- Kết quả kiểm tra nhiễm khuẩn HTTT sau điều trị 2 tháng:
1
1.3.3. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam
1.3.3.1. Nghiên cứu trên thế giới
Hiệu quả của huyết thanh tự thân tra mắt được đánh giá lần đầu vào năm 1984 bởi Fox và cộng sự [51] trong một nghiên cứu về một chất bôi trơn không bảo quản mà những nhà sản xuất dược thời đó chưa thể sản xuất được. Tuy nhiên chính Tsubota là người đã phổ biến tác dụng của huyết thanh khi ông đề cập đến tiềm năng theo hướng biểu mô của việc sử dụng huyết thanh cho bệnh lý bề mặt nhãn cầu vì nó có chứa nhiều yếu tố tăng trưởng và các vitamin thiết yếu [14], [15].
Fox đã điều trị 30 mắt bị khô mắt với huyết thanh tự thân 50% (pha với NaCl 0,9%) và nhận thấy các dấu hiệu, triệu chứng ở tất cả các bệnh nhân đã được cải thiện khi sử dụng thuốc này [51]. Tsubota khi nghiên cứu những bệnh nhân khô mắt do hội chứng Sjogren điều trị bằng huyết thanh tự thân 20% tra 6 - 10 lần/ngày trong 4 tuần đã thu được kết quả là 34% triệu chứng đã được cải thiện, TBUT vẫn không thay đổi nhưng test nhuộm rose bengal và fluorescein đã giảm tới 55% và 68% [14].
Nghiên cứu của Poon [54] cho thấy có sự cải thiện triệu chứng cơ năng và thực thể ở tất cả 3 mắt được điều trị bằng huyết thanh tự thân 100% nhưng chỉ cải thiện ở 3 trong số 8 mắt được điều trị bằng huyết thanh tự thân 50%. Noble [56] trong một nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng so sánh hiệu quả của 3 tháng sử dụng huyết thanh tự thân 50% (chất pha loãng là nước muối 0,9%) với việc sử dụng chất bôi trơn đã báo cáo: 10 trong số 16 bệnh nhân khô mắt có cải thiện về triệu chứng và 6 bệnh nhân có cải thiện ấn tượng về tế bào học, không thay đổi ở 10 bệnh nhân.
Năm 2005, Takashi Kojima và cộng sự [57] nghiên cứu trên 37 mắt (20 bệnh nhân) khô mắt nặng, bệnh nhân được chia làm 2 nhóm: 1 nhóm điều trị bằng huyết thanh tự thân và 1 nhóm điều trị bằng nước mắt nhân tạo. Kết quả cho thấy có cải thiện rõ rệt về triệu chứng cơ năng và tính ổn định của phim nước mắt ở nhóm điều trị bằng huyết thanh tự thân so với nhóm điều trị bằng nước mắt nhân tạo.
Hiệu quả của huyết thanh tự thân dường như cũng phụ thuộc vào liều lượng thuốc. Đã có báo cáo cho thấy 94% bệnh nhân khô mắt đã giảm triệu chứng khi dùng liều 8 lần/ngày và chỉ 58% bệnh nhân đã giảm triệu chứng khi dùng liều 4 lần/ngày [17].
Nói chung hiệu quả của huyết thanh tự thân tra mắt trong điều trị khô mắt khoảng từ 30% đến 100% trong việc giảm nhẹ triệu chứng, 39% - 61% trong việc giảm tổn thương khi nhuộm fluorescein và 33% - 68% khi nhuộm rose bengal [17]. Tuy nhiên sự khác nhau về dân số nghiên cứu, quy trình sản xuất và điều trị trong các nghiên cứu là đáng kể nên việc so sánh các dữ liệu là rất khó.
