- CHƯƠNG 2 MỘT SỐ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP HOÀN THIỆN VỀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN SỬA ĐỔI 2012.
14 Stuart Adam and James Browne (2011), “A Survey of the UK Tax System”, Institute for Fiscal Studies.
thường được quy định thấp hơn so với mức giảm trừ cho cá nhân người nộp thuế (tương tự như Việt Nam). Song cũng có nước quy định mức giảm trừ cá nhân cho người nộp thuế cũng tương tự như người phụ thuộc (ví dụ, Anh và Mỹ). Nhiều nước khống chế số lượng người phụ thuộc được tính giảm trừ (ví dụ, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a..), song cũng có nước không khống chế (ví dụ, Mỹ, Anh). Cũng có nước không quy định riêng mức giảm trừ cho người phụ thuộc và cho cá nhân người nộp thuế mà quy định một mức chung (ví dụ, Trung Quốc…).
- Luật thuế thu nhập cá nhân của Malaysia quy định mức chiết trừ cho những người phụ thuộc theo các mức sau:
- Đối tượng - Mức giảm trừ
(RM) - Miễn giảm cá nhân bổ sung khi đối tượng
nộp thuế là người tàn tật
- 8.000
- Vợ sống cùng hoặc chồng chu cấp (trường hợp vợ lựa chọn việc tính thuế chung với chồng hoặc vợ không có tổng thu nhập)
- 3.000
- Miễn giảm cho chồng trong trường hợp chồng chọn phương pháp tích lũy thu nhập của mình và của vợ nhằm mục đích tính thuế hoặc trường hợp chồng không có tổng thu nhập
- 3.000
- Trợ cấp bổ sung nếu vợ (chồng) là người tàn tật
- 3.500
- Chi phí y tế phát sinh cho đối tượng nộp thuế, vợ (chồng) hoặc con cái khi điều trị bệnh nặng
- Tối đa là 5.000
- Chữa trị y tế cho cha mẹ - Tổng số tiền
thực tế
- tối đa là 5.000 - Miễn giảm cho con cái (trên mỗi người con) - 1.000
- Trẻ tàn tật - 5.000
- Chi phí mua các thiết bị hỗ trợ cơ bản cho việc sử dụng của bản thân cá nhân tàn tật hoặc của vợ, con cái hoặc cha mẹ bị tàn tật
- Tổng chi phí thực tế tối đa là 5.000
- iii) Các khoản giảm trừ đặc thù: Đây là các khoản giảm trừ mà đối tượng nộp thuế được hưởng khi đáp ứng được một số tiêu chí nhất định, ví dụ như chi tiêu cho các khoản mục mà nhà nước cần khuyến khích (ví dụ cho y tế, giáo dục…). Theo đó, phạm vi các khoản giảm trừ này cũng rất đa dạng. Có quốc gia cho phép giảm trừ các khoản đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế... để khuyến khích người dân tham gia các dịch vụ này; có quốc gia cho phép giảm trừ chi phí giáo dục của con hoặc là có quốc gia cho phép giảm trừ đối với các khoản lãi tiền vay mua nhà trả góp (để khuyến khích người dân sở hữu nhà) hay là các khoản đóng góp từ thiện. Khi xây dựng các khoản giảm trừ đặc thù, phần lớn các nước đều khống chế mức tối đa cho từng loại giảm trừ, ví dụ như cho giáo dục, y tế… (Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Hàn Quốc, In-đô- nê-xi-a...). Để được hưởng các khoản giảm trừ này, người nộp thuế phải xuất trình được các chứng từ liên quan.
- Ví dụ, đối tượng nộp thuế ở Singapore còn được khấu trừ những chi phí khác như: Chi phí sinh đẻ và nằm viện: Mức giảm trừ không quá 3.000 $; Chi phí đào tạo: các chi phí để tham gia các khóa đào tạo để được bằng hoặc chứng chỉ chuyên nghiệp mang tính chất học viện hoặc chứng chỉ chuyên ngành hoặc phí đăng ký tham dự hội nghị, hội thảo liên quan đến hoạt động thương mại, kinh doanh hoặc việc làm thì được giảm trừ không quá 3.500 $; Chí phí tiền thuê người giúp việc nước ngoài.
