Điều kiện cơ bản để bảo quản tốt máy móc, thiết bị là việc sửa chữa định kỳ. Tuỳ thuộc vào khối lượng và mục đích của công việc sửa chữa, ta có thể phân thành 3 loại sau: sửa chữa nhỏ, sửa chữa vừa, sửa chữa lớn.
- Sửa chữa nhỏ (tiểu tu)
Sửa chữa nhỏ là loại sửa chữa nhằm khắc phục những hư hỏng nhỏ và thay thế những thiết bị hao mòn nhanh của máy. Sửa chữa nhỏ chỉ tháo từng bộ phận của máy và chỉ làm ngừng công việc của máy trong một thời gian ngắn.
Những công việc chủ yếu khi sửa chữa nhỏ như sau:
+ Khảo sát toàn máy và tháo những bộ phận chủ yếu của máy. (thí dụ: ở máy phay thì tháo hộp tốc độ, hộp chạy dao, hệ thống bơm, bàn máy).
+ Rữa và làm sạch các chi tiết của những bộ phận được tháo ra và chi tiết của hộp tốc độ.
+ Kiểm tra và làm sạch hệ thống bôi trơn và cơ cấu lọc dầu.
+ Làm sạch và cạo nhẵn các bề mặt của các thước và nêm điều chỉnh, cũng như các bề mặt ma sát.
+ Thay thế, sửa chữa hoặc điều chỉnh lại các chi tiết bị mòn. (thí dụ như: khử các khe hở; sửa chữa các bộ li hợp; sửa chữa các cơ cấu bôi trơn bị hư, hàn lại hoặc nắn thẳng các ống dẫn dầu; thay các vòng chắn dầu bị hỏng; sửa chữa hộp tốc độ; rữa và làm sạch các nắp đậy; sửa lại các vấu tì; cơ cấu hạn chế hành trình; thay thế các chi tiết an toàn bị hư hỏng như các vòng đàn hồi, các tấm da hoặc nỉ bảo vệ các băng máy, sống trượt...)
+ Kiểm tra, làm sạch và sửa chữa các cơ cấu đóng mở điện.
+ Thay thế dầu trong hộp tốc độ, hộp chạy dao; tra dầu và thay bấc ở các phễu bôi trơn.
+ Trường hợp cần thiết sơn lại các bề mặt không tinh chế, sửa lại các bảng số, bảng điều khiển.
+ Thành lập bảng kê sơ bộ các chi tiết cần thay thế cho các lần sửa chữa sau. Sau cùng, phải cho máy chạy với tất cả các cấp vận tốc và lượng chạy dao, kiểm tra tiếng ồn, độ chính xác và độ bóng chi tiết gia công.
- sửa chữa vừa (trung tu).
Đặc điểm của sửa chữa vừa là ngoài việc thay thế các chi tiết bị mòn, điều chỉnh lại kết cấu và tiến hành kiểm nghiệm đô chính xác, còn phải tháo tất cả các bộ phận máy để sửa chữa. Ngoài ra còn phải hoàn thành việc sơn lại toàn bộ máy. Sửa chữa vừa cần phải hoàn thành trong hạn càng ngắn càng tốt. Cố thể làm 2 hoặc 3 ca, kể cả những ngày nghỉ, đồng thời phải chuẩn bị trước những chi tiết cần thay thế, để có thể làm ngắn nhất thời gian ngừng máy.
Các công việc điển hình của quá trình sửa chữa vừa bao gồm:
+ Tháo tất cả các bộ phận mà trong quá trình sửa chữa cần phải xác định độ mòn của nó. Thí dụ như: ở máy tiện phải tháo hộp tốc độ, hộp chạy dao,ở máy phay thì tháo hộp tốc độ, hộp chạy dao, các loại bơm , đầu phân độ và các loại đồ gá.
+ Rửa, làm sạch các chi tiết của những bộ đã tháo ra và kiểm tra độ mòn của chúng.
+ Kiểm tra trạng thái của ren và êcu trên trục chính, của các bánh răng. + Lấy kích thước của chi tiết cần thay thế.
+ Mài lại trục chính, cạo các bề mặt trượt của thân máy, bàn máy, đầu trượt... + Sửa chữa các li hợp ma sát.
+ Thay thế và lắp ráp lại các ổ trục, bạc, bánh răng trục, trục chính đã bị mòn. + Kiểm tra và làm sạch hệ thống bôi trơn và lọc dầu. Thay dầu trong hộp tốc độ và phễu bôi trơn. Sửa chữa ống dầu, thay vòng chắn dầu.