Thành công
về chủ quan51%; 100%63%30%55%100%77%36% (NS)34%Thành công về khách quanRB 41%IPC 36%Fl 61%, RB 40%Fl 55%, RB 45%100%Được cải
thiệnFl 39%, RB 33%,
IPC 44%Fl 55%, RB 68%Số mắt (bệnh nhân)30 (15)32 (16)28 (14)11(9)4(2)NR(26) 12(12)24(12)Liều dùng2 giờ/lần8 lần10 lần8 lầnhàng giờ4 - 8 lần6 lần6 - 10 lầnThời gian đôngNR48 hNR2hNRNRNRNRThời gian
ly tâm10 phútNR5phút10 phút10 phút10 phút15 phút5 phútLực ly tâm500gNR1,500rpm4,000rpm (2,200g)500g3,000rpm4,200rpm1,500rpmChất
pha loãng0,9%NaCl0,9%NaCl0,9%NaCl0,5% Chloram
phenicol0,9%NaCl0,9%NaCl0,9%NaClNaClNồng độ33%50%20%50 - 100%33%20%20%20%Tác giảFoxNobleOgawaPoonRochaTakamuraTananuvatTsubota B ản g 1. 6. M ột s ố n gh iê n c ứ u lâ m s àn g sử d ụn g h u yế t t h an h tự th ân đ iề u tr ị k h ô
27
1.3.3.2. Nghiên cứu tại Việt Nam
Thành công
về chủ quan51%; 100%63%30%55%100%77%36% (NS)34%Thành công về khách quanRB 41%IPC 36%Fl 61%, RB 40%Fl 55%, RB 45%100%Được cải
thiệnFl 39%, RB 33%,
IPC 44%Fl 55%, RB 68%Số mắt (bệnh nhân)30 (15)32 (16)28 (14)11(9)4(2)NR(26) 12(12)24(12)Liều dùng2 giờ/lần8 lần10 lần8 lầnhàng giờ4 - 8 lần6 lần6 - 10 lầnThời gian đôngNR48 hNR2hNRNRNRNRThời gian
ly tâm10 phútNR5phút10 phút10 phút10 phút15 phút5 phútLực ly tâm500gNR1,500rpm4,000rpm (2,200g)500g3,000rpm4,200rpm1,500rpmChất
pha loãng0,9%NaCl0,9%NaCl0,9%NaCl0,5% Chloram
phenicol0,9%NaCl0,9%NaCl0,9%NaClNaClNồng độ33%50%20%50 - 100%33%20%20%20%Tác
Tại Bệnh viện Mắt Trung ương từ lâu huyết thanh tự thân đã được nghiên cứu và sử dụng dưới dạng tiêm dưới kết mạc để điều trị một số bệnh lý như: bỏng mắt, loét giác mạc do trực khuẩn mủ xanh, khô mắt,...có hiệu quả tốt nhưng chưa có báo cáo nghiên cứu lâm sàng, phương pháp này nhược điểm là khó sử dụng cho các bệnh nhân điều trị ngoại trú. Năm 2009 Vũ Anh Lê và cộng sự [20] đã nghiên cứu đánh giá hiệu quả của huyết thanh tự thân tra mắt trong điều trị bỏng mắt do hoá chất. Nghiên cứu thực hiện trên 27 mắt (22 bệnh nhân) được chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm: 1 nhóm tra huyết thanh tự thân và 1 nhóm tra Sanlein trong 3 tuần. Kết quả cho thấy dùng huyết thanh tự thân tra mắt có hiệu quả hơn dùng Sanlein để điều trị bỏng hoá chất độ II, III về tốc độ và tỷ lệ liền biểu mô giác mạc, không có trường hợp nào có biến chứng. Nghiên cứu của Nguyễn Đình Ngân [19] năm 2010 trên 73 mắt (38 bệnh nhân) khô mắt vừa và nặng điều trị bằng huyết thanh tự thân tra mắt đã cho thấy 100% mắt có sự cải thiện rõ rệt về triệu chứng chủ quan và khách quan (test Schirmer, TBUT, nhuộm giác mạc bằng fluorescein và rose bengal), không có trường hợp nào có tác dụng không mong muốn của huyết thanh tự thân. Tuy nhiên quy trình chuẩn bị, sản xuất cũng như cách thức sử dụng huyết thanh tự thân tra mắt chưa thống nhất trong các nghiên cứu vì vậy cần có một nghiên cứu xây dựng quy trình chuẩn cho vấn đề này và đánh giá được hiệu quả cũng như tác dụng phụ và độ an toàn của thuốc.
29
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU