Nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và nghiên cứu áp dụng phân loại giai đoạn bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính theo hướng dẫn gold 2011 (Trang 31 - 36)

2.3.3.1 Thu thập số liệu

Số liệu được thu thập dựa vào bảng câu hỏi và mẫu bệnh án , gồm 4 phần

Phần 1: Đo lường CLCS- SK theo thang điểm MRC và CAT

Học viên hướng dẫn đối tượng nghiên cứu điền trực tiếp hoặc phỏng vấn rồi điền thông tin vào bộ câu hỏi đã soạn sẵn. Tổng hợp điểm thu được thông qua thang điểm MRC và CAT bằng cách đối chiếu thông qua bảng điểm chuẩn.

Thang đo MRC (Medical research coucil)

Đánh giá khó thở theo MRC

Vui lòng kiểm tra các ô dưới đây rồi đánh dấu trả lời cho tình trạng của ông/ bà trong những ngày gần đây.

Độ 1 Không khó thở , chỉ khó thở khi làm việc nặng Độ 2 Khó thở( hơi thở ngắn) khi đi vội hay lên dốc thẳng.

Độ 3 Đi chậm hơn người cùng tuổi hoặc phải dừng lại dù đi trên đường phẳng với tốc độ của mình.

Độ 4 Khó thở sau khi đi được khoảng 90 m hoặc sau vài phút trên đường bằng phẳng.

Độ 5 Khó thở khi thay quần áo hoặc không thể ra khỏi nhà vì khó thở

 Khai thác tiền sử, bệnh sử, đặc điểm kinh tế xã hội như tuổi, giới, nghề nghiệp, lý do đến khám bệnh, tình trạng tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ, tiền sử mắc và điều trị các bệnh phối hợp, khai thác tiền sử mắc đợt cấp phải nhập viện hoặc các đợt cấp được chẩn đoán bởi các bác sỹ hô hấp.

 Khám lâm sàng :

• Khám toàn trạng, đo chiều cao, cân nặng, huyết áp

• Khám chuyên khoa hô hấp: theo thứ tự nhìn, sờ, gõ, nghe. Đánh giá các biểu hiện lâm sàng, kết quả khám được ghi vào phiếu khám lâm sàng

Phần 3: Bệnh nhân được làm các xét nghiệm cơ bản

 Công thức máu, sinh hóa, chụp XQ tim phổi, chụp cắt lớp vi tính, siêu âm tim nếu có điều kiện.

 Đo CNTK: Có vị trí quan trọng trong thực hành lâm sàng. Cho phép đánh giá khả năng đổi mới không khí phế nang, sự thông thoáng của đường dẫn khí, khả năng dự trữ chức năng của phổi, mức độ rối loạn và các rối loạn CNTK

• Kỹ thuật đo: Chúng tôi dựa vào tiêu chuẩn kỹ thuật, kinh nghiệm thăm dò chức năng phổi của Việt Nam và tham khảo tiêu chuẩn xét nghiệm chức năng thông khí phổi của cộng đồng than thép Châu Âu và WHO đã được chỉnh lý và bổ xung năm 2003.

• Địa điểm đo: Phòng thăm dò chức năng hô hấp của Trung tâm Hô hấp bệnh viện Bạch Mai

• Chuẩn bị máy: trước khi đo máy được chuẩn định và kiểm tra đầy đủ các điều kiện kỹ thuật cần thiết.

• Chuẩn bị đối tượng đo: Trước khi đo CNHH và làm Test HPPQ: Nghỉ thuốc giãn PQ cường β2, dạng phun hít ít nhất 6 giờ, dạng uống kéo dài

ít nhất 12 giờ, hoặc theophilin thải chậm trước đó 24 giờ. Bệnh nhân được nghỉ ít nhất 15 phút trước khi đo, ghi rõ họ tên, tuổi, chiều cao, cân nặng. Các chỉ số này được ghi vào máy để tính chức năng thông khí chuẩn tương ứng. Đối tượng được đo ở tư thế ngồi và được giải thích các bước đo theo một trình tự thống nhất

 Đo các chỉ tiêu trước Test HPPQ

- Đo dung tích sống thở chậm( VC): hướng dẫn đối tượng hít vào thở ra bình thường khoảng 3 chu kỳ, sau đó hít vào từ từ đến hết khả năng và thở ra từ từ tối đa. Đo 3 lần cách nhau 1- 2 phút, lấy kết quả lần đo đúng kỹ thuật nhất và có giá trị cao nhất.

