ độ Kế hoạch đồ gá

Chỉ dẫn lập trình Người lập trình

Máy viết băng đục lỗ hoặc máy tính với hệ thống bài khoá

Một phần của tài liệu tìm hiểu máy phay điều khiển chương trình số pc mill 155 (Trang 66 - 69)