Mục tiêu thiết kế các hệ thống đa phương tiện

Một phần của tài liệu Giáo trình truyền thông và đa phương tiện (Trang 80 - 84)

L: Cường độ sáng nhỏ nhất,

7. Mục tiêu thiết kế các hệ thống đa phương tiện

Các mục tiêu quan trong trong thiết kế hệ thống đa phương tiện:

1) Hệ thống phải có đầy đủ các tài nguyên để hỗ trợ cho các ứng dụng đa phương tiện.

2) Hệ thống phải có khả năng sử dụng các tài nguyên một cách hiệu quả. 3) Hệ thống có khả năng đảm bảo các yêu cầu QOS cho ứng dụng.

4) Hệ thống phải được phân cấp.

Mỗi hệ thống con phải có đủ các kiểu và số lượng các tài nguyên để hỗ trơ nhiều ứng dụng đồng thời.

− Một hệ thống đầu cuối phải có khả năng xử lý nhiều ứng dụng.

− Mạng, máy chủ và thiết bị lưu trữ phải có khả năng hỗ trợ một số các phiên hoặc các dòng đông thời.

− Số này phải đủ lớn để thực hiện các hoạt động của hệ thống kinh tế. Nó không làm theo kiểu chỉ có một người sử dụng có thể truy cặp vào một máy chủ video tại một thời điểm.

Bởi vì các tài nguyên của một hệ thống đa phương tiện được chia sẻ cho nhiều ứng dụng một cách hiệu quả. Với số lượng tối đa các ứng dụng được hỗ trợ chỉ với một số nào đó các tài nguyên.

− Điều này có thể đạt được bằng cách khai thác thông tin đa phương tiện thật sự cần thiết ở mức đảm bảo mềm (soft) và nén dữ liệu đa phương tiện.

− Sử dụng thống kê đa hợp để làm tăng hiệu quả sử dụng băng thông mạng, và dùng các mức ưu tiên lưu thông khác nhau để thu được chất lượng tốt nhất với số dữ liệu truyền tối thiểu.

Nếu các tài nguyên sẳn dùng được chia sẻ cho nhiều ứng dụng, nhưng ứng dụng không có được chất lượng dịch vụ được yêu cầu. Thách thức quan trọng là phải sử dụng các tài nguyên một cách hiệu quả đông thời phải bảo đảm QOS cho các ứng dụng.

Cuối cùng, kiến trúc hệ thống đa phương tiện phải được phân cấp và có thể mở rộng để tăng yêu cầu người dùng. Sự phân cấp làm cho hệ thống có khả năng thích ứng trong hỗ trợ người dùng.

8. Tóm tt

Đảm bảo hiệu qủa từ đầu này đến đầu kia là yêu cầu của truyền thông đa phương tiện. Hiệu quả này được đặc tả chính thức bởi các tham số QOS. Các ứng dụng khác nhau có các yêu cầu QOS khác nhau. Ý tưởng cơ bản của khái niệm QOS là đặc tã những gì mà người dùng muốn và hệ thống đảm bảo thoả mãn được nếu những yêu cầu được chấp nhận.

Một hệ thống đa phương tiện phân tán bao gồm nhiều hệ thống con. Các yêu cầu trên toàn bộ hệ thống được dịch thành các yêu cầu cho các hệ thống con. Để đạt được các yêu cầu trên toàn bộ hệ thống, các hệ thống con phải đạt được yêu cầu của nó.

Các dịch vụ đa phương tiện được cung cấp các tài nguyên cơ bản sẳn dùng, thuận tiện, phải sẳn sàng để người dùng dành riêng ở cấp cao sử dụng các tài nguyên trong kế hoạch hoạt đông.

Các hệ thống đa phương tiện phân tán đôi khi còn được gọi là hệ thống thời gian thực, nhưng khác với các hệ thống thời gian thực quyết định trong tiếp tận các yêu cầu và thiết kế của nó.

Mục tiêu thiết kế chung của hệ thống đa phương tiện là khả năng, hiệu quả chia sẻ tài nguyên, đảm bảo QOS, và phân cấp cao.

