Khái quát về Du lịch Khánh Hòa nói chung và du lịch NhaTrang nói riêng

Một phần của tài liệu Dự đoán ý định du lịch đến thành phố nha trang của du khách thành phố hồ chí minh (Trang 44 - 112)

6. Kết cấu của báo cáo đề tài

3.1.1.Khái quát về Du lịch Khánh Hòa nói chung và du lịch NhaTrang nói riêng

3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

a. Vị trí địa lý và các yếu tố tự nhiên tổng quát

Vị trí địa lý Hình 3.1: Bản đồ hành chính tỉnh Khánh Hòa (Nguồn: http://www.nhatrang-travel.com/v_pages/video/mapdl.asp) Khánh Hoà nằm ở vị trí địa lý từ 110 41’53” đến 12052’35” vĩ độ Bắc và từ 108040’ đến 1090

23’24” kinh độ Đông. Phía bắc giáp Phú Yên, phía nam giáp Ninh Thuận, phía tây giáp Đăk Lăk và Lâm Đồng, phía đông giáp với biển Đông với đƣờng bờ biển dài 385km.

Diện tích tự nhiên tự nhiên : 5.198,2 km2, dân số : 1.110 nghìn ngƣời (số liệu 2005), chiếm 1,58% về diện tích và 1,35% về dân số cả nƣớc; đứng thứ 24 về diện tích và 32 về dân số trong cả nƣớc.

Khánh Hoà nằm ở giữa hai thành phố lớn là thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, là các trọng điểm phát triển kinh tế của cả nƣớc. Khánh Hoà có trung tâm là thành phố Nha Trang cách thành phố Hồ Chí Minh 450 km, cách thành phố Đà Nẵng 525 km. Vị trí địa lý đặc thù của Khánh Hoà đã tạo điều kiện thuận lợi cho tỉnh phát triển sản xuất hàng hoá và mở rộng giao lƣu kinh tế - xã hội trong đó có du lịch với các tỉnh nhƣng cũng là thách thức trong việc cạnh tranh chiếm lĩnh thị trƣờng.

Địa hình

Khánh Hoà là một trong những tỉnh có địa hình đa dạng và phong phú với đầy đủ các thể loại địa hình : biển đảo, núi, đồng bằng…tạo nên nhiều kiện thuận lợi phát triển các loại hình du lịch.

Địa hình thấp dần từ tây sang đông, phần phía tây là sƣờn đông dãy Trƣờng Sơn, địa hình chủ yếu là núi thấp và đồi nhƣng cũng có các dãy núi cao trên 1.000m, chạy dài từ Bắc xuống Nam. Tiếp đến là dạng địa hình núi thấp, đồi xen kẽ bình nguyên và thung lũng, thỉnh thoảng có núi đá chạy ra sát biển. Phía đông là địa hình biển – đảo, với bờ biển dài và là một trong những đoạn bờ biển khúc khuỷu nhất Việt Nam. Dọc bờ biển có những Vũng, Vịnh, Bãi triều, Bãi cát…xa xa là các hòn đảo nhấp nhô…

Khí hậu

Khí hậu Khánh Hoà vừa chịu sự chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa, vừa mang tính chất của khí hậu đại dƣơng nên tƣơng đối ôn hoà. Nhiệt độ trung bình năm là 260C, tổng nhiệt độ khoảng 9.5000C, ánh sáng dồi dào. Mùa hè không bị oi bức, mùa đông không quá lạnh. Do có những vùng núi cao trên 1.000m, nên có các đặc trƣng của khí hậu nhiệt đới vùng núi cao, ôn hoà mát mẻ quanh năm, không có các hiện tƣợng thời tiết đặc biệt nhƣ : gió nóng, sƣơng muối… thuận lợi cho việc phát triển du lịch nghỉ dƣỡng, du lịch núi và trồng các loại cây có nguồn gốc ôn đới.

Lƣợng mƣa trung bình năm trên dƣới 2.000mm, mùa mƣa từ tháng 9 đến tháng 12 và tập trung đến 70 – 80% lƣợng mƣa cả năm. Ở khu vực Nha Trang, mùa mƣa chỉ trong 2 tháng, các tháng còn lại nắm ấm, rất thuận lợi cho sự kéo dài của mùa du lịch.

