Vấn đề code Đà kiềng

Một phần của tài liệu Giáo trình autocad dành cho lớp họa viên kiến trúc (Trang 56 - 62)

D- Phần triển khai MC:

Vấn đề code Đà kiềng

- Quy ước code +-0.000 là code phòng khách (theo bài học). Do đó ta có code Đà kiềng chuẩn

là -0.050 (Đà kiềng dọc).

- Từ đó ta có 2 cách vẽ Đà kiềng ngang (tương đương với 2 cách thi công Đà kiềng) là:

+ Đà kiềng ngang giật theo code nền (hình bên trái).

+ Đà kiềng ngang theo code Đà kiềng dọc (hình bên phải).

+ Đà kiềng ngang thấp hơn code Đà kiềng dọc thì buộc phải hạ code (cắm vào cổ cột) trường

hoavienkientruc.com.vn – 0123.30.11.860 13

Các câu hỏi chọn lọc:

Câu hỏi: File Template (.dwt) dùng để làm gì?

Trả lời:

- File .dwt là dạng file template (file mẫu), dùng để chứa những thành phần mà chúng ta có thể

tận dụng cho các bản vẽ sau. Ví dụ: các thành phần Hatch, Kí hiệu, Dimstyle, Layer,… Do đó người có dùng file template sẽ làm việc hiệu quả hơn người không dùng file template.

Lưu ý: khi có các thành phần muốn save vào file template thì khi save ta phải chọn đuôi .dwt,

hoavienkientruc.com.vn – 0123.30.11.860 14 ---

[laanhtai] Hiệp cho anh hỏi về vẽ MC

- Các thông tin về độ cao nóc WC, bàn bếp, hốc tường, kt cửa,trong bt không có thì vẽ ước

chừng thôi sao? nhất là cái nóc WC trong gầm cầu thang?

- Thang trong MC cũng vẽ tạm theo số bậc trong MB phải không?

Trả lời:

- Những phần anh hỏi tất cả là ý đồ của người thiết kế. Cụ thể:

+ Trần WC nằm trong khoảng từ 2400 đến 2700 (chương 7 ta sẽ học). WC dưới gầm Thang thì có thể đóng hoặc không đóng trần.

+ Bàn bếp hay các đồ dùng (vật dụng) trong nhà nói chung phụ thuộc vào kích thước của chủ

nhà. Tuy nhiên vẫn có 1 mức chung hay dùng là cao 800.

+ Hốc tường thì ở chương này ta là người thiết kế luôn (vẽ tùy ý) nhưng Hiệp có hướng dẫn trong Topic đọc bản vẽ MB: Hốc tường có thêm nét ngang là hốc tường có chân, không có nét ngang là hốc tường không chân.

+ Kích thước cửa ở chương này ta cũng là người thiết kế luôn (chương 8 ta sẽ học).

+ MC thang thì ta chia số bậc bằng cách lấy cao độ Thang chia cho số bậc thang ra chiều cao

mỗi bậc (Chương 6 ta sẽ học)

- Nói thêm: Đúng ra thì các anh chị phải học hết tất cả các chi tiết kiến trúc, nghĩa là phải vẽ được MC của các cấu kiện bị đường cắt cắt qua thì mới vẽ hoàn chỉnh được MC toàn nhà.

Nhưng do chương trình học bám sát quy trình làm việc (triển khai kiến trúc) nên các anh chị sẽ

phải học vẽ MC (sơ bộ) toàn nhà tỉ lệ 1/100 (*) trước (sau này khi làm việc, các anh chị cứ theo

quy trình đã được học mà làm nhé). Sau đó ta sẽ hoàn chỉnh MC toàn nhà sau khi chúng ta đi

hết chương 11.

---

[lcnguyen] Anh cho hỏi là với mỗi đường cắt trên 1 MB như vậy thì ta sẽ vẽ dọc từ trên xuống dưới (nóc -> trệt) hay ta chỉ vẽ cho mỗi MB đó thôi?

Trả lời:

- Mỗi MB nên để 1 đường cắt để người đọc MC sẽ đối chiếu với MB.

- Đối với các phần mềm 3D, khi ta dùng mp cắt chúng ta sẽ được hình cắt xuyên suốt các tầng. Nhưng với Acad là phần mềm 2D mọi thứ đều do ta quy ước. Do đó đường cắt tại các MB có

thể khác nhau, sao cho thể hiện được nhiều chi tiết cấu tạo càng tốt.

