Chương 3.2: MẶT BẰNG – MẶT ĐỨNG – MẶT CẮT

Một phần của tài liệu Giáo trình autocad dành cho lớp họa viên kiến trúc (Trang 27 - 32)

- Mặt bằng là hình cắt bằng của ngôi nhà. Mặt bằng thu được là lát cắt của một mặt phẳng quy ước (song song với mặt đất) cắt qua ngôi nhà, cao hơn mặt sàn (hoặc nền) khoảng 1 đến1.5m.

- Mỗi tầng nếu khác nhau phải có mặt bằng riêng. Nếu các tầng có cơ cấu giống nhau, chỉ cần

vẽ mặt bằng tầng điển hình. Phối cảnh minh họa

hoavienkientruc.com.vn –0123.30.11.860 3

Mặt đứng

- Mặt đứng của công trình là hình chiếu (thẳng góc) thể hiện hình dáng bên ngoài công trình. Nó thể hiện vẻ đẹp nghệ thuật, hình dáng, tỷ lệ cân đối giữa kích thước chung và kích thước từng

bộ phận ngôi nhà.

- Bản vẽ mặt đứng chính (nơi nhiều người qua lại hoặc quay ra trục đường chính) cần được

diễn tả rất kỹ đôi khi vẽ ở tỷ lệ lớn hơn các mặt đứng ở hướng khác .

- Tùy theo mỗi loại sau đây, mặt đứng có những tên gọi khác nhau thể hiện những hướng nhìn khác nhau:

+ Theo trục định vị: mặt đứng 1-4, mặt đứng trục A-B,...

+ Theo hướng công trình: Mặt đứng hướng Bắc, mặt đứng hướng Đông Nam,...

hoavienkientruc.com.vn –0123.30.11.860 4 Phối cảnh minh họa

hoavienkientruc.com.vn –0123.30.11.860 5

Mặt cắt

- Là hình biểu diễn công trình thu được khi dựng các mặt phẳng quy ước thẳng đứng (vuông

góc với mặt đất) cắt qua.

- Mặt cắt thể hiện không gian bên trong nhà, chiều cao nhà, chiều cao các tầng, các lỗ cửa, kích thước tường, vì kèo, sàn mái, cầu thang…, vị trí và hình dáng chi tiết kiến trúc bên trong các phòng. Vì vậy, vị trí mặt cắt cần cắt qua các chỗ đặc biệtnhư: cắt qua các lỗ cửa qua cầu thang, qua các phòng có kết cấu, cấu tạo, trang trí đáng chú ý

Lưu ý: Không để mặt phẳng cắt đi qua dọc tường, qua tâm cột hay khoảng cách hở giữa hai

nhánh thang. Phối cảnh minh họa

hoavienkientruc.com.vn –0123.30.11.860 7

* Khái niệm

- Mặt bằng thiết kế sơ bộ (TKSB): là mặt bằng KTS cung cấp để họa viên triển khai.

(Bản vẽ thiết kế sơ bộ phần kiến trúc phải thể hiện được những thông tin cơ bản sau:

- Số tầng, chiều cao mỗi tầng.

- Hình dáng (khối) cơ bản (các mặtđứng)

- Cơ cấu tổ chức không gian như: số phòng, chức năng phòng, diện tích phòng (các mặt

bằng)

- Nêu được ý tưởng thiết kế chính (bằng văn bản)

- Mặt bằng gốc: là mặt bằng TKSB mà ta đã chuẩn hóa layer và được lưu ở 1 file riêng dùng

làm cơ sở để triển khai, sẽ được học ở Chương 4)

- Tương tự ta có:

+ Mặt đứng, mặt cắt TKSB

+ Mặt đứng, mặt cắt gốc

- Mặt bằngcơ bản tham khảo (file đính kèm C3.2.1)

Một phần của tài liệu Giáo trình autocad dành cho lớp họa viên kiến trúc (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)