- Về quy mô các khoản được giảm trừ, có thể thấy phương thức quy định về mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế cũng rất khác nhau giữa các quốc gia. Có quốc gia quy định một mức cứng tương tự như Việt Nam (ví dụ, Trung Quốc, Ác-hen-ti-na...), nhưng có quốc gia quy định theo tỷ lệ phần
trăm (%) thu nhập và khống chế mức giảm trừ tối đa (ví dụ, Thái Lan, Hàn Quốc...). Nhìn chung quy mô các khoản giảm trừ (so với GDP bình quân đầu người) của các nước phát triển thường thấp hơn so với các nước đang phát triển.
- So với GDP bình quân đầu người, quy mô các khoản giảm trừ cho người nộp thuế và mỗi người phụ thuộc ở các nước cũng rất khác nhau, song nhìn chung thường nhỏ hơn 1 lần. Ở In-đô-nê-xi-a, so với GDP bình quân đầu người năm 2011, mức giảm trừ cho cá nhân mỗi người nộp thuế tương đương 0,527 lần và mức giảm trừ cho mỗi người phụ thuộc tương đương 0,044 lần. Hệ số này tương ứng đối với Ma-lai-xi-a là 0,312 lần (người nộp thuế là người tàn tật có hệ số cao hơn) và 0,035 lần (đối với con đang học phổ thông) và 0,138 lần (đối với con đang học phổ thông). Ở Thái Lan, tổng các khoản giảm trừ tối đa mà người nộp thuế được hưởng bằng khoảng 0,526 lần so với GDP bình quân đầu người của nước này15. Kể từ ngày 1/9/2011, mức giảm trừ cho cá nhân mỗi người nộp thuế của Trung Quốc là 3.500 NDT/tháng hay 42.000 NDT/năm (trước đó là 2000 NDT/tháng), tương đương khoảng 1,23 lần GDP bình quân đầu người16.
-2.2.3 Hướng hoàn thiện cho pháp luật Việt Nam
- Theo ý kiến cá nhân người viết, mức giảm trừ gia cảnh 9 triệu đồng/tháng cho cá nhân người nộp thuế là quá cao. Tuy nhiên, người viết đồng ý với mức giảm trừ gia cảnh 3,6 triệu đồng/tháng cho người phụ thuộc là phù hợp. Bởi vì, người phụ thuộc theo quy định tại khoản 3 điều 12 nghị định 100/2008/NĐ-CP đa số là những đối tượng cần nhận được sự quan tâm, chăm sóc chu đáo và sự đầu tư cần thiết để phát triển như: con dưới 18 tuổi, 15 Số liệu GDP bình quân đầu người của các nước được tính cho năm 2011 từ cơ sở dữ liệu của Quỹ Tiền tệ quốc tế “World Economic Outlook database”.
16Theo Luật thuế TNCN của Trung Quốc thì mức giảm trừ cho người nước ngoài được quy định cao hơn (hiện hành là 4.800 NDT/tháng).
người già, người tàn tật, người không có khả năng lao động… Xã hội ngày càng phát triển thì việc quan tâm đến những đối tượng trên càng phải được chú trọng hơn, hơn nữa, mức 3,6 triệu cũng chỉ đủ đáp ứng nhu cầu chi tiêu cơ bản của con người bình thường.
- Để tránh thất thu ngân sách Nhà nước quá lớn và đưa Luật thuế thu nhập cá nhân trở thành thuế thu nhập cho người có thu nhập cao như hiện nay, thiết nghĩ, chỉ nên quy định mức giảm trừ gia cảnh cho cá nhân ở mức 6 triệu đồng như dự thảo ban đầu là phù hợp. Tham khảo kết quả điều tra xã hội học của Tổng cục thống kê về thu nhập và mức sống dân cư, mức thu nhập bình quân đầu người năm 2014 ở Việt Nam sẽ vào khoảng 2.876.000 đồng/tháng/người, thu nhập bình quân của nhóm thu nhập cao nhất có thể đạt khoảng 7.073.000 đồng/tháng/người, như vậy những người có thu nhập từ 6 triệu đồng trở lên đã là mức thu nhập trung bình, không quá thấp trong xã hội. Hơn nữa, do có quy định “mở” về việc Chính phủ trình Ủy ban thường vụ xem xét thay đổi mức giảm trừ gia cảnh khi có thay đổi lớn ở mức CPI, ta cũng không cần phải e ngại về việc mức 6 triệu đồng sẽ trở nên lạc hậu trong nay mai.
