Chương 5.1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN

Một phần của tài liệu Giáo trình autocad dành cho lớp họa viên kiến trúc (Trang 45 - 48)

- Triển khai: vẽ để thợ thi công (làm rõ kích thước, liên kết cấu tạo và vật liệu cấu kiện)

- Kiến trúc: nôm na là phần da thịt của công trình - Wiki (search google với từ khóa kiến trúc)

- Kết cấu: nôm na là phần khung xương của công trình - Wiki (search google với từ khóa kết

cấu)

- Code kiến trúc: là cao độ hoàn thiện phần kiến trúc (gạch ốp lát, gỗ sàn, đá granite,...)

- Code kết cấu: là cao độ bê tông cốt thép (BTCT), thấp hơn code kiến trúc 50mm.

- Đánh code cao độ: Thể hiện độ cao tại vị trí đó.

- Lưới trục: Là những đoạn thẳng dùng để định vị cột, móng, dầm.

- Vật liệu hoàn thiện: là lớp trên (ngoài) cùng của cấu kiện (Tường, nền, cột,...)

- Định vị: xác định vị trí cấu kiện.

- Đáy Dầm(đà), sàn: là cao độ mép phía dưới Dầm(đà), sàn. - Sàn dương: mép trên Sàn trùng với mép trên Dầm.

- Sàn âm (50,100): mép trên Sàn thấp hơn mép trên Dầm 50,100.

- Sàn lật: mép dưới Sàn trùng với mép dưới Dầm.

- Dầm console: Là Dầm vươn ra khỏi hệ Cột, Dầm chính.

- Dầm môi: Là Dầm khóa (kết thúc) ô sàn lớn.

- Chiếu nghỉ thang: là vị trí đợt thang bằng phẳng, nơi nghỉ chân tạm thời khi đi cầu thang.

- Chiếu tới thang: Chiếu tới thông thường là hành lang, nơi bậc thang cuối cùng gặp sàn - Thẻ Model (không gian Model): là không gian vẽ.

- Thẻ Layout (không gian giấy in): là không gian tổ chức bản vẽ (cũng có thể vẽ) và có thể tham

chiếu đến 1 hoặc nhiều vùng của không gian Model.

* Cấu kiện và đối tượng:

- Cấu kiện là từ của các KS thường dùng để nói đến các thành phần là BTCT. Ví dụ: Móng,

hoavienkientruc.com.vn – 0123.30.11.860 2 - Đối tượng là từ thường dùng để nói đến các thành phần có trong bản vẽ.

Dầm trong tường là gì?

Ví dụ: ta có Dầm 100x300, tại vị trí đó (trên và dưới) ta có tường 100 thì khi hoàn thiện ta sẽ

không thấy Dầm thì ta gọi Dầm đó là Dầm trong tường hoặc ta có Dầm 200x300, tại vị trí đó (trên và dưới) ta có tường 200 thì khi hoàn thiện ta sẽ không thấy Dầm thì ta gọi Dầm đó là Dầm trong tường (đây chỉ là cách gọi, không phải định nghĩa)

Chương 5.2: TRIỂN KHAI MẶT BẰNG

* Mục đích của bản vẽ này là cung cấp cho người đọc những thông tin cơ bản sau:

- Kích thước phần xây thô (tường ngoài, tường trong).

- Công năng phòng, diện tích phòng. - Code nền/sàn từng khu.

- Số bậc thang, hướng đi của thang.

- Cấu tạo nền/sàn từng khu (ở dạng kí hiệu)

+ Diễn giải cấu tạo nền/sàn (file đính kèm C5.2.1) (Hiệp sẽ nói thêm vấn đề này ở Chương 9)

- Khoanh vùng và đặt kí hiệu các chi tiết cần triển khai (hay còn gọi là trích dẫn chi tiết cần triển

khai). Hoặc ghi chú dưới dạng text. Ví dụ: Chi tiết Thang xem bản vẽ KT-05. Chi tiết khu vệ sinh xem bản vẽ KT-06,…

* Quy trình vẽ mặt bằng (file đính kèm C5.2.2)

- Các bạn có thể tham khảo Quy trình vẽ mặt bằng để áp dụng vẽ lại bài tập của các Chương trước.

* Lưu ý:

+ Chúng ta chỉ học cách thể hiện mặt bằng chứ không học cách binh phương án mặt bằng. + Quy ước ở tỉ lệ 1/100 - 2 nét có khoảng cách <50 (ví dụ nét bậc thang nhô ra 20 hay mặt bàn

đá granite nhô ra 20,...) thì ta có thể thể hiện 1 nét.

- Mở file KIEN TRUC.dwt và save thành file .dwg với tên bất kỳ. Ví dụ: TKKT.dwg

- Gõ XR-spacebar để tạo các mặt bằng Xref và bố trí vào khung A3 (được cung cấp trong file bài tập)

- Chuyển qua layerdim để dim (*)Tường và các ô cửa - Mục đíchlà để Thợ thi công phần Tường xây và chừa ô cửa.