- Lưu ý:

+ Không vẽ đường cắt qua cột (vì đã có BVKC)

hoavienkientruc.com.vn – 0123.30.11.860 15 Hình tham khảo

MC B-B thì ta vẽ thẳng

MC A-A thì ta ngắt dời sang để cắt qua cửa

MC C-C thì ta ngắt dời sang để cắt qua cửa ban công và lan can tay vịn

---

[lienvan1]: Tìm mặt đứng cái bếp, có ai giúp mình với. Chương này vẽ mặt cắt khó quá, chắc

phải vẽ thường xuyên thôi Trả lời:

Chị tham khảo ở đây : http://bepsaigon.com/home/

Cách vẽ tủ bếp (file đính kèm C5.4.12) ---

Mở rộng: Khi chúng ta đã triển khai các MB hoặc đã gần đến giai đoạn hoàn thiện hoặc đã hoàn thành hồ sơ, nhưng vì 1 lý do nào đó có thay đổi thiết kế (ví dụ: thay đổi số bậc thang, vị

trí WC, mirror ban công,...) thì nếu chúng ta không dùng xref thì việc chỉnh sửa rất cực lại dễ bị sai sót. Nhưng nếu chúng ta dùng Xref thì việc chỉnh sửa nhẹ nhàng hơn và trong tầm kiểm

soát. Vì chúng ta bóc các chi tiết: Thang, WC, Ban công từ MB nên khi chúng ta thay MB thì các chi tiết cũng tự động edit theo. Có 2 cách để chúng ta thay MB:

hoavienkientruc.com.vn – 0123.30.11.860 16 1- Thay tại MB gốc

2- Thay đường dẫn tham chiếu đến file gốc.

Lưu ý: Điều kiện để dùng cách thứ 2 là các file gốc phải có cùng điểm chèn (trong bài học hướng dẫn là gốc tọa độ 0,0)

- Khi không có sự kiện chỉnh sửa phương án thiết kế thì cách thứ 2 được xem là công cụ để

hoavienkientruc.com.vn – 0123.30.11.860 1

Mục đích chương:

+ HDSD 11 Lisp để tăng tốc khi vẽ.

+ Các thành phần có trong bản vẽ triển khai THANG và quy trình triển khai. + Dùng XC để bóc chi tiết MB Thang từ MB gốc.

+ Dùng XC để bóc chi tiết MC Thang từ MC gốc.

Chương 6.1 : CÁCH SỬ DỤNG AUTOLISP

Các bạn đã được học 30 lệnh ở Chương 1. Các bạn sẽ phải học thêm 5 lệnh để đáp ứng cho

công việc ở giai đoạn này.

1- AL : Lệnh gióng các đối tượng theo các đối tượng khác. Đây là 1 lệnh đặc biệt có thể nói là 1

lệnh kết hợp của 3 lệnh: Move, Rotate và Scale. + Chọn đối tượng (cần gióng)

+ Gõ AL-spacebar

+ Click chọn điểm thứ 1 trên đối tượng cần gióng + Click chọn điểm thứ 1 trên đối tượng thứ 2 + Click chọn điểm thứ 2 trên đối tượng cần gióng + Click chọn điểm thứ 2 trên đối tượng thứ 2 -spacebar + No-spacebar: Không dùng thêm lệnh scale

+ Yes-spacebar: Dùng thêm lệnh scale

- Thường dùng để vẽ hệ kết cấu Mái dốc.

Các bạn thực hành bài tập nhỏ trong diễn đàn để hiểu rõ thêm về lệnh này.

2- TXT2MTXT - TY : Lệnh chuyển Text 1 dòng thành Text nhiều dòng

+ Quét chọn các Text 1 dòng

+ Gõ TY-spacebar (Ngược lại để chuyển Text nhiều dòng thành Text 1 dòng, ta dùng lệnh X)

- Thường dùng trong việc ghi chú, thuyết minh

3- ETRANSMIT - EE : Lệnh đóng gói các file liên quan có trong bản vẽ.

+ Từ file mẹ gõ EE-spacebar

hoavienkientruc.com.vn – 0123.30.11.860 2 - Thường dùng để gửi file có xref cho người khác để khỏi bị mất file con

4- REGEN - RE : Lệnh tái tạo bản vẽ

+ Tương đương thao tác Refresh ngoài window

+ Trong quá trình vẽ ta gõ RE-spacebar

- Thường dùng khi các đối tượng không được hiển thị đúng. Ví dụ: đường tròn bị gãy khúc; Nét linetype không hiển thị đúng.

5- PURGE - PU : Lệnh làm sạch bản vẽ (loại bỏ các thuộc tính không dùng tới trong bản vẽ)

+ Trước khi save ta gõ PU-spacebar

+ Nhấn A (hoặc Yes) cho đến khi không nhấn tiếp được nữa thì đóng lại.

- Thường dùng trước khi save để làm nhẹ bản vẽ ---

- Hiệp xin giới thiệu bộ Lisp mình thường dùng gồm 11 lệnh để tăng tốc khi vẽ (Lisp do thành

viên Cadviet viết).

Một phần của tài liệu Giáo trình autocad dành cho lớp họa viên kiến trúc (Trang 56 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)