Chất lượng của dịch vụ truyền thông đa phương tiện.

Một phần của tài liệu Giáo trình truyền thông và đa phương tiện (Trang 33 - 35)

L: Cường độ sáng nhỏ nhất,

X=x*Y/y

2.7 Chất lượng của dịch vụ truyền thông đa phương tiện.

Dữ liệu đa phương tiện bắt buộc thoả mản các yêu cầu nghiêm khắc trong hệ thống

đa phương tiện như: độ rộng băng tần cao, không gian lưu trữ lớn, tốc độ truyền cao, giới hạn vềđộ trể và biến thiên độ trể và sự đồng bộ hoá giữa không gian và thời gian.

– Phương tiện và ứng dụng khác nhau có yêu cầu khác nhau.

– Các yêu cầu phải được thoả mãn trong toàn bộ phiên truyền thông / trình diễn thông qua các thành phần của hệ thống.

Để cung cấp một cơ cấu tổ chức đồng nhất, chỉ rõ và bảo đảm các yêu cầu khác nhau, khái niệm “chất lượng dịch vụ” (QOS: Quality of service) đã được đưa ra.

– QOS là một tập hợp các tham số yêu cầu. Nó không phải là tập hợp các tham số được chấp nhận thông thường. Các tham số yêu cầu chung bao gồm các yêu cầu

được đề cập ở trên.

– Các thông số này được định rõ trong hai cấp: Chất lượng thích hợp và chất lượng có thể chấp nhận được

QOS là phiên giao tiếp được thoả thuận, và chấp nhận trong các ứng dụng đa phương tiện, và hệ thống đa phương tiện (nhà cung cấp dịch vụ). Khi một ứng dụng cần bắt đầu phiên làm việc, nó đưa ra một đề nghị yêu cầu QOS đến hệ thống. Hệ thống sẽ từ

chối hoặc chấp nhận đề nghị, hoặc chấp nhận với một số thoả thuận thấp hơn các yêu cầu của ứng dụng. Khi hệ thống chấp nhận đề nghị, một giao tiếp giữa hệ thống và ứng dụng

được báo hiệu và hệ thống sẽ cung cấp QOS được yêu cầu. Sự đảm bảo này có thể ở một trong ba dạng:

Hard: Thoả mãn hoàn toàn yêu cầu QOS.

Soft: Cung cấp một bảo đảm với một khả năng (xác suất) P.

Best effort: Không đảm bảo cho tất cả, hệ thống sẽ thực hiên với hết khả năng. Sự bảo đảm phải bắt buộc với hai đầu hoặc hệ thống diện rộng. Hệ thống đa phương tiện điển hình gồm ba phần: Máy tính điện tử, hệ thống tập tin, hệ thống vận chuyển hoặc truyền thông (bao gồm giao thức vận chuyển và phần dưới của kiến trúc mạng).

QOS chỉ có thể được đảm bảo khi yêu cầu các tài nguyên hệ thống được quản lý một cách đúng đắn. Các tài nguyên hệ thống bao gồm: CPU, bộ nhớ, độ rộng băng tần,.… Mỗi thành phần của hệ thống có một bộ phận quản lý tài nguyên, nó giám sát các tài nguyên đang dùng và có sẳn.

Khi nhận được yêu cầu của một phiên làm việc mới, nó sẽ làm một kiểm tra chấp nhận (admission test). Nếu các tài nguyên có sẳn đủ hỗ trợ yêu cầu mới, và không cản trở

Chương 2: Đặc tính và yêu cầu của dữ liệu đa phương tiện Trang 26 các phiên làm viêc hiện tại, nó sẽ được đưa vào. Nói cách khác, một tập hợp mới các tham số QOS được đề nghịđến ứng dụng, trên cơ sở các tài nguyên sẳn dùng.

– Nếu đề nghịđược chấp nhận, phiên làm việc mới bắt đầu. – Tất cả các trường hợp khác, phiên làm việc mới bị từ chối.

Nghiên cứu QOS vẫn còn rất mới, và nhiều nghiên cứu đang được tiến hành. Ví dụ: – Làm sao để biến đổi các tham số QOS thành các yêu cầu tài nguyên.

– Làm sao để xây dựng kế hoạch của các phiên làm việc, khi có nhiều phiên làm việc có thểđược hỗ trợ bởi một số cốđịnh các tài nguyên.

Bản chất của truyền thông đa phương tiện là sự bảo đảm chất lượng dịch vụ của các

ứng dụng đa phương tiện, trong khi vẫn sử dụng tài nguyên hệ thống một cách hiệu quả. Những mô tả trên đây là giới thiệu tóm tắt về chất lượng dịch vụ, chúng ta sẽ thảo luận chi tiết trong chương 4

2.8 Tóm tt.

Định nghĩa đặc tính chính của hệ thống đa phương tiện bằng việc sử dụng âm thanh và video kỹ thuật số. Âm thanh và video kỹ thuật số có chiều thời gian liên tục, có nghĩa là nó phải được truyền và trình bày theo một tốc độ lấy mẫu cốđịnh. Ngoài khó khăn về

thời gian này, nó còn yêu cầu dung lượng lưu trữ lớn và băng thông truyền tải cao. Âm thanh và video kỹ thuật số là chuỗi các dữ liệu nhị phân, từ đó rất khó để nhận ra và lấy lại các thông tin liên quan.

Với âm thanh và video kỹ thuật số, các giá trị mẫu biểu diễn màu sắc của các điểm

ảnh tương ứng. Có rất nhiều chuẩn đầu vào và đầu ra của hình ảnh và các thiết bịđược sử

dụng để biểu diển màu sắc khác nhau - đểđạt được chất lượng hiển thị cao, tỷ lệ nén cao, và hiệu suất phục hồi cao, màu sắc điểm ảnh cần được đặc tả bằng phương tiện độc lập.

Các hệ thống xử lý và truyền thông đa phương tiện được hỗ trợ và cung cấp các nội dung sau đây:

1) Nén dữ liệu để giảm yêu cầu không gian lưu trữ và băng thông truyền tin.

2) Hệ điều hành đa phương tiện, giao thức vận chuyển và thời biểu thâm nhập đĩa phải cung cấp độ trể và biến thiên độ trể thích hợp.

3) Máy tính trạm hiệu quả và mạng tốc độ cao để thao tác với các tốc độ bit lớn với các ràng buộc khắc khe về thời gian.

4) Phải có cơ chế đồng bộ hóa phương tiên để giữ các mối quan hệ về không gian và thời gian giữa các phương tiện có liên quan.

5) Một bộ máy tìm kiếm hiệu quả cao đủ khả năng tìm và lấy lại âm thanh, hình ảnh và video đáp ứng kịp thời yêu cầu người dùng.

6) Trên hết, phải có cơ chế đặc tả và đảm bảo chất lượng dịch vụ (QOS) truyền thông đa phương tiện.

Chương 3

Một phần của tài liệu Giáo trình truyền thông và đa phương tiện (Trang 33 - 35)