- Bên cạnh đó, để thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với từng cá nhân trong xã hội, đồng thời nâng cao hiệu quả điều tiết của thuế thu nhập cá nhân, Việt Nam có thể học tập kinh nghiệm ở các nước khác trong việc phân nhỏ các đối tượng được hưởng giảm trừ gia cảnh, ví dụ giảm trừ thêm cho người tàn tật, người cao tuổi, người cha, mẹ một mình nuôi con… Để thực hiện điều này, chắc chắn chi phí hành thu thuế sẽ tăng lên, tuy nhiên nguồn thu vào ngân sách Nhà nước cũng sẽ không giảm so với lượng thất thoát do người nộp thuế được giảm trừ quá nhiều như hiện nay.
- Mặt khác, nếu vẫn kiên trì duy trì mức giảm trừ gia cảnh cao, Việt Nam có thể học tập Anh, Mỹ, quy định theo hướng thu nhập càng cao thì giảm trừ cá nhân càng giảm. Ở Anh, người nộp thuế có thu nhập trên 100 nghìn
Bảng/năm thì cứ mỗi Bảng thu nhập tăng thêm trên mức này, mức giảm trừ sẽ bị giảm 50 xu, người có thu nhập trên 114,95 nghìn Bảng thì mức giảm trừ sẽ bằng 0. Để thực hiện được những đề xuất trên cần có sự kết hợp giữa cơ quan khai báo thuế và các cơ quan khác như cơ quan quản lý hộ tịch…Tình trạng kê khai tự nguyện, tự giác như hiện nay có thể giảm bớt chi phí và công việc cho cơ quan khai báo thuế, nhưng khi người kê khai không trung thực, lại nảy sinh chi phí để kiểm soát và truy thu thuế.
-2.3 Biểu thuế suất lũy tiến
-2.3.1 Nội dung quy định
Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công được áp dụng theo biểu thuế luỹ tiến từng phần theo quy định tại Điều 22 Luật Thuế thu nhập cá nhân, cụ thể như sau:
- - B ậ c t h u ế - Phần thu nhập tính thuế/năm (triệu đồng) - Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng) - Thuế suất (%) - 1 - Đến 60 - Đến 5 - 5 - 2 - Trên 60 đến 120 - Trên 5 đến 10 - 10 - 3 - Trên 120 đến 216 - Trên 10 đến 18 - 15
- 4 - Trên 216 đến 384 - Trên 18 đến 32 - 20
- 5 - Trên 384 đến 624 - Trên 32 đến 52 - 25
- 6 - Trên 624 đến 960 - Trên 52 đến 80 - 30
- 7 - Trên 960 - Trên 80 - 35
-Thu nhập tính thuế áp dụng Biểu thuế này là thu nhập của cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế từ kinh doanh và từ tiền lương, tiền công sau khi đã trừ đi khoản giảm trừ gia cảnh, các khoản đóng bảo hiểm bắt buộc, khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học.
-Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công là tổng số thuế được tính theo từng bậc thu nhập và thuế suất tương ứng theo biểu luỹ tiến từng phần, trong đó số thuế tính theo từng bậc thu nhập được xác định bằng thu nhập tính thuế của bậc thu nhập nhân (x) với thuế suất tương ứng của bậc thu nhập đó.
-Ví dụ: Ông A là cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công trong tháng là 10 triệu đồng. Ông A phải nuôi 02 con dưới 18 tuổi; trong tháng ông phải nộp các khoản bảo hiểm bắt buộc là: 5% bảo hiểm xã hội, 1% bảo hiểm y tế trên tiền lương; trong tháng ông A không đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học.
-Thuế thu nhập cá nhân ông A tạm nộp trong tháng được xác định như sau:
-Ông A được giảm trừ khỏi thu nhập chịu thuế các khoản:
-+ Cho bản thân là: 4 triệu đồng;
-+ Cho 02 người phụ thuộc (2 con) là: 1,6 triệu đồng x 2 = 3,2 triệu đồng;
-+ Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế là: 10 triệu đồng x 6% = 0,6 triệu đồng
-Tổng cộng các khoản được giảm trừ là: 4 + 3,2 + 0,6 = 7,8 triệu đồng
-Thu nhập tính thuế áp vào biểu thuế luỹ tiến từng phần để tính số thuế phải nộp là: 10 triệu đồng – 7,8 triệu đồng = 2,2 triệu đồng.
-Như vậy sau khi giảm trừ các khoản theo quy định, thu nhập tính thuế của ông A được xác định thuộc bậc 1của biểu lũy tiến từng phần là: 2,2 triệu đồng x 5% = 0,11 triệu đồng
-Tổng số thuế phải nộp trong tháng là: 0,11 triệu đồng.
