ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT KỲ TRƯỚC

Một phần của tài liệu Báo cáo thuyết minh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu (2011 2015) xã thụy phong (Trang 29 - 33)

ĐẤT KỲ TRƯỚC

Xã chưa thực hiện việc xây dựng quy hoạch sử dụng đất giai đoạn trước (2006-2010), tuy nhiên xã vẫn có kế hoạch sử dụng đất hàng năm. Việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất hàng năm tương đối tốt theo kế hoạch đề ra.

Thực tế ở địa phương trong những năm qua không có nhiều hạng mục công trình đầu tư, chính vì vậy kế hoạch sử dụng đất hàng năm được xây dựng chủ yếu để giải quyết những nhu cầu thực tế phát sinh, không có tính định hướng. Do đó, xã cần chú trọng hơn trong công tác xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm và kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 5 năm để có thể chủ động và định hướng việc sắp xếp quỹ đất đáp ứng nhu cầu phát triển tại địa phương.

PHẦN III

ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI

Việc đánh giá đúng tiềm năng đất đai về chất và lượng theo khả năng thích hợp với từng mục đích sử dụng có ý nghĩa hết sức quan trọng, tạo ra những căn cứ xác định nhằm định hướng cho việc sử dụng đất trên cơ sở khai thác sử dụng quỹ đất đai hợp lý, có hiệu quả cao, phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội của xã.

1.1. Khái quát tiềm năng đất đai của xã

Toàn xã hiện có 697,66 ha đất tự nhiên, trong đó:

- Đất đang sử dụng: 696,96 ha, chiếm 99,90 % diện tích tự nhiên + Đất nông nghiệp: 518,23 ha, chiếm 74,28% đất đang sử dụng; + Đất phi nông nghiệp: 178,73 ha, chiếm 25,62 % đất đang sử dụng; + Đất khu dân cư nông thôn: 185,79 ha, chiếm 26,63% đất đang sử dụng.

- Đất chưa sử dụng: 0,70 ha, chiếm 0,10 % diện tích tự nhiên.

1.1.1. Đất đang sử dụng:

a) Đất nông nghiệp:

Đối với đất nông nghiệp ngoài việc chuyển một phần diện tích đáp ứng cho các mục đích phi nông nghiệp, tiềm năng đất đai được xác định trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất theo hướng giảm diện tích đất trồng cây hàng năm ở những khu vực có hiệu quả thấp, phát triển mở rộng diện tích đất trồng cây lâu năm có hiệu quả kinh tế nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất, bên cạnh việc đưa diện tích đất chưa sử dụng tại khu vực thuận lợi vào sản xuất.

b) Đất phi nông nghiệp:

Là một trong những xã phát triển về kinh tế với các điều kiện thuận lợi như: đất đai, giao thông, cơ sở hạ tầng... là điều kiện thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế cùng với điều kiện tự nhiên, địa hình, đất đai bằng phẳng... Đây là tiền đề cho việc xem xét những khu đất nông nghiệp hiệu quả kinh tế thấp chuyển sang mục đích đấu giá quyền sử dụng đất, xây dựng các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ đưa lại lợi ích kinh tế cao.

Các công trình đất phát triển hạ tầng được phân bố tương đối phù hợp với điều kiện phân bố dân cư, nên chúng đã được khai thác một cách triệt để và có hiệu quả. Nhưng trong giai đoạn tới cần mở mang thêm diện tích của một số

công trình như giao thông, thuỷ lợi, nhà văn hóa, đất giáo dục - đào tạo... để phục vụ đời sống sinh hoạt và sản xuất ngày càng tốt hơn.

c) Đất khu dân cư nông thôn:

Việc phân bố đất ở trong khu dân cư nông thôn như hiện nay của Thụy Phong là phù hợp với quy mô phát triển dân số của xã. Phần lớn diện tích đất ở được nhân dân sử dụng có hiệu quả. Tuy nhiên, trong những năm tới Thụy Phong cần đề nghị với cấp trên có những chính sách về phát triển nhà ở đặc biệt là khu vực trung tâm xã nhằm mục đích thu hút các hộ gia đình có khả năng đầu tư xây dựng và phát triển dịch vụ về làm ăn sinh sống, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Bố trí, sắp xếp lại một số khu dân cư sao cho hợp lý trên cơ sở tận dụng cơ sở hạ tầng đã có, hạn chế việc mở rộng khu dân cư ra vùng đất sản xuất nông - lâm nghiệp.