- Đo dung tích sống thở mạnh( FVC): Đối tượng được hướng dẫn hít vào, thở ra bình thường khoảng 3 chu kỳ rồi hít vào từ từ đến mức tối đa sau đó thở ra thật nhanh, mạnh và liên tục theo hết khả năng. Đo 3 lần chọn kết quả của lần đo đúng kỹ thuật và có giá trị cao nhất.

- Các chỉ số thông khí phổi khác máy sẽ tự động tính toán và báo kết quả

 Kỹ thuật làm Test HPPQ và đánh giá kết quả

- Mục đích: Để chẩn đoán phân biệt tắc nghẽn đường thở không hồi phục hoàn toàn( BPTNMT) với tắc nghẽn hồi phục hoàn toàn( Hen phế quản)

- Chỉ định: áp dụng cho tất cả những đối tượng FEV1< 80 % Số lý thuyết và chỉ số Chỉ số Tiffneau( FEV1/ VC) < 70% và/ hoặc chỉ số Gaensler( FEV1/ FVC) < 70 %

 Tiến hành:

- Hít thở qua buồng đệm hoặc khí dung với thuốc giãn phế quản Salbutamol liều 400µg trong 6 phút.

- Sau 30 phút đo lại FEV1 lần 2

Cách tính kết quả test: ( theo GOLD – 2003)

Test HPPQ dương tính: Nếu FEV1 lần 2 tăng hơn lần 1 > 200ml và / hoặc tăng ≥ 12 %

Test HPPQ âm tính: Nếu FEV1 lần 2 tăng hơn lần 1 < 200ml và / hoặc tăng < 12 %.

Kết quả đo CNTK được đọc bởi bác sỹ chuyên khoa hô hấp.

Phần IV: Phân loại giai đoạn BPTNMT

Sau khi tổng hợp các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả đo lường CLCS- SK, bệnh nhân được phân loại giai đoạn BPTNMT theo hướng dẫn của GOLD

 Hướng dẫn GOLD 2006: chia làm 4 nhóm:

• Giai đoạn I (nhẹ): FEV1/ FVC < 70%, FEV1 ≥ 80% số lí thuyết.

• Giai đoạn II (vừa): FEV1/ FVC < 70%, 50% ≤ FEV1 < 80% số lý thuyết.

• Giai đoạn III (nặng): FEV1/ FVC < 70%, 30% ≤ FEV1 < 50% số lý thuyết.

• Giai đoạn IV (rất nặng): FEV1/ FVC < 70%, FEV1 < 30% số lý thuyết hoặc: 30% < FEV1 < 50% số lý thuyết kèm theo các triệu chứng của suy hô hấp mạn tính.

 Hướng dẫn của GOLD 2011. • Nhóm nhiều triệu chứng và ít triệu chứng:

Khi cả điểm CAT < 10 và MRC < 2: ít triệu chứng Khi điểm CAT ≥ 10 hoặc MRC ≥ 2: nhiều triệu chứng.

• Nhóm nguy cơ cao:

Khi cả FEV1 < 50% và số lần xuất hiện đợt cấp trong 12 tháng trước < 2: nguy cơ thấp.

Khi cả FEV1 > 50% và số lần xuất hiện đợt cấp trong 12 tháng trước ≥ 2: nguy cơ cao.

Phân loại bệnh nhân vào một trong bốn nhóm:

 GOLD A: nguy cơ thấp, ít triệu chứng.  GOLD B: nguy cơ thấp, nhiều triệu chứng.  GOLD C: nguy cơ cao, ít triệu chứng.  GOLD D: nguy cơ cao, nhiều triệu chứng.

2.3.3.2 Phân tích và sử lý số liệu

Số liệu thu thập được sẽ được nhập liệu bằng phần mềm Epidata phiên bản 3.1

Quá trình phân tích số liệu sẽ sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 16.0

Một phần của tài liệu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và nghiên cứu áp dụng phân loại giai đoạn bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính theo hướng dẫn gold 2011 (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w