Hệ thống hạ tầng phục vụ du lịch

Một phần của tài liệu Dự đoán ý định du lịch đến thành phố nha trang của du khách thành phố hồ chí minh (Trang 55 - 59)

6. Kết cấu của báo cáo đề tài

3.1.1.2. Hệ thống hạ tầng phục vụ du lịch

a. Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật

Giao thông vận tải

Đường hàng không: liên hệ giao thông hàng không đến tỉnh Khánh Hoà qua các

cảng hàng không Nha Trang, Cam Ranh. Sân bay Nha Trang có một đƣờng băng rộng 45m, dài 1.950m, là sân bay nhỏ, chỉ phục vụ vận chuyển hành khách trong nƣớc, chƣa có trang thiết bị hiện đại. Tháng 6/2004, sân bay Cam Ranh với một đƣờng băng dài 3.080m, là sân bay đã đƣợc đƣa vào sử dụng vận chuyển hành khách thay thế cho sân bay Nha Trang.

Đường sắt: tuyến đƣờng sắt Bắc – Nam chạy dọc tỉnh Khánh Hoà dài khoảng

149,2km với ga Nha Trang là ga chính, có qui mô lớn, làm nhiệm vụ trung chuyển hành khách và hàng hoá từ Lâm Đồng, Buôn Mê Thuộc tới các tỉnh phía Bắc và phía

Nam. Tuyến đƣờng sắt qua Nha Trang là một trong những phƣơng tiện quan trọng vận chuyển khách du lịch.

Đường biển: Khánh Hoà có 385km bờ biển với nhiều điều kiện thuận lợi để thiết

lập cảng biển, hệ thống cảng biển trên địa bàn tỉnh nhƣ sau :

+ Cảng cát Đầm Môn là cảng chuyên dụng xuất cát của công ty Minexco, nằm trong vịnh Đầm Môn, thuộc huyện Vạn Ninh có độ sâu trung bình trên 18m.

+ Cảng Hòn Khói trên bán đảo Hòn Khói, huyện Ninh Hoà, phía nam vịnh Vân Phong, cách quốc lộ 1A khoảng 12km, là cảng chuyên xuất muối kết hợp hàng hoá.

+ Cảng của nhà máy đóng tàu Huyndai – Vinashin.

+ Cảng Ba Ngòi nằm trong vịnh Cam Ranh, cảng có cầu tàu dài 182m, rộng 20m, độ sâu trƣớc bến là 13m, cho phép tàu tải trọng 3 vạn tấn có thể ra vào đƣợc.

+ Cảng Nha Trang hiện đƣợc sử dụng là cảng đa chức năng phục vụ vận tải hành khách và chuyển tải hàng hoá các loại. Gần cảng Nha Trang có cảng Hải quân là cảng có qui mô nhỏ, chỉ cho phép tàu có trọng tải dƣới 2.000 tấn cập bến, chủ yếu phục vụ cho Trƣờng Sa và một phần tham gia kinh doanh.

Giao thông đường bộ: trên địa bàn Khánh Hoà có 4 tuyến quốc lộ đi qua là : QL1,

QL26, QL26B, QL1C, QL27B với tổng chiều dài khoảng 225km. Các tuyến quốc lộ trừ QL27B đều có cấp đƣờng là cấp III hoặc cấp II.

+ Quốc lộ 1 chạy dọc bờ biển tỉnh Khánh Hoà dài khoảng 158,48km. + Quốc lộ 26 nối với thành phố Buôn Mê Thuộc, đoạn qua tỉnh dài 32km. + Quốc lộ 1C dài 17km.

+ Quốc lộ 26B dài 13km, từ ngã ba giáp QL1 (km1435 + 350) đến xí nghiệp đóng tàu Huyndai – Vinashin.

+ Quốc lộ 27B dài 8km, nối QL1 ở Khánh Hoà với QL27 Ninh Thuận đi Đà Lạt, là tuyến đƣờng tỉnh lộ mới đƣợc nâng cấp.

Các tuyến đƣờng tỉnh lộ và hƣơng lộ có tổng chiều dài 414,9km, trong đó có 56,6km tỉnh lộ nằm trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh và Khánh Sơn, là hai huyện miền núi, có địa hình tƣơng đối cao. Các tuyến này bắt đầu từ QL1A và QL26, hầu hết kết thúc ở các huyện, là các tuyến đƣờng cụt, không tạo thế liên hoàn về giao thông. Các tuyến tỉnh lộ, hƣơng lộ có nền đƣờng phổ biến là 5 – 7m, mặt đƣờng 3 – 4m, là đƣờng

đất hoặc đá dăm cấp phối, chất lƣợng xấu và không đồng đều. Hiện nay tuyến đƣờng Khánh Lê – Lâm Đồng qua địa phận huyện Khánh Vĩnh đang đƣợc nâng cấp, tƣơng lai sẽ là hành lang lƣu thông trực tiếp từ Nha Trang, Diên Khánh đi Lâm Đồng.

Hầu hết các xã trong tỉnh đều có đƣờng ôtô, chỉ có một số xã vùng hải đảo nhƣ xã Cam Lập (huyện Cam Ranh), xã Ninh Vân (huyện Ninh Hoà), xã Vạn Thạnh (huyện Vạn Ninh) là chƣa có đƣờng ôtô.

Hiện trạng các công trình cấp nước

Lƣợng nƣớc hiện nay sử dụng khoảng 10x106m3, từ các nguồn chủ yếu sau :

+ Sử dụng kết hợp với các công trình thuỷ nông; xây dựng công trình riêng phục vụ cho ngành (xi măng Hòn Khói); sử dụng kết hợp với hệ thống nƣớc sinh hoạt; lấy trực tiếp từ sông, suối hoặc giếng khoan.