+ điều chỉnh lại khe hở và vị trí của những cặp bề mặt ma sát. + Rửa, làm sạch và làm sạch các nắp đậy.
+ Thay thế và điều chỉnh lại các cơ cấu hạn chế hành trình. + Kiểm tra và sửa chữa động cơ điện, các thiết bị điện.
+ Lập bảng kê các công việc sửa chữa, các chi tiết đã thay thế vào phiếu sửa chữa.
+ Kiểm nghiệm lại toàn bộ về độ chình xác của máy và độ bóng của chi tiết gia công.
Trong phạm vi tiến hành sửa chữa nhỏ và vừa, các chi tiết chóng mòn của máy lần lượt được thay thế. Trong khi đó các chi tiết khác cũng bị mòn tuy chậm hơn. Vì thế, sau sửa chữa nhỏ và vừa, với một thời gian nhất định các chi tiết máy bị mòn toàn bộ, đồi hỏi phải làm mới lại toàn máy.
Khi sửa chữa lớn, thường kết hợp với cải tiến và hiện đại hoá máy. Sửa chữa lớn bao gồm các công việc như sửa chữa vừa. Ngoài ra, nó còn thực hiện một số công việc điển hình khác như: tháo toàn bộ các chi tiết máy và phân thành 3 loại.
+ Các loại hoàn toàn còn dùng được
+ các chi tiết có thể phục hồi lai sau khi sửa chữa. + Các chi tiết hoàn toàn không dùng được.
Trên cơ sở phân loại, tiến hành thay thế và sửa chữa các chi tiết, làm nhẵn lại các bề mặt sống trượt, kiểm tra tất cả các kết cấu của máy về mặt truyền động và điều chỉnh. Tiến hành kiểm nghiệm độ chính xác của máy, cũng như độ bóng của chi tiết gia công. Sơn và trang trí lại toàn máy.
Sửa chữa nhỏ và vừa có thể tiến hành tại chỗ hoặc ở phân xưởng sửa chữa của phòng cơ điện. Sửa chữa lớn phải tiến hành ở phân xưởng sửa chữa và phòng thiết kế có trách nhiệm kiểm tra lại chất lượng của máy.
7.3. BÔI TRƠN MÁY.
Bôi trơn các bề mặt làm việc là nhằm bảo đảm cho các chi tiết máy làm việc ở trạng thái ma sát ướt. Nó làm giảm ma sát do đó, giảm được tổn thất năng lượng, giảm độ mòn bề mặt, đảm bảo nhiệt độ làm việc bình thường của máy. Đảm bảo cho truyền động được êm, không ồn. Nâng cao hiệu suất của máy và đảm bảo độ chính xác khi gia công.
Các bộ phận chính yếu trong máy cần phải bôi trơn là: các ổ trục, sống trượt, các chi tiết thực hiện truyền động như bánh răng, xích, vít me, các bạc, các khớp nối.
Các bộ phận này được cung cấp dầu bôi trơn ở hệ thống dầu trung tâm. Nó được phân phối đều ở nhưng điểm cần bôi dầu. Ngay khi bộ phận trượt đi qua, hệ thống sẽ tự động bơm dầu thông qua rãnh dẫn để cung cấp dầu bôi trơn.
Phải kiểm tra mức dầu của thùng dầu bôi trơn hàng ngày ở phần sau của máy. Chú ý rằng mức dầu không được hạ thấp xuống mức tối thiểu cho phép. Nếu chúng ta đổ dầu ở mức độ quá thấp thì bơm sẽ không làm việc được, không khí sẽ lọt vào hệ thống bôi trơn.
Chú ý la mở các đường dẫn dầu trước khi mở van phân phối dầu..
Ngoài ra còn một số bộ phận không được cung cấp dầu bôi trơn bởi hệ thống dầu trung tâm như: ổ chứa dụng cụ, ê-tô máy do đó ta phải thường xuyên bôi trơn chúng. Đối với ổ chứa dụng cụ phải thường xuyên bôi trơn và chú ý đến các sống trượt. Khoảng thời gian bôi trơn là: 40 giờ.
Trong khi thay đổi dụng cụ, sự kẹp chặt và tháo lỏng giữa trục chính và bộ gá dụng cụ được điều khiển bởi dầu ép ở trên đầu trục chính. Bộ phận này cũng không được bôi trơn bằng hệ thống dầu trung tâm. Do đó ta cũng phải bôi trơn thường xuyên, khoảng thời gian bôi trơn là 40 giờ.