- Lưu ý: ta chỉ dim chi tiết (dim đối tượng), dim trục và dim tổng chúng ta đã có sẵn bên MB gốc. Nếu chưa có chúng ta phải trở về MB gốc (lệnh XX) để bổ sung.

hoavienkientruc.com.vn – 0123.30.11.860 3 (*) Quy cách dim

- Nếu là công trình có kích thước mặt trước = mặt sau, mặt trái = mặt phải (nhà lô phố) thì chúng ta chỉ đặt kí hiệu trục và dim trục, dim tổng cho 2 hướnglà được. (thông thường ta đặt kí

hiệu trục ở phía Mặt đứng chính và phía dưới công trình)

- Nếu là công trình có kích thước các mặt đứng khác nhau (biệt thự) thì chúng ta phải đặt kí hiệu trục và dim trục, dim tổng cho 4 hướng.

- Chúng ta phải dim sao cho các Tường có trên bản vẽ phải đủ kích thước để thợ xây. Không được thiếu (trường hợp hay thiếu là dim tường trong) và dư. (trường hợp hay dư là ta dim phía tường ngoài vào tường trong ta lại dim tiếp)

- Đối với các công trình dân dụng, thường ta không dim bề dày tường 100, 200 mà ta chỉ dim tới

mép ngoài của tường (trừ 1 số trường hợp đặc biệt cần làm rõ ý đồ thiết kế bề dày tường)

- Các đường dim phải thẳng hàng (trùng nhau), text dim nếu chồng lên nhau thì kéo 1 text sang vị trí khác.

- Không dim cột (kích thước cột thợ thi công sẽ xem ở bản vẽ kết cấu)

- Dim tường trong không để text dim dính vào các đối tượng, thường cách đối tượng gần nhất khoảng 500

- Cung cấp thông tin: Tên phòng, code nền/sàn hoàn thiện, kí hiệu cấu tạo nền /sàn, đánh số

bậc thang, trích dẫn (xác định) chi tiết cần triển khai (*)

(*) Trích dẫn (xác định) chi tiết cần triển khai:

- Là chúng ta khoanh vùng bằng hình chữ nhật chi tiết cần triển khai sao cho có thể định vị được chi tiết cần triển khai, nghĩa là phải offset ra khỏi trục gần nhất 1 khoảng #200 và đặt kí

hiệu triển khai (trong file KIEN TRUC.dwt)

- Các chi tiết cần triển khai: Cổng tường rào (nếu có), bậc cấp, vách trang trí, cầu thang, vệ

sinh, tiểu cảnh (nếu có), khung-giàn-lam sắt (nếu có), ban công/lô gia, mái lấy sáng, sê nô, phào chỉ và các chi tiết kiến trúc khác. Nói chung là các chi tiết mà ở MB tỉ lệ 1/100 thợ chưa thể thi công được.

- Nhưđã nói ở trên ngoài cách làm khoanh vùng và đánh kí hiệu cho chi tiết cần triển khai. Chúng ta có thể xác định chi tiết cần triển khai bằng cách diễn giải như sau: Chi tiết Thang xem bản vẽ KT-05. Chi tiết khu vệ sinh xem bản vẽ KT-06,…

- Đó cũng chính là tiêu điểm của khóa học và cũng là cơ sở để chúng ta lập tiến độ cho công

việc triển khai.

* Lưu ý:

+ Đặt tên phòng ở trên, code nền/sàn và kí hiệu cấu tạo nền/sàn ở dưới. + Đánh số bậc thang ta chỉ đánh bậc lẻ (1,3,5,...) và bậc cuối cùng.

hoavienkientruc.com.vn – 0123.30.11.860 4 - Tiếp đến ta vẽ đường cắt qua những cấu kiện cần thể hiện chi tiết (cao độ) như: hốc tường,

cửa,... để vẽ mặt cắt (xem trang 14)

(Đường cắt trên chính là mặt phẳng quy ước (vuông góc với mặt đất) mà qua đó ta thu được

hình cắt công trình theo hướng nhìn)

- File tham khảo (file đính kèm C5.2.4)

* Tạo MB bố trí vật dụng (nội thất) và định vị cửa

- Đúng như tên gọi, mục đích của bản vẽ này là cung cấp thông tin sơ bộ về vị trí của các vật

dụng tương ứng với phần xây thô (Tường), vị trí Cửa. Bản vẽ này thường do KTS cung cấp

trong phần Thiết kế sơ bộ. Nếu chưa HVKT cần tham khảo ý kiến của KTS khi bố trí vật dụng.

- Quy cách đánh (ghi) kí hiệu Cửa cửa trên MB (file đính kèm C5.2.5)

Các bước thực hiện:

1- Lấy (copy) MB xref ra 1 bản.

2- Chèn kí hiệu cửa (xemfile đính kèm C5.2.5)

3- Chèn các block vật dụng sao cho hợp lý (xem file đính kèm C5.2.6, C5.2.7)

Một phần của tài liệu Giáo trình autocad dành cho lớp họa viên kiến trúc (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)