Những đặc điểm thời tiết, khí hậu của Khánh Hoà rất thuận lợi cho hoạt động du lịch biển, nhất là từ tháng 1 đến tháng 8. Tuy vậy, cần chú ý đến gió tây khô nóng và gió Tu Bông thƣờng xảy ra bất lợi.

Thuỷ văn

Dãy Trƣờng Sơn thuộc địa phận Khánh Hoà chạy gần sát biển, do vậy các con sông suối chảy qua tỉnh đều ngắn và dốc. Chiều dài trung bình của các con sông từ 10 – 15km. Mật độ sông, suối của Khánh Hoà là 0,5 – 1km/km2

. Khánh Hoà có 2 sông lớn chảy qua là sông Cái Nha Trang và sông Cái Ninh Hoà.

Tài nguyên biển

Các tài nguyên biển có khả năng khai thác trong thời gian tới là tiềm năng kinh tế cảng biển, du lịch, khai thác sinh vật biển và nuôi trồng thuỷ sản.

Tài nguyên rừng

Diện tích rừng hiện có là 186,5 nghìn.ha, trong đó có 64,8% là rừng sản xuất, 34% rừng phòng hộ và 1,2% rừng đặc dụng. Độ che phủ của rừng là 38,5%, lớn nhất là huyện Khánh Vĩnh (65,4%), tiếp đến là huyện Khánh Sơn (45,9%), các huyện còn lại đều dƣới mức bình quân của tỉnh, thấp nhất là thành phố Nha Trang (10,8%), thị xã Cam Ranh (11,8%). Rừng là một thế mạnh của Khánh Hoà, song việc khai thác bừa bãi những năm qua đã làm tài nguyên rừng ngày càng cạn kiệt dẫn đến suy giảm cân bằng sinh thái.

b. Tài nguyên du lịch tự nhiên

Tài nguyên du lịch biển – đảo

Vịnh Vân Phong : thuộc huyện Vạn Ninh, cách thành phố Nha Trang khoảng 80km

về phía bắc, thực sự là một kỳ quan thiên nhiên với khí hậu ôn hoà, bãi biển đẹp, cát mịn, núi đồi hùng vĩ bao quanh, có thể tổ chức nhiều loại hình du lịch thể thao dƣới nƣớc và trên núi (lặn, lƣớt ván, thuyền buồm hoặc đi săn, leo núi, tắm nƣớc khoáng…). Vịnh Vân Phong đã đƣợc qui hoạch phát triển thành khu kinh tế tổng hợp trong đó có một số khu du lịch cao cấp.

Bán đảo Đầm Môn (Bán đảo Hòn Gốm): Đầm Môn nằm trong vịnh Vân Phong,

làng chài, hải sản… thích hợp với các hoạt động du lịch biển nhƣ tắm biển, thể thao nƣớc, thể thao trên cát, vọng cảnh, tham quan…và nhiều hoạt động khác.

Bãi biển Xuân Đừng: thuộc Đầm Môn, Vạn Thạnh – Vạn Ninh, là một trong

những bãi biển còn hoang sơ với nƣớc biển trong nhìn gần sát đáy và không hề có sóng. Từ bãi biển Xuân Đừng, có thể đi thuyền thăm bãi Lách, nơi có nhiều rặng san hô, ghềnh đá tuyệt đẹp. Xuân Đừng là nơi có nƣớc ngọt ở sát mép nƣớc mặn, rất thuận lợi cho du lịch.

Bãi biển Đại Lãnh: thuộc địa phận huyện Vạn Ninh, nằm bên quốc lộ 1A, cách

thành phố Nha Trang khoảng 80km về phía bắc, là một trong những bãi biển đẹp nhất miền Trung. Từ xƣa, Đại Lãnh đã đƣợc liệt vào những danh lam thắng cảnh của đất Việt, rất phù hợp để tổ chức các loại hình du lịch nghỉ mát, tắm biển, tham quan…

Bãi biển Dốc Lếch: nằm ở địa phận bờ biển Ninh Hoà, cách thành phố Nha Trang

khoảng 50km về phía Bắc. Dốc Lếch với bờ cát trắng mịn, phẳng lì chạy dài gần 10km, nƣớc biển trong xanh, tinh khiết, mặt nƣớc êm ả, bãi biển thoai thoải xa dần, không sâu. Biển Dốc Lếch nổi tiếng với các món hải sản tƣơi ngon, thích hợp tổ chức loại hình du lịch nghỉ mát, tắm biển, vui chơi giải trí, ẩm thực…Hiện tại, đây cũng là một trong những điểm tập trung đông khách du lịch vào các kỳ nghỉ.

