Kiểm tra định kỳ theo kế hoạch

Một phần của tài liệu tìm hiểu máy phay điều khiển chương trình số pc mill 155 (Trang 56 - 58)

Trạng thái của máy và thiết bị được thường xuyên kiểm tra giữa hai lần sửa chữa bằng những hình thức sau:

- Kiểm tra máy hàng ngày.

Kiểm tra máy hàng ngày nhằm phát hiện, khắc phục những thiếu sót nhỏ, bất thường xảy ra trong quá trình sản xuất, nhằm ngăn ngừa sự gãy vỡ các chi tiết và giảm chi phí sửa chữa. Đi đôi với việc sửa chữa những hư hỏng nhỏ nói trên, việc kiểm tra máy hàng ngày cũng cần phát hiện những hư hỏng lớn hơn, nhưng không

thể sửa ngay; hoặc phát hiện những hư hỏng cần phải sửa chữa gấp để báo cho đội trưởng đội sửa chữa biết.

Công việc kiểm tra máy hàng ngày do công nhân trực máy (hoặc do công nhân đứng máy) đảm nhận. Việc sửa chữa được tiến hành trong thời gian ăn trưa hoặc trong khoảng thời gian giữa các ca làm việc.

- Kiểm tra kết cấu định kỳ.

Kiểm tra kết cấu định nhằm xác định các trạng thái và khả năng làm việc của những chi tiết và bộ phận máy dễ dàng sờ đến mà không cần phải tháo máy hoặc chỉ tháo từng bộ phận chính. Khi tiến hành kiểm tra kết cấu, cần phải hỏi công nhân đứng máy về tình hình làm việc của các bộ phận máy.

Ở những bộ phận và chi tiết có thể sờ đến, phải xác định độ rơ, độ mòn cũng như khả năng làm việc của chúng. Những hư hỏng, thiếu sót của các chi tiết được kiểm tra, cần ghi đầy đủ vào phiếu kiểm tra. Những hư hỏng nhỏ, nếu có thể thì sửa ngay tại chỗ. Khi kiểm tra phải tiến hành lau, rữa hệ thống dầu, hệ thống làm nguội, kiểm soát hệ thống điện và vẽ sơ đồ những chi tiết cần thay thế sau này.

Nhờ tiến hành kiểm tra kết cấu, việc xác định mức độ sửa chữa và khối lượng các chi tiết cần thay thế cho lần sửa chữa tới được chính xác.

Công việc kiểm tra kết cấu định kỳ do đội sửa chữa của phân xưởng hay phòng cơ điện đảm nhận. Công nhân đội sửa chữa tiến hành công việc theo sự chỉ dẫn ở phiếu kiểm tra đã lập nên.

- Kiểm tra độ chính xác định kỳ:

Kiểm tra độ chính xác định kỳ nhằm xác định dung sai về kích thước và chuyển động của các chi tiết máy có chuyển động tương đối với nhau bằng các dụng cụ đo cần thiết, trên cơ sở các tiêu chuẩn về kiểm nghiệm độ chính xác. Công nhân

kiểm tra cũng tiến hành sửa chữa các hư hỏng nhỏ, liên quan đến độ chính xác, với mức độ có thể thực hiện bằng những dụng cụ đơn giản (điều chỉnh trục chính, điều chỉnh các bộ phận máy...).

Kết quả kiểm tra cần ghi vào phiếu kiểm tra độ chính xác, và trên cơ sở đó xác định khả năng làm việc của máy. Thí dụ: nếu tổng các hiệu số giữa trị số đo được khi kiểm tra và sai số cho phép lớn nhất được quy định trong lý lịch của một máy nào đó chưa đến 0,7 mm thì máy có thể tiếp tục sử dụng mà không cần thực hiện các hình thức sửa chữa liên quan nào đến độ chính xác. Nếu như tổng các hiệu số trên nằm trong khoảng giới hạn từ 0,7 ÷ 0,9 mm thì máy cần phải tiến hành sửa chữa nhỏ. Nếu tổng các hiệu số trên có từ 0,9 ÷ 1,2 mm thì phải sửa chữa vừa, và nếu tổng các hiệu số trên vượt quá 1,2 mm thì phải tiến hành sửa chữa lớn.

Một phần của tài liệu tìm hiểu máy phay điều khiển chương trình số pc mill 155 (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w