Hàn Quốc đang xem xét giảm mức thuế suất thuế thu nhập cao nhất trong Biểu thuế thu nhập cá nhân.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề pháp lý về thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012 (Trang 57)

- CHƯƠNG 2 MỘT SỐ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP HOÀN THIỆN VỀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN SỬA ĐỔI 2012.

20Hàn Quốc đang xem xét giảm mức thuế suất thuế thu nhập cao nhất trong Biểu thuế thu nhập cá nhân.

- ST T

- Tên Quốc gia - Năm 1986 - Năm 2002 - Năm 2010 - 1 - Mỹ - - 12 - 6 - 6 - - 2 - Úc - 5 - 4 - 4 - 3 - Nhật Bản - 9 - 4 - 5 - 4 - Hàn Quốc - 16 - 4 - 4 - 5 - Hà Lan - 9 - 4 - 4 - 6 - Anh - 6 - 3 - 3 - 7 - Cộng hoà Séc - - 4 - 1 - 8 - Hungary - - 3 - 1 - 9 - Ba Lan - - 3 - 1 - 1 0 - Trung Quốc - - 9 - 9 -

-2.3.3 Hướng hoàn thiện cho pháp luật Việt Nam

- Như trên đã phân tích, xu hướng gần đây của nhiều nước là giảm dần mức thuế suất cao nhất và đơn giản hoá Biểu thuế. Thực hiện nội dung này sẽ góp phần tăng cường tính minh bạch và giảm thiểu sự bóp méo mà Thuế thu nhập cá nhân có thể gây ra. Kinh nghiệm chung trên thế giới cũng cho thấy với thuế suất hạ xuống và tỷ lệ động viên về thuế giảm ở mức hợp lý sẽ hạn chế trốn thuế, lậu thuế. Như vậy, việc không sửa đổi thuế thu nhập cá nhân ở nội dung này là một điều bất hợp lý và không phù hợp với xu hướng chung của thế giới cũng như chiến lược cải cách thuế và cải cách thủ tục hành chính.

- Việc không cắt bỏ số bậc thuế suất có thể được giải thích là do mức giảm trừ gia cảnh đã được quy định rất cao (9 triệu đồng/tháng cho cá nhân người nộp thuế và 3,6 triệu đồng/tháng cho người phụ thuộc), nếu cắt bỏ, giảm bớt số bậc thuế nữa thì lượng giảm thu ngân sách sẽ càng nâng lên cao hơn, dẫn đến không thể cân đối thu chi. Tuy nhiên, trong tương lai, đây là hướng hoàn thiện cho hệ thống thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam. Lộ trình giảm số bậc thuế suất có thể theo phương án từng bước để tránh biến động. Bên cạnh đó, nghiên cứu mở rộng đối tượng thu, điều tiết đối với một số

khoản thu nhập mới phát sinh trong nền kinh tế thị trường hiện nay để đảm bảo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.

-

-KẾT LUẬN

- Những vấn đề của Luật thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012 tập trung trong 3 nội dung chính là: thu nhập chịu thuế, mức giảm trừ gia cảnh và biểu thuế suất lũy tiến. Trong đó, có những vấn đề đã được sửa đổi, bổ sung so với Luật thuế thu nhập cá nhân 2007, đồng thời cũng có những vấn đề tuy có nhiều ý kiến kêu gọi sửa đổi nhưng vẫn giữ nguyên so với luật cũ.

- Đối với thu nhập chịu thuế, những sửa đổi về loại trợ cấp không thuộc diện chịu thuế và thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản là hợp lý và phù hợp với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, Luật cần sửa đổi thêm ở việc tạo ra hành lang pháp lý và hoàn thiện hệ thống quản lý đối với quy định bất động sản duy nhất không phải nộp thuế thu nhập cá nhân. Đồng thời, đối với thu nhập từ đầu tư chứng khoán, nên có những quy định theo hướng khuyến khích thị trường này phục hồi và phát triển. - Thứ hai, mức giảm trừ gia cảnh được nâng lên như Luật thuế thu nhập

cá nhân sửa đổi 2012 là quá cao, gây ảnh hưởng tới mục tiêu của sắc thuế và không phù hợp thông lệ quốc tế. Do đó, cần có các biện pháp tốt hơn thay thế, như là phân nhỏ các đối tượng được hưởng miễn trừ gia cảnh, kết hợp với các cơ quan khác để nắm rõ và áp dụng miễn trừ gia cảnh đúng đối tượng, đúng trường hợp.

- Đối với biểu thuế suất lũy tiến, việc không sửa đổi nội dung này là một thiếu sót trong Luật thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012. Xu hướng chung trên thế giới là giảm dần mức thuế suất cao nhất và đơn giản hóa biểu thuế. Việt Nam nên học tập theo kinh nghiệm này để nâng tính

cạnh tranh của nền kinh tế, khuyến khích những lao động giỏi có chuyên môn cao tập trung lao động.

-KẾT LUẬN

- Tiếp thu kinh nghiệm từ các luật thuế có liên quan trước đó, đồng thời học tập các xu hướng cải cách Luật thuế thu nhập cá nhân tại nhiều nước trên thế giới, Luật thuế thu nhập cá nhân sửa đổi năm 2012 phần nào đã làm tốt vai trò của mình trong việc đáp ứng kịp thời nhu cầu của sự phát triển trong bối cảnh khó khăn về kinh tế, và thể hiện rõ quan điểm chia sẻ khó khăn của Nhà nước đối với nhân dân.

- Tuy vậy, dù Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012 được chuẩn bị, xây dựng khá kỹ lưỡng, lấy ý kiến rộng rãi của các tầng lớp xã hội từ hơn 3 năm trước khi ban hành, nhưng khi triển khai Luật vào thực tế cuộc sống, không thể tránh khỏi những bất cập, vướng mắc nảy sinh đòi hỏi phải nghiên cứu, giải quyết.

- Chính vì vậy, qua đề tài này, người viết mong muốn được đóng góp công sức của mình vào việc hoàn thiện Luật thuế thu nhập cá nhân hiện hành, thông qua việc đưa ra phân tích những vấn đề nổi cộm, gây nhiều tranh cãi trong giới chuyên gia cũng như người dân trong xã hội. Qua phân tích nội dung quy định, đối chiếu với Luật thuế thu nhập cá nhân của các quốc gia khác trên thế giới, người viết đã đưa ra đánh giá về việc những vấn đề này có khi được quy định một cách hợp lý trong Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012 hay chưa, và đề xuất cho những vấn đề chưa được đề cập đến hoặc chưa được sửa đổi, bổ sung một cách thích hợp.

- Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn, của các cá nhân và ban ngành, đoàn thể liên quan trong quá trình người viết thực hiện đề tài này.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề pháp lý về thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012 (Trang 57)