Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của việc sử dụng đất * Hiệu quả kinh tế

Một phần của tài liệu Báo cáo thuyết minh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu (2011 2015) xã thụy phong (Trang 26 - 27)

II. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ BIẾN ĐỘNG CÁC LOẠI ĐẤT 2.1 Phân tích hiện trạng sử dụng các loại đất

2.3.1.Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của việc sử dụng đất * Hiệu quả kinh tế

sử dụng đất

2.3.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của việc sử dụng đất* Hiệu quả kinh tế * Hiệu quả kinh tế

- Đất nông nghiệp: Thụy Phong là xã thuần nông, nhưng diện tích đất sản xuất nông nghiệp hạn chế (bình quân diện tích đất nông nghiệp trên đầu người khoảng 545 m2/người), ngược lại luôn phải chia sẻ cho mục đích dân sinh, kinh tế khác. Song những năm qua, sản lượng lương thực của xã luôn có xu hướng tăng. Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân hàng năm đạt 29,97 tỷ đồng. Tuy nhiên, diện tích đất sản xuất ở một số khu vực thấp trũng hiệu quả sử dụng còn chưa cao cần có biện phát chuyển đổi sang những mô hình sản xuất như trang trại, gia trại hiệu quả kinh tế cao hơn.

- Đất phi nông nghiệp: Loại đất này nhìn chung sử dụng có hiệu, đặc biệt là các loại đất xây dựng, cơ sở sản xuất, kinh doanh thương mại, dịch vụ, đất phát triển hạ tầng.

* Hiệu quả xã hội

- Thụy Phong nằm ở phía Tây của huyện Thái Thụy, có các trục đường liên xã chạy qua nối liền với các xã lân cận, trung tâm huyện, thuận lợi cho việc đi lại, giao lưu với các xã lân cận tạo đà cho việc phát triển kinh tế đa dạng và bền vững.

- Có nguồn lao động dồi dào, cần cù, chịu khó, giàu kinh nghiệm, có trình độ thâm canh cao, có ý thức hướng tới sản xuất hàng hóa. Đây là những yếu tố rất quan trọng để tăng nhanh năng suất cây trồng, vật nuôi trong thời gian tới.

- Việc sử dụng đất ngày càng ổn định, người dân ý thức hơn về vai trò, trách nhiệm trong sử dụng đất. Người dân yên tâm đầu tư vào sử dụng đất do đất đai đã được giao ổn định lâu dài cho họ.

- Sử dụng đất không tạo ra sự phát triển mạnh, không tạo ra nhiều vốn nhưng nó lại tạo ra sự ổn định, tạo ra nền tảng cho sự phát triển cụ thể là vấn đề an toàn lương thực, vấn đề việc làm và thu nhập cho người dân toàn xã.

- Diện tích sử dụng chiếm 99,90% tổng diện tích tự nhiên và tương đối ổn định, nhưng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội chung của huyện Thái Thụy và xã Thụy Phong nói riêng, của tỉnh Thái Bình nói chung sẽ nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp trong quản lý, bố trí sử dụng đất đai, nhất là việc bố trí đất ở nông thôn, đất xây dựng cơ sở hạ tầng. Vì vậy trong phương án quy hoạch cần quan tâm bố trí đúng mục đích sử dụng, tránh tình trạng sử dụng không đúng mục đích gây lãng phí đất đai, đảm bảo sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả.

*Hiệu quả môi trường

- Thụy Phong là xã thuần nông, phần lớn các hộ dân sống bằng nghề nông nghiệp song diện tích lại rất hạn chế. Do đó, áp lực của việc sử dụng các loại

hóa chất nhằm tăng năng suất, sản lượng của cây trồng là không tránh khỏi, như sử dụng phân hóa học, thuốc kích thích, thuốc trừ sâu.... Đặc biệt người dân chỉ quan tâm tới lợi nhuận ít quan tâm tới đầu tư bồi bổ cho đất và hạn chế kinh phí trong biệc đầu tư thủy lợi, thau chua, rửa mặn... là những nguyên nhân gây hậu quả xấu cho môi trường đất, dẫn đến việc đất đai bị bạc màu, mặn hóa, chai lì đất... Trong tương lai, sản xuất nông nghiệp phải ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, gắn với biện pháp cải tạo, bồi bổ đất như bón phân xanh, phân chuồng, đốt rạ làm tăng độ phì cho đất, nâng cao năng lực thủy nông liên tục thau chua, rửa mặn chống phèn hóa...

- Trong các khu dân cư, các tụ điểm kinh tế, vấn đề vệ sinh, môi trường còn đang bị xem nhẹ, chưa có giải pháp đồng bộ xử lý chất thải, rác thải. Phần lớn các chất thải, rác thải theo nguồn nước thải của các hộ gia đình... được thải xuống hệ thống kênh mương, ao hồ phần nào gây ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm, môi trường đất.

Một phần của tài liệu Báo cáo thuyết minh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu (2011 2015) xã thụy phong (Trang 26 - 27)