Giải pháp cơ bản trên khuôn khổ QOS

Một phần của tài liệu Giáo trình truyền thông và đa phương tiện (Trang 95 - 96)

L: Cường độ sáng nhỏ nhất,

6. Giải pháp cơ bản trên khuôn khổ QOS

Chúng ta đã khảo sát các yêu cầu đồng bộ hóa, nguyên nhân của sự mất đồng bộ và các cơ chế ngăn chận đểđạt được sự đồng bộ. Hầu hết các cơ chế là tùy biến (ad hoc) và ứng dụng cụ thể.

Cách tiếp cận chung đểđạt đồng bộ hóa kết nối đa phương tiện là trên cơ sở mô hình QOS và kết hợp với các cơ chế hỗ trợ đa phương tiện của kiến trúc máy tính, hệ điều hành, mạng và các giao thức vận chuyển trên mạng truyền thông. Tích hợp các cơ chế này để cung cấp đảm bảo QOS từđầu này đến đầu kia của truyền thông đa phương tiện.

Cộng đồng các nhà nghiên cứu đa phương tiện đã tập trung chuyển từ cách tiếp cận đồng bộ hóa các trường hợp cụ thể sang cách tiếp cận tổng quát một cách có hệ thống bằng sựđảm bảo chất QOS từđầu này đến đầu kia.

Kế hoạch đồng bộ hóa khi QOS từ đầu này đến đầu kia được cung cấp có thể tóm tắt như sau:

1) Sự đặc tả được biến đổi vào trong đường thời gian biểu diễn, mỗi phương tiện và các đơn vị logic của nó có thời gian trình bày được đặc tả liên quan đến đường thời gian chung với một độ lệch cho phép. Ví dụ trong Quicktime thời biểu trình bày của một đơn vị dữ liệu là {data unit, .presentation time ± tolerance}.

2) Cho mỗi dòng, sự kết nối được đàm phán với máy chủ tập tin, hệđiều hành và hệ thống vận chuyển và được cài đặt với QOS được thỏa thuận.

3) Với đảm bảo QOS này, mỗi dòng bắt đầu truyền T giây trước thời gian trình bày của nó; T là giới hạn độ trể tối đa cho dòng kết nối. Mỗi gói được đóng dấu thời gian và được đệm trong một thời gian bằng T trừ thời gian trể thực sự của gói trước khi trình bày. Bộ phận truyền gởi dữ liệu với tốc độ trình bày cố định theo yêu cầu của bộ phận nhận. Tốc độ truyền và tốc độ trình bày có thể gặp nhau một cách dễ dàng khi có sự hiện diện của đồng hồđồng bộ hóa mạng.

4) Đồng bộ hóa tương tác cũng có thể đạt được trong cách như trên. Chỉ có sự khác nhau là bắt đầu các trình bày tại một số vị trí đặc biệt hơn là bắt đầu từ đầu tài liệu hoặc đối tượng đa phương tiện.

5) Mỗi dòng được xử lý một cách độc lập. Khi gặp sự cố bất thường, như là sự thiếu hụt hoặc tràn dữ liệu ngẫu nhiên xảy ra của một dòng, để giữ thời biểu trình bày một vài tác động khắc phục như là bỏ qua và lặp lại được thực hiện.

Cho các ứng dụng đàm thoại trực tiếp kế hoạch đồng bộ hóa cũng tương tự như ở trên. Một kết nối được đàm phán và cài đặt cho mỗi dòng. Các đơn vị dữ liệu được đóng dấu thời gian tại bộ phận truyền và nó được đệm trong khoảng thời gian bằng T trừ độ trể gói thực sự trước khi được biểu diễn.

7. Tóm tt

Sự trình bày đồng bộ của thông tin đa phương tiện là mục tiêu quan trọng của hệ thống đa phương tiện. Có ba kiểu yêu cầu đồng bộ hóa là: Đồng bộ hóa nội phương tiện, đồng bộ hóa liên phương tiện và đồng bộ hóa tương tác. Các ứng dụng khác nhau cần các kiểu và mức độđồng bộ hóa khác nhau. Đồng bộ hóa nội phương tiện là kiểu cơ bản nhất và được yêu cầu cho tất cả các ứng dụng khi ởđó có sử dụng phương tiện liên tục.

Chiến lược thường dùng nhất đểđạt sựđồng bộ hóa là dùng bộđệm cân bằng tại các bộ phận nhận. Vấn đề then chốt là kiểm tra và xác định thời gian đệm sao cho độ trể chấp nhận được và không thiếu hụt dữ liệu.

Một số kế hoạch đồng bộ hóa đã được đề nghị cho các ứng dụng đặc biệt. Kế hoạch đồng bộ quá tổng quát một cách có hệ thống bằng mô hình đảm bảo QOS và dựa vào sự hỗ trợ của tất các các hệ thông con. Đặc tả và đảm bảo QOS là chìa khóa để phát triển các hệ thống đa phương tiện phân tán.

Một phần của tài liệu Giáo trình truyền thông và đa phương tiện (Trang 95 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)