1.1.2. Đất chưa sử dụng

Đất bằng chưa sử dụng có 0,70 ha, sẽ khai thác phần diện tích này để đưa vào các mục đích sử dụng.

1.2. Đánh giá tiềm năng đất đai để phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp

Tiếp tục chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa và mô hình nông thôn mới, ổn định diện tích đất canh tác.

Quá trình sản xuất nông nghiệp liên quan chặt chẽ với các yếu tố tự nhiên như đặc điểm thổ nhưỡng, tính chất nông hoá của đất và khí hậu của xã. Tuy nhiên hiệu quả đem lại của sản xuất do việc bố trí hợp lý cây trồng - vật nuôi, chuyển dịch cơ cấu sản xuất, mùa vụ... tạo ra các vùng chuyên canh sản xuất sản phẩm hàng hoá nông sản và nguyên liệu chế biến còn phụ thuộc nhiều vào các điều kiện khác như: chế độ nước, khả năng tưới tiêu, địa hình, vị trí phân bố, mức độ tập trung đất đai trong không gian, vốn, lao động, cũng như yếu tố thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm...

Trên cơ sở phân tích đánh giá các yếu tố liên quan đến quá trình sản xuất cho thấy tiềm năng đất đai để phân vùng phát triển nông nghiệp của xã như sau:

- Diện tích đất thích hợp cho đất trồng lúa khoảng 400 - 450 ha;

- Diện tích đất thích hợp cho đất trồng cây hàng năm còn lại khoảng 5 - 10 ha; - Diện tích đất thích hợp cho đất trồng cây lâu năm khoảng 20 ha;

- Diện tích đất thích hợp cho nuôi trồng thủy sản khoảng 25 - 30 ha. - Diện tích đất thích hợp cho đất nông nghiệp khác khoảng 1 – 2 ha.

1.3. Đánh giá tiềm năng đất đai để phục vụ cho việc phát triển côngnghiệp, đô thị, xây dựng khu dân cư nông thôn nghiệp, đô thị, xây dựng khu dân cư nông thôn

Thụy Phong có diện tích đất đai, điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi... Vì vậy, quá trình phát triển công nghiệp, đô thị và khu dân cư nông thôn có tiềm năng phát triển mạnh. Đây cũng là tiền đề cho việc xem xét những khu đất sản xuất nông nghiệp có hiệu quả kinh tế thấp, những khu đất lâm nghiệp có thể mở mang xây dựng các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các cơ sở kinh doanh dịch vụ đưa lại lợi nhuận kinh tế cao.

Trong những năm tới, ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của xã sẽ được phát triển mạnh theo hướng đầu tư chiều sâu, nâng cao sức sản xuất, mở rộng quy mô diện tích, xây dựng mới một số khu, cụm công nghiệp có quy mô tập trung. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngoài việc phát triển đô thị, cơ sở hạ tầng nhu cầu về bố trí đất ở của nhân dân, mở rộng cũng như phát triển các khu dân cư nông thôn mới trong tương lai là thực tế khách quan không thể tránh khỏi. Vì vậy, về lâu dài cần chú trọng việc xây dựng nhà ở cao tầng (2, 3 tầng), nhằm tiết kiệm đất đai, cũng như bố trí dân cư, cơ sở hạ tầng theo hướng hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế tập trung, làm tiền đề cho quá trình đô thị hoá nông thôn trên địa bàn xã sau này (nhất là tại khu trung tâm xã).

1.4. Đánh giá tiềm năng đất đai để phục vụ cho việc phát triển dịch vụthương mại thương mại

Xã Thụy Phong với các điều kiện về đất đai, giao thông, cơ sở hạ tầng... thuận lợi tạo điều kiện cho Thụy Phong phát triển lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ. Đây là tiềm năng thuận lợi cho ngành thương mại, dịch vụ du lịch phát triển.

Là một trong những xã phát triển về ngành dịch vụ - thương mại, nhân dân trong xã đã tự thành lập ra chợ để trao đổi hàng hoá, giữa nhân dân trong và ngoài xã. Chính vì vậy trong giai đoạn tới cần mở mới chợ để đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong và ngoài xã.

PHẦN IV

Một phần của tài liệu Báo cáo thuyết minh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu (2011 2015) xã thụy phong (Trang 29 - 33)