Đầm Nha Phu, Hòn Thị, Hòn Lao: thuộc địa phận huyện Ninh Hoà, cách thành

phố Nha Trang 15km về phía Bắc. Nha Phu quanh năm sóng lƣợn êm đềm, tại đây có Hòn Lao, Hòn Thị với nhiều tiềm năng du lịch sinh thái hấp dẫn, có thể phát triển loại hình du lịch gắn liền với biển và đảo.

Vịnh Nha Trang: là một trong những vịnh biển lớn của Khánh Hoà, phía đông và

nam đƣợc giới hạn bằng vòng cung các đảo, trong đó lớn nhất là đảo Hòn Tre. Tháng 5 năm 2003, vịnh Nha Trang đã đƣợc công nhận là thành viên chính thức của câu lạc bộ các vịnh đẹp nhất, mở ra một cơ hội lớn để quảng bá hình ảnh Nha Trang – Khánh Hoà trên trƣờng quốc tế.

+ Vịnh Nha Trang gắn với các đảo Hòn Tre, Hòn Mun, Hòn Tằm…là tài nguyên du lịch biển đảo có giá trị của Khánh Hoà và của cả nƣớc, có thể phát triển nhiều hoạt động du lịch nhƣ nghỉ mát, tắm biển, vui chơi giải trí cao cấp, thể thao, lặn biển… để trở thành một trong những trung tâm du lịch biển đảo lớn của khu vực.

+ Ngoài ra, trong khu vực vịnh Nha Trang còn phải kể đến các địa danh nhƣ Bãi Trũ, Hồ cá Trí Nguyên, Hòn Chồng, Bãi Tiên…đều là những tài nguyên du lịch giá trị.

Đảo Hòn Tre: nằm ở vị trí trung tâm vịnh Nha Trang, cách bờ biển khoảng 5km,

có mối liên hệ hết sức thuận lợi với thành phố Nha Trang và các đảo phụ cận nhƣ Hòn Mun, Hòn Tằm, Hòn Chà Là, Hòn Hố, Hòn Đụn, Hòn Xƣởng… Với diện tích rộng, bao gồm các đỉnh núi cao từ 200 – trên 400m, trong đó có đỉnh cao tới 482m tạo nên địa hình đa dạng. Hòn Tre thật sự là điểm du lịch đảo có giá trị giữa lòng vịnh Nha Trang, thích hợp để tổ chức các loại hình du lịch nghỉ dƣỡng, vui chơi giải trí cao cấp, sinh thái, tham quan…

Hòn Tằm: nằm ở phía nam vịnh Nha Trang, nơi còn lƣu lại vẻ hoang sơ của thiên

nhiên với thảm rừng nhiệt đới xanh mƣớt, bờ cát dài lãng mạn, là mọt điểm tài nguyên du lịch sinh thái biển – đảo hấp dẫn. Tại đây, có thể tổ chức các hoạt động thể thao nhƣ lặn biển, dù bay, đua xe, bóng chuyền bãi biển, đua xuồng kayak, leo núi…hoặc thƣ giãn trên những chiếc ghế ngắm mây trời và sóng biển, tổ chức đốt lửa trại với hình thức uống rƣợu cần, ăn đồ nƣớng, sinh hoạt văn hoá…

Khu bảo tồn biển Hòn Mun: nằm ở phía đông nam vịnh Nha Trang, tại đây có

những mỏm đá nhô cao, vách dựng hiểm trở tạo thành hàng động, màu sắc đen tuyền nhƣ gỗ mun, rất hiếm có. Trong những hàng động đá đen của Hòn Mun, hàng năm có chim yến về làm tổ. Đáy biển vùng Hòn Mun là một tập hợp quần thể sinh vật biển phong phú, đa dạng, là nơi quan sát, nghiên cứu rất lý thú và bổ ích cho các nhà nghiên cứu sinh vật biển, hải dƣơng học và du khách muốn tìm hiểu khám phá về biển. Tại Hòn Mun, có thể tổ chức lặn biển hoặc đi tàu đáy kính để thám hiểm đáy biển…

Vịnh và bãi biển Cam Ranh: thuộc thị xã Cam Ranh với diện tích vùng vịnh kín tới

khoảng 60km2, độ sâu trung bình từ 18 – 20m, đƣợc xem là một trong những vịnh biển tốt và đẹp nhất thế giới.