Đối với ê-tô phải lau chùi hàng ngày để tránh các bụi phoi, và các loại bụi bẩn khác làm hư hỏng hàm ê-tô và đảm bảo kẹp an toàn. Hàm ê-tô được lau chùi hàng ngày bởi dầu nhờn. Trục ê- tô được bôi trơn bằng mỡ trong khoảng 200 giờ một lần.
Chương 8
LẬP TRÌNH GIA CÔNG TRÊN MÁY CNC
8.1. CÁC ĐỊNH NGHĨA.
Tính kinh tế của các máy công cụ CNC phụ thuộc nhiều vào hệ thống lập trình sử dụng để tạo ra các dữ liệu điều khiển. Các chương trình hoàn hảo (không có lỗi),
được tạo ra và đưa vào máy càng nhanh và càng dễ dàng thì quá trình gia công CNC càng trở nên linh hoạt và kinh tế.
Một chương trình được tạo nên bởi một chuỗi các lệnh khiến cho một máy tính hay một máy CNC tiến hành một công việc gia công xác định. Với các máy CNC, công việc này là chế tạo một chi tiết cụ thể bằng chuyển động tương đối giữa dao và chi tiết, với việc vào kích thước biểu thị bằng "inch" hoặc "mm". Các chương trình bộ phận như vậy chứa tất cả các thông tin hành trình cần thiết cũng như các thông tin về dịch chuyển và các lệnh phụ trợ khác cần thiết cho chế tạo một chi tiết tự động hoàn toàn.
Quá trình thiết lập các chuỗi lệnh trong các dụng cụ cắt từ bản vẽ chi tiết và các catolô dụng cụ, cùng với việc phát triển các lệnh chương trình cụ thể, và sau đó chuyển tất cả các thông tin này sang bộ phận mang dữ liệu được mã hoá đặc biệt cho một hệ thống CNC mà có thể đọc nó một cách tự động được gọi là lập trình. 8.2. NỘI DUNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH CNC.
Nội dung của chương trình được tạo thành từ một số khối (block) mô tả quá trình hoạt động của máy bởi các bước hoặc các câu. Mỗi một khối đại diện cho một bước gia công hình học hoặc một chức năng gia công cụ thể nào đó. Các khối riêng biệt được đánh số liên tiếp và được phân cách nhau bởi mã kết thúc khối ($).
Mỗi một khối được lập nên bởi các từ, thường bao gồm các ký tự chữ - số, các ký tự chữ thêm bởi các giá trị số để tạo nên các chuyển động gia công và các chức năng chuyển dịch. Mỗi một khối có thể bao gồm các lệnh khác nhau. Có các kiểu lệnh sau:
- Các lệnh hình học điều khiển chuyển động tương đối giữa dao và phôi là X, Y, Z, A, B, C, U, V, W, P, R, v.v...
- Các lệnh công nghệ quy định tỷ số tiến (F), số vòng quay của trục chính (S) và các loại dao (T).
- Các lệnh hành trình quyết định kiểu chuyển động (G), chẳng hạn như hành trình nhanh, nội suy đường thẳng, nội suy đường tròn.
- Các lệnh chuyển dịch lựa chọn dụng cụ (T), các lệnh phụ trợ khác (M) đại diện cho các mục như bật, tắt dung dịch trơn nguội, quay, dừng trục chính, chiều quay trục chính, các lệnh hiệu chỉnh để bù chiều dài dụng cụ, bán kính dao cắt, bán kính mũi dao và độ lệch điểm 0 (G).
- Các lệnh chu trình hay chương trình con thường hay gọi là các phần chương trình tiếp theo.
Các địa chỉ thường là một chữ cái quy định các giá trị số đi theo sau phải lưu trữ vào đâu, nghĩa là vào khối thông tin nào.
Mỗi địa chỉ được xuất hiện trong một khối.
Việc lập trình điểm - thập phân đại diện cho dữ liệu hành trình kiểu số với dấu chấm thập phân được xử lý bởi các số 0 đi trước hay theo sau tuỳ theo chiều dài từ và khả năng di chuyển cho phép của việc điều khiển (độ phân giải điều khiển).
Để xác định giá trị thực của một số với kiểu điều khiển không biểu diễn giá trị của chúng theo kiểu thập phân, các số không (0) phải được viết phù hợp với các lệnh đặc biệt mà ứng dụng vào thiết bị điều khiển được dùng.
