Muốn đọc được bản vẽ, các bạn phải:
- Luyện tập cách nhìn (hình dung) hình chiếu.
- Nắm được tổng quan công trình bằng cách ôn lại 21 bộ phận cấu tạo chính của nhà. Sao cho khi nói tới bộ phận nào của nhà ta đều rõ được công năng và liên kết (cấu tạo) của nó. Có như
vậy thì chúng ta mới học vẽ được. Do đó cũng có thể nói đây là điều kiện cần để nhập môn
nghề này.
- Bên cạnh đó các bạn phải hiểu được các kí hiệu có trong bản vẽ kiến trúc.
- Còn 1 kỹ năng mà các bạn cũng cần nên luyện tập đó là: Nhìn mặt tiền - đoán cấu kiện. Ví dụ: khi ta nhìn mặt tiền 1 căn nhà có rất nhiều hình khối thụt lồi khác nhau. Các bạn hãy hình
dung xem đó là cấu kiện gì? (tường hay cột hay dầm hay sàn hay vật liệu khác)
Bản vẽ kiến trúc là gì?Ai đọc bản vẽ Kiến trúc? Mục đích của việc đọc bản vẽ Kiến trúc?
Cách đọc bản vẽ Kiến trúc?
* Bản vẽ kiến trúc: Là bản vẽ biểu diễn hình dạng và cơ cấu của một khu vực, một quần thể
hoavienkientruc.com.vn –0123.30.11.860 8 * Người đọc: Nhà thầu, Thợ thi công, Họa viên, KTS, KS, bộ phận Dự toán, đơn vị Thẩm tra,
Chủ đầu tư.
* Mục đích: là lấy thông tin từ bản vẽ, tùy vào người đọc muốn lấy thông tin gì. Ví dụ:
+ KTS: Thuyết minh, quy mô công trình, diện tích, công năng, chủng loại vật liệu, kích thước,...
+ KS: Thuyết minh, quy mô công trình, diện tích, công năng, chủng loại vật liệu, kích thước,...
+ Dự toán: Diện tích, chủng loại vật liệu, kích thước,...
+ Thẩm tra: Thuyết minh, quy mô công trình, chủng loại vật liệu, kích thước,...
+ Nhà thầu: Thuyết minh, quy mô công trình, chủng loại, kích thước,...
+ Thợ thi công: Kích thước, liên kết cấu tạo,...
+ HVKT: tất cả.
* Cách đọc bản vẽ của HVKT
1- Xem thông tin tại khung tên và thuyết minh (ghi chú chung)
+ Tên bản vẽ, kí hiệu bản vẽ,... và để hiểu được tổng quát bản vẽ.
2- Phần nội dung:
+ Có đủ thông tin để thi công không? + Có đúng cấu tạo không?
+ Có đá (lỗi không khớp) với các bộ môn khác (kết cấu, điện nước, phối cảnh) không?
+ Thuyết minh, ghi chú có rõ, đủ và đúng không?
2
3- Phần thể hiện:
+ Các dimstyle, textstyle và kí hiệu có đồng nhất (bằng nhau) không? + Tỉ lệ, nét in có đúng không?
+ Sắp xếp bản vẽ có hợp lý không?
- Do đó cũng có thể nói: HVKT là người (nghề) vẽ cho mọi người đọc.
2
- Cách đọc bản vẽ và sử dụng Layer (file đính kèm C3.3.1)
- Tham khảo cách đọc bản vẽ của KTS (file đính kèm C3.3.2)