+ Vịnh Cam Ranh với vẻ đẹp nguyên sơ trãi dài nhƣ một dãi lụa xanh thẳm, phía bắc bán đảo Cam Ranh, còn gọi là Bãi Dài, có nhiều bãi tắm hoang sơ tuyệt đẹp, bên cạnh những rặng dừa xanh cao vút, tạo nên nét đặc trƣng của miền duyên hải Trung

bộ. Phía nam vịnh bao gồm Cam Lập, Cam Thịnh Đông, Cam Thịnh Tây…cũng là khu vực có cảnh quan sơn thuỷ hữu tình, thích hợp hoạt động du lịch sinh thái.

+ Vịnh Cam Ranh, Bãi Dài là những nơi lý tƣởng để tổ chức các loại hình du lịch biển quốc tế nhƣ : bơi thuyền, câu cá, lặn biển xem san hô, nghỉ dƣỡng, chữa bệnh, thể thao trên cát, tham quan đảo…

Quần đảo Trường Sa: là huyện đảo, diện tích khoảng 496km2, nằm ở khu vực phía

nam biển đông, gồm 20 đảo nổi và khoảng 80 bãi đá ngầm, gốc san hô…Quần đảo Trƣờng Sa là tài nguyên du lịch tiềm năng có giá trị phục vụ hoạt động tham quan, thám hiểm khám phá và nhiều hình thức thể thao biển khác…

Tài nguyên du lịch hàng động, suối, thác

Suối Ba Hồ: nằm trên địa phận huyện Ninh Hoà, cách thành phố Nha Trang

khoảng 25km về phía bắc. Địa danh Ba Hồ nổi tiếng hấp dẫn du khách bằng vẻ đẹp thiên nhiên còn giữ nguyên nét hoang sơ, lãng mạn của sông hồ, núi rừng. Ba Hồ là một con suối cao trên 660m bắt nguồn từ đỉnh Hòn Son, chảy giữa hai triền núi đá xuống cánh đồng thôn Phú Hữu, xã Ninh Ích rồi đổ ra Nha Phu. Khu vực Ba Hồ khí hậu trong lành, cảnh quan hấp dẫn thích hợp với du lịch sinh thái.

Suối Hoa Lan: thuộc xã Ninh Phú, huyện Ninh Hoà. Suối Hoa Lan không những là

nơi có cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp mà còn là nơi ghi dấu tích của ngƣời Chăm đã từng sinh sống từ thƣở xa xƣa, và là căn cứ cách mạng của hai cuộc kháng chiến trƣờng kỳ của dân tộc ta. Đây là khu vực thích hợp phát triển du lịch sinh thái núi với các loại hình tham quan, nghiên cứu, vui chơi giải trí, thể thao…

Suối khoáng nóng Trường Xuân: nằm ở Dục Mỹ, xã Ninh Tây, huyện Ninh Hoà,

cạnh quố lộ 26 đi Đắc Lắc. Nƣớc nóng Trƣờng Xuân có nhiệt độ khoảng 760C và khá tinh khiết, chứa nhiều khoáng chất cần cho cơ thể con ngƣời. Cảnh quan khu vực Trƣờng Xuân rất hữu tình, bên cạnh đó là các bản dân tộc Ê đê và Rắc lây…Nƣớc nóng Trƣờng Xuân là một trong những tài nguyên du lịch sinh thái có giá trị của Khánh Hoà để phát triển loại hình nghỉ dƣỡng, tham quan…

Hòn Bà: là khu vực rừng nguyên sinh với khí hậu ôn đới, mát mẻ, thuộc địa phận

huyện Diên Khánh, cách thành phố Nha Trang 37km về phía tây nam, với độ cao 1.574m, Hòn Bà gần nhƣ là một “Đà Lạt” bên cạnh thành phố biển, bên cạnh đó là

cảnh quan hữu tình, nhất là vào mùa xuân. Từ Hòn bà có thể nhìn thấy thành phố Nha Trang và vịnh Nha Trang, Hòn Bà thích hợp phát triển du lịch sinh thái với các hoạt động nghỉ ngơi, vui chơi giải trí, thể thao…