Lấy một ví dụ: nếu từ kích thước X bị giới hạn trong 6 ký tự chiều dài bởi nhà chế tạo bộ phận điều khiển và khả năng di chuyển cho phép của máy công cụ bị giới hạn trong 0,001 inch, thì bảng 2-1 đại diện cho các số không (0) đi trước và đi sau, cũng như việc lập trình thập phân.
Bảng 2-1
Kích thước bản vẽ (inch) Các số 0 đi trước Các số 0 đi sau Dấu chấm thập phân 1.500 .400 .200 1.942 X 0015 X 0004 X 000002 X 001942 X 1500 X 400 X 2 X 1942 X 1.5 X .4 X .002 X 1.942
Việc phân biệt khối chính và khối phụ dựa vào đặc điểm sau:
- các khối chính chứa địa chỉ nào đó với các giá trị -số giúp việc vào lại một chuỗi chương trình bị ngắt quãng trong các chương trình dài. Để đánh dấu các khối chính có thể viết một dấu "hai chấm"trước địa chỉ N hoặc tất cả các khối với 100 hoặc 1000 số được đưa vào các khối chính.
- các khối phụ chỉ chứa các khối mà giá trị của chúng thay đổi. Các lệnh chương trình của máy CNC sẽ đưa ra thông tin theo cách lập trình này hay cách lập trình đặc biệt khác.
8.3. CÁC THỦ TỤC LẬP TRÌNH.
Sự khác nhau giữa các thủ tục lập trình dựa trên các yếu tố sau: - vị trí lập trình.
- mức độ tự động hoá đã có. - kiểu của máy tính được sử dụng. - các phương tiện hỗ trợ lập trình đã có.
- các phương tiện hỗ trợ điều khiển và kiểm tra. 8.3.1.Lập trình bằng tay.
Khi lập trình bằng tay, người lập trình hoàn thành chương trình không có sự trợ giúp của máy tính. Phương tiện hỗ trợ duy nhất được sử dụng đó là các bảng số liệu, một máy tính tay, các lệnh lập trình cho một máy công cụ, thiết bị điều khiển cụ thể, một thiết bị chuẩn bị băng và kinh nghiệm.
Người lập trình phải bắt đầu và kết thúc khoá đào tạo bằng việc lập trình tay, bởi vì họ cần phải có khả năng sẵn sàng hiểu, đọc và sửa chữa chương trình.
Một người lập trình phải tự tin khi sửa chữa chương trình lúc tại máy CNC cũng như khi ở văn phòng.
Các thủ tục về lập trình bằng tay về cơ bản như sau:
- Sau khi chọn máy CNC phù hợp nhất trên cơ sở độ phức tạp về hình học của cấu tạo chi tiết, người lập trình phác hoạ quá trình gia công trong một bản thảo chương trình.
- Bước thứ hai là quyết định, với sự giúp đỡ của một "file" dữ liệu dụng cụ: số, kiểu và chuỗi dụng cụ cần thiết và có sử dụng các thiết bị kẹp hay đồ gá riêng biệt để kẹp chi tiết hay không. Tuỳ theo vật liệu gia công mà tốc độ trục chính, tỷ số tiến được lựa chọn ở bước này.
- Sau hai bước sơ bộ làm việc với các số liệu hình học từ bản vẽ này, khi lập trình chuyển động tương đối giữa dao và chi tiết, thường các có các tính toán hình học phụ để xác định các điểm cắt, các đường tâm dụng cụ cắt đều nhau, các điểm giao nhau tuỳ theo khả năng tính toán của thiết bị điều khiển và độ phức tạp của chi tiết. Mặt khác còn phải bảo đảm tính toán chính xác tất cả các chuyển động để tránh va chạm giữa dao, phôi, đồ gá. Cần tiến hành tất cả các công việc này theo một quy định chặt chẽ được trình bày cụ thể trong bản hướng dẫn lập trình cho thiết bị điều khiển gia công có liên quan.
Một lập trình viên tốt cần có các khả năng sau:
- Có kiến thức sâu về hệ thống máy công cụ và thiết bị điều khiển. - Thành thạo với các thuật ngữ của máy công cụ.
- Có khả năng điều khiển các thiết bị để tạo ra một bảng đục lỗ sạch.
- Có kiến thức tốt về các hướng dẫn hệ thống lập trình, chẳng hạn các chi tiết về chiều dài tối đa được phép của khối và từ.
- Thành thạo về việc mã hoá các chức năng gia công riêng biệt và quen với khả năng hoạt động của chúng
- Có kiến thức với các kiểu nội suy đã có (thẳng, tròn, parabol, 221-D, 3-D) và các ứng dụng phù hợp của chúng.