Các đặc điểm về nghề nghiệp, địa dư, môi trường lao động, các

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả của huyết thanh tự thân tra mắt điều trị khô mắt vừa và nặng (Trang 61 - 65)

- Kết quả kiểm tra nhiễm khuẩn HTTT sau điều trị 2 tháng:

4.1.3.Các đặc điểm về nghề nghiệp, địa dư, môi trường lao động, các

1

4.1.3.Các đặc điểm về nghề nghiệp, địa dư, môi trường lao động, các

bệnh lý liên quan

Trong nghiên cứu của chúng tôi, số bệnh nhân là nông dân chiếm tỷ lệ cao nhất (32,5%), đa số đối tượng sống ở nông thôn (chiếm tỷ lệ 57,5%). Điều này là phù hợp với cơ cấu dân số ở nước ta có đa số lao động làm trong lĩnh vực nông nghiệp và sống ở nông thôn. Thêm vào đó ở nông thôn, nông dân là đối tượng thường xuyên tiếp xúc với môi trường nhiều khói bụi, sử dụng nguồn nước kém vệ sinh, tình trạng này kéo dài dẫn đến các bệnh lý như viêm bờ mi, viêm kết mạc,...Bệnh lý viêm bờ mi sẽ ảnh hưởng gây viêm tắc tuyến Meibomius, từ đó làm biến đổi số lượng và chất lượng lớp lipid của phim nước mắt, dẫn đến tăng bốc hơi, giảm sự bền vững của phim nước mắt. Vì vậy đây cũng là một nguyên nhân chủ yếu gây ra khô mắt. Viêm kết mạc mạn tính cũng làm ảnh hưởng trực tiếp tới các tế bào biểu mô của kết giác mạc. Khi bệnh tiến triển lâu ngày sẽ làm tổn thương các tế bào hình đài của kết mạc dẫn tới giảm tiết mucin, làm ảnh hưởng đến khả năng thẩm thấu và giữ nước của biểu mô kết giác mạc, từ đó càng làm tăng tình trạng khô mắt. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả như Nguyễn Đình Ngân [19], Lê Thị Định [62]. Tuy nhiên đối tượng bệnh nhân là trí thức và sống ở thành thị trong nghiên cứu của chúng tôi cũng chiếm một tỷ lệ khá cao (27,5% và 37,5%) trong tổng số bệnh nhân. So với tỷ lệ bệnh nhân ở thành thị trong nghiên cứu của Lê Thị Định [62] thì ở nghiên

cứu của chúng tôi đối tượng này có tỷ lệ cao hơn. Điều này có thể do hiện nay những nghề nghiệp liên quan đến khô mắt như nhân viên văn phòng, các đối tượng thường xuyên tiếp xúc với máy tính, làm việc trong môi trường điều hoà đang ngày càng gia tăng. Đồng thời mức độ ô nhiễm môi trường ở thành thị cũng nhiều hơn trước đã dẫn đến tỷ lệ bệnh nhân khô mắt trong nhóm tri thức và ở thành thị tăng lên.

Số bệnh nhân có các bệnh lý liên quan đến khô mắt trong nghiên cứu của chúng tôi chiếm tỷ lệ khá cao (40%), trong đó số bệnh nhân có bệnh dị ứng chiếm tỷ lệ cao nhất 20,0%. Nghiên cứu của Nguyễn Đình Ngân [19] cũng có kết quả tương tự.

4.1.4. Tiền sử điều trị trước nghiên cứu

Hầu hết bệnh nhân trong nghiên cứu đều có tiền sử đã điều trị trước đó (chiếm tỷ lệ 90%). Khô mắt là một bệnh lý phức tạp và gây tổn hại tới nhiều bộ phận của bề mặt nhãn cầu. Việc điều trị cần phối hợp nhiều phương pháp khác nhau, sử dụng thuốc hợp lý đóng vai trò rất quan trọng. Trong nghiên cứu của chúng tôi, bệnh nhân đã điều trị kháng sinh trước nghiên cứu chiếm tỷ lệ cao 85%. Có thể do một số bệnh nhân trước đó có tình trạng viêm mi nên đã được sử dụng các kháng sinh thuộc nhóm tetracyclin để điều trị, các thuốc trong nhóm này có khả năng ức chế viêm và cải thiện triệu chứng của viêm tuyến Meibomius [63]. Tuy nhiên phần lớn bệnh nhân điều trị kháng sinh là do thói quen, khi có triệu trứng khó chịu thì thường nghĩ là do viêm nhiễm nên tự ý mua kháng sinh về điều trị, một phần là cũng do chẩn đoán sai nên nhiều bệnh nhân đã sử dụng kháng sinh trong một thời gian khá dài. Việc sử dụng kháng sinh không hợp lý có thể tác động làm nặng thêm tình trạng bệnh. Một số kháng sinh như kháng sinh nhóm aminoglycosid khi sử dụng kéo dài sẽ gây độc tính với biểu mô bề mặt nhãn cầu.