Suối Tiên: nằm ở phía nam huyện Diên Khánh, cách thành phố Nha Trang hơn

20km. Suối Tiên bắt nguồn từ khu vực Hòn Bà, một ngọn núi cao trên 800m. Trên suối có nhiều dấu vết mà ngƣời ta cho là của tiên để lại nhƣ : hồ Tiên, suối Tiên, bàn cờ Tiên. Suối tiên là một dòng suối đẹp, nhiều cảnh lạ với nhiều huyền thoại, bao quanh khu vực có nhiều hàng động gọi là động Tiên giữa những cây cổ thụ rậm rạp, ngát hƣơng của những loại hoa rừng. Những ƣu đãi của thiên nhiên tạo cho vùng đất này có sức cuốn hút du khách thập phƣơng với các hoạt động du lịch sinh thái hấp dẫn.

Thác Yang Bay: nằm trong khu vực buôn Y Bay, xã Khánh Phú, huyện Khánh

Vĩnh. Thác Yang Bay nằm ở độ cao 600m, từ trên cao, chen trong cánh rừng đại ngàn tạo ra những dốc thác khác nhau, mỗi dốc thác lại có nhiều hồ lớn, nhỏ nƣớc trong, có cá bơi lội. Thác Yang Bay đã đƣợc qui hoạch phát triển thành khu du lịch sinh thái và đang dần dần trở thành điểm du lịch hấp dẫn trên hành lang du lịch Nha Trang sang phía tây tỉnh Khánh Hoà.

Trung tâm suối khoáng nóng Tháp Bà: nằm tại tổ 25, khóm Ngọc Sơn, phƣờng

Ngọc Hiệp, thành phố Nha Trang. Tại đây có thể ngâm tắm bùn khoáng, khoáng nóng, hồ bơi khoáng ấm và hồ phun mƣa khoáng nóng hoặc thƣ giãn trong phòng riêng biệt. Nƣớc khoáng nóng cũng nhƣ bùn khoáng Silic có tác dụng rất tốt cho sức khoẻ. Trung tâm suối khoáng nóng Tháp Bà thật sự mang lại cảm giác thƣ giãn và phục hồi sức khoẻ cho du khách.

Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà còn có các điểm tài nguyên du lịch sinh thái khác nhƣ : khu du lịch Trầm Hƣơng, nƣớc khoáng Đảnh Thạnh ở Khánh Vĩnh; thác Tà Gụ ở Khánh Sơn; nƣớc khoáng nóng ở Cam Thịnh Đông; hồ Am chúa – suối Ồ Ồ, suối Bạch Đằng ở Diên khánh; hồ Đá Bàn, suối khoáng nóng Tu Bông ở Vạn Ninh; hồ Khe Lao ở Ninh Hoà…

b. Điều kiện kinh tế, dân cư, dân tộc và tài nguyên nhân văn

Điều kiện kinh tế, dân cư, dân tộc

Điều kiện kinh tế: kinh tế của Khánh Hoà thời kỳ 1996 – 2005 phát triển với nhịp

độ tƣơng đối cao và trên mức bình quân cả nƣớc. Nhịp độ tăng trƣởng GDP bình quân thời kỳ 1996 – 2005 khoảng 9,6%, trong đó ngành công nghiệp – xây dựng tăng 11,8%; Nông – Lâm – Ngƣ nghiệp tăng 5,9%; dịch vụ tăng 10,2%.

Dân số và phân bố dân cư, dân tộc: dân số của Khánh Hoà tính đến năm 2005 là

1.123 nghìn ngƣời, mật độ phân bố trung bình là 216 ngƣời/km2, phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở thành phố Nha Trang và dọc trục giao thông chính...

+ Khánh Hòa là tỉnh có nhiều dân tộc cƣ trú, trong đó đại đa số là ngƣời Kinh chiếm 95,5%; Raglai : 3,17%; ngƣời Hoa : 0,58%; Gie – Triêng : 0,32%; Ê đê : 0,25%. Các dân tộc ít ngƣời sống chủ yếu ở miền núi, tỷ lệ dân tộc Kinh thấp nhất là ở

Một phần của tài liệu Dự đoán ý định du lịch đến thành phố nha trang của du khách thành phố hồ chí minh (Trang 44 - 112)