Chương 4 BÀN LUẬN

Một phần của tài liệu thực trạng kiến thức, thực hành vsattp của người nhà chăm sóc bệnh nhân và các yếu tố liên quan tại bệnh viện bạch mai năm 2013 (Trang 52 - 54)

- Thực hành VSATTP:

Chương 4 BÀN LUẬN

BÀN LUẬN

4.1 Những đặc điểm về người được phỏng vấn

- Về độ tuổi: Nhóm tuổi từ 26 - 40 chiếm tỷ lệ cao nhất là 50,0%, tiếp đến là nhóm tuổi từ 41 - 55 có tỷ lệ là 19,6% (bảng 3.1). Khi so với cơ cấu đến là nhóm tuổi từ 41 - 55 có tỷ lệ là 19,6% (bảng 3.1). Khi so với cơ cấu dân số theo độ tuổi lao động ở nước ta năm 2011 thì nhóm tuổi từ 26-40 chiếm tỷ lệ 34,7% và nhóm tuổi từ 41 - 55 là 29,4% [3]. Qua đó ta thấy được tỷ lệ trội vượt của nhóm tuổi từ 26 - 40 trong nghiên cứu và điều này có thể được giải thích rằng nhóm tuổi này được gia đình tín nhiệm và giao trách nhiệm chăm sóc bệnh nhân vì sự trưởng thành, có sức khoẻ tốt, hiểu biết xã hội, nhất là đóng vai trò quan trọng về kinh tế cũng như tinh thần trong gia đình của họ.

- Về giới: Kết quả nghiên cứu cho biết, nữ chiếm 55,4% cao hơn nam giới (biểu đồ 3.1), qua đó ta thấy được vai trò của nữ trong chăm sóc bệnh giới (biểu đồ 3.1), qua đó ta thấy được vai trò của nữ trong chăm sóc bệnh nhân. Tuy vậy không có sự bất bình đẳng giới ở đây vì nam giới chiếm 44,6%. Điều này rất quan trọng vì khi có chương trình nâng cao kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm cho người nhà bệnh nhân thì ta phải chú ý giáo dục cho cả hai giới.

- Về trình độ học vấn: Đối tượng nghiên cứu có trình độ học vấn tiểu học và trung học cơ sở chiếm 50,7%, và có 49,3% đối tượng có trình độ trung học và trung học cơ sở chiếm 50,7%, và có 49,3% đối tượng có trình độ trung học phổ thông trở lên (bảng 3.2). So với các nghiên cứu có đối tượng là người nội trợ chính trong gia đình ta thấy nghiên cứu của Cao Thị Hoa và cộng sự năm 2011 có tỷ lệ người nội trợ có trình độ học vấn trung học phổ thông trở lên rất cao chiếm 93,9% [12], nghiên cứu của Trịnh Thị Phương Lâm năm 2005 và Phạm Duy Duẩn năm 2006 thì tỷ lệ người nội trợ có trình độ học vấn

từ trung học phổ thông trở lên tương đồng nhau là 20,3% và 30,0% [4], [19]. Sở dĩ có sự khác nhau giữa các nghiên cứu vì địa điểm nghiên cứu của Cao Thị Hoa thuộc địa bàn thành phố phường Thanh Lương - quận Hai Bà Trưng- Thủ đô Hà Nội, còn Trịnh Thị Phương Lâm và Phạm Duy Duẩn thực hiện tại nông thôn. Nghiên cứu của tôi được thực hiện tại bệnh viện tuyến cuối nên đối tượng người nhà chăm sóc bệnh nhân có sự tổng hợp của các thành phần trong xã hội, vì thế giữa các đối tượng nghiên cứu có sự cân bằng giữa trình độ học vấn cao và trình độ học vấn thấp, không có sự chênh lệch như các nghiên cứu tại vùng địa bàn dân cư sinh sống.

- Về nghề nghiệp: Trong 280 người tham gia nghiên cứu có 44,3% người nhà bệnh nhân làm nghề nông, 20,7% là công nhân, 18,2% là công người nhà bệnh nhân làm nghề nông, 20,7% là công nhân, 18,2% là công chức nhà nước, nội trợ chiếm 4,6%, học sinh sinh viên chiếm 4,3% (biểu đồ 3.2). Qua đây ta thấy sự đa dạng nghề nghiệp và có sự tương xứng giữa trình độ học vấn với nghề nghiệp.

- Về tần số ngày ở tại bệnh viện của người nhà bệnh nhân

Mặc dù trong 280 người nhà bệnh nhân có 193 người ở bệnh viện từ 3 đến 10 ngày chiếm 68,9% gấp 2 lần số người ở bệnh viện từ 11 đến 45 ngày nhưng số người ở bệnh viện từ 11 đến 45 ngày chiếm 31,1% vẫn là con số lớn (bảng 3.4). Vì khi người nhà bệnh nhân nhân càng ở lâu dài thì càng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường - sinh hoạt tại bệnh viện. Nếu các yếu tố môi trường - sinh hoạt tại bệnh viện tốt thì ảnh hưởng tích cực đến người nhà bệnh nhân và nếu các yếu tố môi trường - sinh hoạt tại bệnh viện không tốt thì ảnh hưởng tiêu cực đến họ.

4.2 Kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm của người nhà chăm sóc bệnh nhân.

Một phần của tài liệu thực trạng kiến thức, thực hành vsattp của người nhà chăm sóc bệnh nhân và các yếu tố liên quan tại bệnh viện bạch mai năm 2013 (Trang 52 - 54)