+ Nhà máy nƣớc Võ Cạnh và các trạm cấp nƣớc hiện chỉ đáp ứng khoảng 50% dân số thành phố Nha Trang và một phần nhỏ dân cƣ các điểm lân cận với tiêu chuẩn cấp nƣớc khoảng 60 – 70 lít/ngƣời - nđ.

+ Các nhà máy nƣớc Ninh Hoà và Vạn Giã đều mới đƣợc xây dựng nên chất lƣợng rất tốt, công suất đảm bảo cho nhu cầu nƣớc lâu dài.

+ Thời gian qua, toàn tỉnh đã xây dựng các loại hình cấp nƣớc cho nhân dân 7 huyện, thành phố của tỉnh và giải quyết cấp nƣớc sạch cho 302.279 trên tổng số 761.627 ngƣời dân nông thôn với tiêu chuẩn 50- 70 lít/ngƣời – nđ. Tỷ lệ hộ dân dùng nƣớc sạch qua lắng lọc năm 2000 đạt khoảng 40%, năm 2005 đạt khoảng 70%

Hệ thống cấp điện:

Nguồn điện: tỉnh Khánh Hoà hiện đang đƣợc cấp điện từ lƣới điện quốc gia qua

các nguồn chính sau :

+ Từ đƣờng dây 500KV thông qua trạm 500/200/110KV Playku. Trạm cấp điện cho đƣờng dây 220KV Playku – Krongbuk – trạm 220KV Nha Trang.

+ Từ nhà máy thuỷ điện Đa Nhim, có công suất đặt máy là 160MW. Điện đƣợc phát lên lƣới 110KV và đƣợc hoà vào lƣới 220KV thông qua trạm biến áp 220/110KV – 1x63MVA Đa Nhim.

+ Từ nhà máy thuỷ điện Sông Hinh : 2x33MW. Điện đƣợc phát lên lƣới 110KV qua đƣờng dây 110KV Sông Hinh – Tuy Hoà – Nha Trang.

Lưới điện: bao gồm lƣới điện truyền tải và lƣới điện phân phối :

+ Lƣới điện truyền tải : tuyến 220KV Krongbuk – Nha Trang; tuyến 110KV Đa Nhim – Cam Ranh – Nha Trang; tuyến 110KV Sông Hinh – Ninh Hoà – Nha Trang

+ Lƣới điện phân phối : có kết cấu hình tia, ba pha bốn dây trung tính nối đất.

b. Hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội

Thời gian qua, hoạt động đào tạo nghề có nhiều chuyển biến tích cực, từng bƣớc đi vào ổn định và nề nếp. Tỷ lệ ngƣời trong độ tuổi lao động đƣợc đào tạo nghề năm 2005 đạt 26%.

Đến nay, 100% xã, phƣờng và thị trấn có trạm y tế và đƣợc trang bị đủ dụng cụ cần thiết cho khám chữa bệnh tuyến cơ sở; 90% trạm y tế xã, phƣờng, thị trấn có bác sỹ.

Giải quyết việc làm là vấn đề xã hội bức xúc nên đƣợc quan tâm đúng mức. Trong những năm qua đã giải quyết đƣợc 71.600 lao động, bình quân khoảng 23.600 lao động/năm.

Về xoá đói giảm nghèo, đến năm 2004 toàn tỉnh không còn hộ đói, năm 2005 số hộ nghèo theo chuẩn quốc gia còn 14,6% (chuẩn cũ) và bằng 15,19% (chuẩn mới).

Hoạt động văn học nghệ thuật có nhiều tiến bộ cả bề rộng lẫn chiều sâu, nhiều tác phẩm đoạt giải cao trong các cuộc thi quốc gia, quốc tế.

Hệ thống phát thanh truyền hình từ tỉnh đến huyện, xã đều đƣợc đầu tƣ nâng cấp, cải tạo. Đến nay, 100% xã có trạm truyền thanh; 95% địa bàn dân cƣ đƣợc phủ sóng phát thanh, truyền thanh, truyền hình.

Phong trào xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá đƣợc giữ vững và phát triển tạo môi trƣờng xã hội thuận lợi cho phát triển du lịch.

c. Hiện trạng môi trường

Theo tài liệu của báo cáo qui hoạch kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hoà đến nay, nhìn chung chất lƣợng môi trƣờng tự nhiên, cả về môi trƣờng không khí, môi trƣờng biển vẫn nằm trong tình trạng tốt. Các chỉ tiêu hàm lƣợng bụi CO2, SO2, NO2, Pb… đều thấp hơn tiêu chuẩn vệ sinh cho phép. Đối với các vùng nƣớc ven bờ vịnh Nha Trang – Cam Ranh mới chớm bị ô nhiễm do các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của cộng đồng dân cƣ và do nuôi tôm sinh ra…

Tuy nhiên, phải nhận thấy với vấn đề phát triển kinh tế mạnh mẽ của tỉnh đã và đang có những tác động đến môi trƣờng của tỉnh, đặc biệt là môi trƣờng nƣớc, môi trƣờng biển… Nếu không chú ý đến sẽ gây ra những bất lợi đối với tăng trƣởng và phát triển kinh tế của tỉnh trong tƣơng lai.

Đối chiếu với tiêu chuẩn cho phép thì nƣớc dƣới đất tỉnh Khánh Hoà nhìn chung đảm bảo chất lƣợng cho ăn uống, sinh hoạt. Một số chỉ tiêu không đạt cần chú ý là tổng độ khoáng hoá cao (đối với khu vực nƣớc bị nhiễm mặn), nhiễm bẩn về NO3, vi sinh…nhƣng chƣa đến mức báo động.

Một phần của tài liệu Dự đoán ý định du lịch đến thành phố nha trang của du khách thành phố hồ chí minh (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)