Trong quá trình tham gia đóng góp ý kiến xây dựng Luật thuế thu nhập cá nhân sửa đổi, có không ít ý kiến cho rằng nên kéo giãn biểu thuế suất lũy tiến hiện hành, bỏ bớt bậc thuế hoặc giảm thuế suất bậc 1 từ 5% xuống còn 2%, thậm chí 0%. Bởi vì biểu thuế suất hiện nay với 7 bậc thuế, trong khi phần thu nhập tính thuế trong 1 năm thấp nhất 60 triệu đồng cho đến trên 960 triệu đồng, có thể nói là một biểu thuế rất khít, phạm vi giữa các mức thu nhập trong 2 bậc liên tiếp nhau là rất hẹp. Đặc biệt, những cá nhân có thu nhập ở mức thấp chịu áp lực lớn do biểu thuế suất quá dày, thu nhập vừa nhích lên đã rơi vào bậc thuế khác, ví dụ: từ 0- 5 triệu đồng có thuế suất 5%, 5- 10 triệu đồng là 10 %... khiến mức độ điều tiết tăng nhanh.
- Việc kéo giãn biểu thuế suất lũy tiến hiện hành, bỏ bớt bậc thuế hoặc hạ mức thuế suất bậc 1 vì những lý do sau
- Thứ nhất, xoa dịu tâm lý người dân, gỡ bỏ cho họ cảm giác là đang bị thu thuế một cách triệt để.Người dân ai cũng muốn tạo thêm thu nhập để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng hàng ngày cũng như đáp ứng các nhu cầu vật chất, tinh thần khác. Thế nhưng họ cũng e ngại việc bị đánh thuế vào thu nhập, nhất khi là khi biểu thuế suất có tính chất lũy tiến, mức sau cao hơn mức trước, khiến cho họ cảm thấy càng làm nhiều càng tạo ra nhiều thu nhập, càng bị đánh thuế gắt gao hơn. Chính vì vậy mà họ có tâm lý phản kháng, hoặc lười lao động,
nhất là đối với những người đang ở mức ngấp nghé sắp bị điều chỉnh bởi bậc thuế suất cao hơn.
- Thứ hai, thu nhập thực tế của người dân thời gian qua suy giảm do tác động của lạm phát, giá cả hàng hóa tăng cao. Do vậy chỉ điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh mà không tính đến việc kéo giãn biểu thuế lũy tiến từng phần cũng như xem xét tăng thêm các khoản giảm trừ là không hợp lý. Việc lạm phát tăng cao cũng khiến khoảng cách thực tế giữa các bậc thuế ngày càng gần nhau hơn.
- Thứ ba, kéo giãn biểu thuế suất lũy tiến hiện hành, bỏ bớt bậc thuế có thể khuyến khích được những người có trình độ kỹ thuật cao, năng lực điều hành giỏi ra sức lao động. Hiện nay Việt Nam đang rất khuyến khích các lao động giỏi ở nước ngoài lao động tại Việt Nam, hoặc các lao động giỏi người Việt Nam đóng góp công sức cho đất nước mình. Đây là những người có thu nhập vào loại cao, vì vậy nếu những bậc thuế ở trên cùng được kéo giãn ra, mức điều tiết của thuế chậm hơn thì sẽ hấp dẫn được họ hơn.
- Tuy nhiên, qua thời gian bàn bạc trao đổi, nhà làm luật vẫn quyết định giữ nguyên biểu thuế suất cũ, chỉ sửa đổi ở mức giảm trừ gia cảnh. Ủy ban thường vụ Quốc hội cho rằng biểu thuế suất thuế thu nhập cá nhân hiện hành được xây dựng trên nguyên tắc khi thu nhập tăng lên thì mức điều tiết cũng tăng tương ứng, bảo đảm tính hợp lý, thể hiện đúng bản chất điều tiết thu nhập của thuế. Người nộp thuế ở các bậc trên hầu hết là người có thu nhập rất cao (bậc cuối cùng: thu nhập tính thuế trên 80 triệu đồng/tháng, trên 960 triệu đồng/năm). Mặt khác, nếu so sánh với một số nước trên thế giới thì mức thuế suất 35% cũng là hợp lý.
- Lý do quan trọng nhất là nếu điều chỉnh mức thuế suất có thể sẽ làm giảm nguồn thu của Ngân sách Nhà nước. Bộ Tài chính ước tính so với thời điểm cuối năm 2011, sẽ có khoảng 70% số người nộp thuế có thu nhập từ tiền lương, tiền công và kinh doanh sẽ không phải nộp thuế nữa, tức là có khoảng