Bàn luận về đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu hiệu quả điều trị d-penicillamin ở trẻ em ngộ độc chì tại bệnh viện bạch mai (Trang 49 - 51)

- Tiêu chuẩn chẩn đoán thiếu máu [8]

Chương 3 KẾT QUẢ

4.1. Bàn luận về đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

4.1.1.Bàn luận về đặc điểm dịch tễ của đối tượng nghiên cứu

+ Phân bố về giới:

Trong nghiên cứu của chúng tôi tỉ lệ Nam: Nữ tỉ lệ là 1,2:1. Tỉ lệ này của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Ngô Việt Hưng [5] là 1,2:1. Đặc điểm này phù hợp với tính tò mò, hiếu động, và mô hình chung bệnh tật của các trẻ nam nhiều hơn nữ.

Trong nghiên cứu này chúng tôi thấy: đối tượng nghiên cứu có độ tuổi từ 1 tháng tuổi đến 7 tuổi, tuổi nhỏ nhất là 1 tháng (22ngày), lớn nhất là 7 tuổi (89tháng). Tuổi trung bình là: 21,6 ± 19,9 (tháng). Kết quả này của chúng tôi khác với kết quả của tác giả Shannon M (1988) tuổi trung bình là 3 tuổi (nhỏ nhất 1 tuổi lớn nhất là 15 tuổi) [57]. Sự khác nhau này do điều kiện kinh tế xã hội của 2 vùng khác nhau, ở Mỹ người ta kiểm tra chì máu cho tất cả trẻ em. Phải chăng ở Việt Nam có nhiều trẻ em ngộ độc chì mà chưa được phát hiện và điều trị?

Độ tuổi dưới 6 tuổi chiếm 96,2% (50/52). Lứa tuổi này trẻ em biết các đồ chơi và thích khám phá thế giới xung quanh, từ đó bệnh tật cũng tăng lên đặc biệt các bệnh liên quan đến tiếp xúc lây qua đường hô hấp và tiêu hóa do thói quen của trẻ thường ngậm mút các đồ vật mà trẻ cầm nắm được và không rửa tay trước khi ăn. Theo các tác giả thì đây cũng là lứa

tuổi hay gặp ngộ độc chì ở trẻ nhỏ [18], [62]. Mặt khác các gia đình thường sử dụng thuốc cam cho con cháu để điều trị các bệnh thường gặp như: tưa lưỡi, loét miệng, tiêu chảy, biếng ăn, hôi miệng [5]. Đáng tiếc, nhiều gia đình đã mua phải thuốc cam giả chứa hàm lượng chì cao. Như thuốc cam của bà Thế (ở Tam Dị, Lục Nam, Bắc Giang) mà Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương đã xác định trong loại thuốc cam dạng bôi nồng độ chì là 4,3µg/g, thuốc cam dạng uống nồng độ chì là 1,023µg/g[1].

Đây cũng là độ tuổi rất quan trọng trong sự hoàn thiện hệ thần kinh, phát triển trí tuệ và thể chất của trẻ em. Vì vậy rất cần có sự quan tâm nhằm ngăn chặn những nguy cơ gây ngộ độc chì đồng thời phải có giải pháp nhằm điều trị ngộ độc chì nhanh và an toàn với trẻ em.

+ Phân bố theo nguyên nhân ngộ độc chì và nghề nghiệp của bố mẹ:

Ngộ độc chì trong nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu là do uống thuốc cam chiếm 96,2% (50/52), có 2 trẻ ở làng nghề tái chế chì 3,8% (2/52). Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với tỉ lệ nghiên cứu Ngô Việt Hưng (96,3%)[5].

Việt Nam có nhiều làng nghề liên quan đến chì[1] như: làng nghề tái chế chì ở Đông Mai- Văn Lâm- Hưng Yên, hay cáclàng chài làm lưới chì, làng nghề nhuộm vải. Theo báo cáo có 109 trẻ em làng chì Đông Mai, Văn Lâm, Hưng Yên có nồng độ chì máu > 10µg/ dl, có 19 trẻ có nồng độ chì máu > 45 µg/ dl. Như vậy, có nhiều trẻ em trong các làng nghề còn chưa được đi khám và điều trị gắp chì.

Trong 52 bệnh nhi được điều trị D-penicillamin thì bố mẹ của các bệnh nhi này là cả hai đều là nông dân chiếm 80,8% (42/52). Trình độ nhận thức của họ thấp nên cũng đã giải thích phần nào trong vấn đề: họ dễ mua phải thuốc cam giả chứa hàm lượng chì cao[1], họ ngại tìm đến tư vấn của

các nhân viên y tế về cách chăm sóc trẻ em cũng như tự trang bị kiến thức nuôi con cho mình.

Đây cũng là một vấn đề cần quan tâm trong điều trị gắp chìở trẻ em ngộ độc chì. Bởi vì các gia đình này có điều kiện kinh tế không được khá giả, khả năng nhận thức của bố mẹ bệnh nhi có hạn chế, điều kiện dinh dưỡng và chăm sóc trẻ sẽ chưa được tốt. Mà chúng ta đều biết điều trị ngộ độc chì là một quả trình lâu dài (điều trị nhiều đợt), chi phí điều trị sẽ cao (các xét nghiệm phải làm nhiều lần riêng xét nghiệm chì máu và chì niệu không được Bảo hiểm y tế chi trả, lại còn cộng thêmtiền đi lại). Các thuốc gắp chì hiệu

quả và dễ sử dụng ở nhà như Succimer [22] rất đắt- Bảo hiểm y tế không chi

trả. Bên cạnh điều trị thuốc gắp chì còn cần một chế độ dinh dưỡng cho trẻ

em ngộ độc chì đặc biệt hơn. Đây sẽ là một thách thức không nhỏ để việc gắp chì cho trẻ em ngộ độc chì có hiệu quả. Giải quyết được vấn đề này, bên cạnh sự quan tâm của nhân viên y tế trong việc tư vấn, kiểm tra thực hành chế độ dinh dưỡng và dùng thuốc (của bố, mẹ) cho bệnh nhi. Còn cần phải có sự vào cuộc của Chính phủ, của Bộ Y tế để thuốc điều trị gắp chì có thường xuyên và các xét nghiệm chì máu và chì niệu được Bảo hiểm y tế chi trả. Cũng như việc điều trị ngộ độc chì được tiến hành ở các bệnh viện chuyên khoa Nhi tuyến tỉnh nhằm giảm chi phí cho gia đình bệnh nhi.

Một phần của tài liệu hiệu quả điều trị d-penicillamin ở trẻ em ngộ độc chì tại bệnh viện bạch mai (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(76 trang)
w