Chương 5

Đồng b hoá mng đa phương tin: Yêu cu và cơ chế.

(Networked Multimedia Synchronization: Requirement and Mechanisms)

Mc đích: Giới thiệu các công cụđặc tả, các yêu cầu và cơ chế đồng bộ hoá mạng đa phương tiện, một trong những thành phần quan trọng nhất trong hệ thống đa phương tiện.

Yêu cu: Sinh viên nắm được các yêu cầu và cơ chế đồng bộ hoá trong truyền thông đa phương tiện:

– Đồng bộ hoá nội phương tiện (Intramedia synchronization).

– Đồng bộ hoá liên phương tiện (Intermedia synchronization).

– Đồng bộ hoá tương tác (Interaction synchronization).

Ni dung

1. Giới thiệu

2. Đặc tả sự đồng bộ hóa 3. Các yêu cầu đồng bộ hóa

4. Cơ chếđồng bộ hóa đa phương tiện

5. Đồng bộ hóa âm thanh và video trong MPEG

6. Giải pháp cơ bản trên khuôn khổ QOS 7. Tóm tắt

1. Gii thiu

Mục tiêu cuối cùng của truyền thông đa phương tiện là trình bày các kiểu phương tiện khác nhau đến người dùng một cách trọn ven dù cho thông tin gốc đến từ nguồn trực tiếp (camera, micro) hoặc từ các máy chủ cung cấp thông tin.

Đồng bộ hoá đa phương tiện được xem là một trong các yếu tố quan trọng nhất trong các hệ thống đa phương tiện, đặc biệt sự kết nối các hệ thống đa phương tiện, vì yếu tố thời gian liên tục của video và audio số, và nhiều phương tiện phức tạp trong một ứng dụng đa phương tiện.

Trong ngữ cảnh này, sự đồng bộ hoá được định nghĩa như là sự chính xác hay thời gian thể hiện mong muốn của các phương tiện thành phần. Đạt được sự đồng bộ là mục tiêu cuối cùng của truyền thông đa phương tiện. Một kế hoạch đồng bộ hóa định nghĩa các cơ chế được dùng đểđạt được sựđồng bộ mong muốn.

Trong một ứng dụng đa phương tiện, sự chính xác hay thời gian thể hiện mong muốn của các phương tiện có 3 ý nghĩa trong các tình huống khác nhau:

1) Khi dùng cho một dòng phương tiện với thời gian liên tục. Để đạt các hiệu ứng mong muốn các mẫu audio hay video phải được phát với các thời khoảng cốđịnh.

2) Khi sử dụng để mô tả mối quan hệ thời gian của nhiều dòng phương tiện, mối quan hệ thời gian giữa các phương tiện phải được duy trì.

3) Trong một số các ứng dụng đa phương tiện, tương tác là một thành phần quan trọng. Trong kiểu ứng dụng này, sự đáp ứng phải được cung cấp trong thời gian ngắn để đạt được hiệu ứng tương tác một cách hợp lý.

Ba kiểu đồng bộ hoá trong ứng dụng đa phương tiện:

– Đồng b hoá ni phương tin (intramedia synchronization): Bảo đảm các phương tiện động được phát đúng tốc độ. Nó được gọi là đồng bộ hoá nội dòng (intrastream) hay đồng bộ hoá tuần tự (serial). Đó là sự đồng bộ giữa tốc độ tiêu thụ tại bộ phận nhận và tốc độ của dữ liệu được thu hay tạo ra tại bộ phận phát.

– Đồng b hoá liên phương tin (intermedia synchronization): Giử mối quan hệ thời gian giữa các phương tiện có liên quan trong một ứng dụng. Nó còn được gọi là đồng bộ hoá liên dòng (interstream) hay đồng bộ hoá song song (parallel).

– Đồng b hoá tương tác (interaction synchronization): Bảo đảm đáp ứng trong một thời gian ngắn hợp lý. Nó cũng được gọi là đồng bộ hoá sự kiện (event).

Một phần của tài liệu Giáo trình truyền thông và đa phương tiện (Trang 80 - 84)