63

Tỷ lệ sử dụng thuốc chống viêm và nước mắt nhân tạo trong nghiên cứu cũng khá cao (82,5% và 75%). Số loại nước mắt nhân tạo trung bình bệnh nhân sử dụng là 2,88 ± 2,24, số bệnh nhân sử dụng nhiều hơn 3 loại nước mắt nhân tạo chiếm tới 42,5%. So với nghiên cứu trước đây của các tác giả Lê Thị Định [62], Đặng Thị Bích Thuỷ [10] tỷ lệ dùng nước mắt nhân tạo và thuốc chống viêm trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn. Điều này đã chứng minh sự quan tâm ngày một nhiều hơn tới bệnh khô mắt và việc tăng cường bồi phụ nước mắt nhân tạo cho các bệnh lý bề mặt nhãn cầu nói chung. Theo hướng dẫn điều trị của DEWS 2007 [12] nước mắt nhân tạo và thuốc chống viêm có vai trò quan trọng trong điều trị khô mắt. Nước mắt nhân tạo có tác dụng bôi trơn, thay thế một số thành phần nước mắt bị thiếu hụt, cân bằng nội môi, gia tăng thời gian lưu giữ nước mắt, pha loãng hay rửa trôi những chất viêm hoặc gây viêm. Tuy nhiên việc lựa chọn loại nước mắt nhân tạo phù hợp đối với từng bệnh nhân là rất quan trọng. Cần chú ý đến chất bảo quản có trong nước mắt nhân tạo, một số chất bảo quản như BAK (benzalkonium), EDTA (dinatri),..đã được chứng minh là có độc tính với biểu mô bề mặt nhãn cầu [64], [65], [66]. Đối với bệnh nhân có bệnh khô mắt mức độ vừa đến nặng, khả năng gây độc khi sử dụng thuốc có BAK là rất cao. Bởi vậy nên ưu tiên sử dụng các loại nước mắt nhân tạo không có chất bảo quản hay chứa chất bảo quản ít độc hơn (như polyquad ), hoặc chứa chất bảo quản "biến mất" (sodium perbonate, sodium purite) [12].

Kháng viêm cũng có vai trò rất quan trọng trong điều trị khô mắt. Viêm là một nhân tố chính trong cơ chế bệnh sinh khô mắt. Hiệu quả của nhiều thuốc kháng viêm trong điều trị khô mắt đã được chứng minh trong nhiều nghiên cứu lâm sàng cũng như ở các thử nghiệm trên động vật. Tuy nhiên khi sử dụng kháng viêm cần thận trọng bởi các tác dụng phụ như tăng nhãn áp, đục thuỷ tinh thể,...Cần chọn những loại kháng viêm ít tác dụng phụ và không

nên sử dụng liên tục trong thời gian dài với liều cao. Một số loại kháng viêm đã được sử dụng trong các nghiên cứu lâm sàng có hiệu quả, an toàn và ít tác dụng phụ hơn như: loteprednol etabonate 0,5%, fluorometholone, ức chế miễn dịch như cyclosporin [12].

4.1.5. Đặc điểm lâm sàng bệnh nhân trước điều trị

Nghiên cứu của chúng tôi sử dụng bảng câu hỏi OSDI gồm 12 câu hỏi với thang điểm từ 0 đến 100. Điểm triệu chứng cơ năng trung bình ở nhóm can thiệp là 47,50±9,81, ở nhóm đối chứng là 46,38±8,16, khác biệt giữa hai nhóm không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Thị lực của bệnh nhân ở hai nhóm không có sự khác biệt (p>0,05), đa số bệnh nhân có thị lực dưới 20/40 (chiếm tỷ lệ 62,5%). không có sự khác biệt giữa 2 nhóm về mức độ chế tiết nước mắt với p>0,05 (giá trị test Schirmer nhóm A: 4,75±1,66 mm và nhóm B: 4,80 ± 1,80mm), thời gian vỡ phim nước mắt ở hai nhóm cũng không có sự khác biệt (giá trị test TBUT nhóm A: 4,05 ± 2,36 giây và nhóm B: 4,32± 2,60 giây với p>0,05). Điểm trung bình OSDI, giá trị test Schirmer, TBUT ở bệnh nhân khô mắt mức độ vừa và nặng trong nghiên cứu của chúng tôi cũng tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Đình Ngân [19] .

Mức độ tổn thương bề mặt nhãn cầu thể hiện qua test rose bengal và test fluorescein ở hai nhóm cũng không có sự khác biệt (p>0,05). Giá trị trung bình điểm bắt màu rose bengal và fluorescein ở bệnh nhân khô mắt vừa và nặng trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với trong nghiên cứu của Nguyễn Đình Ngân [19], Kojima [57]. Kết quả này là do chúng tôi sử dụng hệ thống đánh giá NEI [25], trong khi Nguyễn Đình Ngân [19] sử dụng hệ thống đánh giá của Shimmura [67] và Toda [68], tác giả Kojima sử dụng hệ thống đánh giá của Van Bijsterveld [37] và Shimmura [67]. Điểm khác biệt giữa hệ thống NEI với các hệ thống trên là phân chia kết giác mạc thành nhiều vùng

65

hơn nên có khoảng điểm rộng hơn. Hệ thống này giúp chúng tôi theo dõi và đánh giá chi tiết hơn những thay đổi ở từng vùng khác nhau của kết giác mạc. Test fluorescein chủ yếu đánh giá tổn thương biểu mô giác mạc. Trong nghiên cứu của chúng tôi, bệnh nhân khô mắt mức độ nặng có tổn thương biểu mô tập trung chủ yếu ở vùng trung tâm giác mạc, bệnh nhân khô mắt mức độ vừa có tổn thương rải rác ở nhiều vùng khác nhau. Test rose bengal đánh giá tổn thương chủ yếu ở kết mạc. Bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi có tổn thương biểu mô kết mạc chủ yếu tập trung ở vùng khe mi.

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả của huyết thanh tự thân tra mắt điều trị khô mắt vừa và nặng (Trang 61 - 65)