SINH TIỂU HỌC TRƯỚC VÀ SAU THỰC NGHIỆM - HỌC SINH LỚP 5.
TT Test Sự khác biệt (Nam) P Sự khác biệt (Nữ) P Nhóm ĐC (n = 68) Nhóm TN (n = 71) Nhóm ĐC (n = 54) Nhóm TN (n = 59) 1. Chiều cao đứng (cm) 2.986 5.561 <0.05 2.120 3.798 <0.05 2. Cân nặng (kg) 6.453 9.512 <0.05 4.364 10.604 <0.05 3. Chỉ số Quetelet (g/cm) 3.758 4.695 <0.05 2.231 6.571 <0.05 4. Chỉ số BMI (kg/m2) 0.964 0.427 >0.05 0.605 3.881 <0.05
5. Chỉ số công năng tim (HW) 4.061 6.521 <0.05 3.400 9.445 <0.05
6. Lực bóp tay thuận (kG) 7.578 14.483 <0.05 11.360 13.986 <0.05
7. Nằm ngửa gập bụng (lần/30s) 7.257 10.794 <0.05 8.670 11.759 <0.05
8. Chạy 30m XPC (s) 2.917 6.184 <0.05 1.561 4.176 <0.05
9. Dẻo gập thân (cm) 43.472 55.271 <0.05 30.966 35.890 <0.05
10. Chạy con thoi 4×10m (s) 5.406 7.971 <0.05 7.048 8.651 <0.05
11. Bật xa tại chỗ (cm) 4.119 6.203 <0.05 3.056 6.995 <0.05
18
Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm: Bảng 3.21 và bảng 3.22.
Từ bảng 3.21 và bảng 3.22 cho thấy, kết quả kiểm tra ở hầu hết các test lựa chọn giữa 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng (ở cả nhóm học sinh khối lớp 3 và nhóm học sinh khối lớp 5) không có khác biệt, với ttính < tbảng = 1.960 ở ngưỡng xác suất P > 0.05. Điều đó chứng tỏ trước khi thực nghiệm, năng lực thể chất của 2 nhóm tương đối đồng đều nhau.
Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm: Bảng 3.23 đến bảng 3.26 cho thấy: Các nội dung kiểm tra đánh giá năng lực thể chất của 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng đã khác biệt rõ với ttính đều > tbảng = 1.960 ở ngưỡng xác suất P < 0.05. Như vậy, việc ứng dụng nội dung chương trình ngoại khoá môn thể dục Aerobic do đề tài xây dựng và áp dụng đã có hiệu quả rõ trong phát triển thể chất cho học sinh tiểu học (đối tượng lớp 3 và lớp 5 tương ứng với độ tuổi 8 và độ tuổi 10). Khi dùng phương pháp so sánh tự đối chiếu trước sau thực nghiệm của 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng (ở đối tượng học sinh lớp 3 và lớp 5) cho thấy, nữ nhóm thực nghiệm lớp 3 và lớp 5 đã có khác biệt rõ rệt ở tất cả các chỉ tiêu, test; nam nhóm thực nghiệm lớp 3 và lớp 5 có 11/12 test có khác biệt rõ rệt ở tất cả các chỉ tiêu, test với ttính đều > tbảng = 1.960 với P < 0.05; còn nhóm đối chứng (nam và nữ) có 11/12 chỉ tiêu, test có khác biệt với ttính > tbảng = 1.960 với P < 0.05 và sự khác biệt này của nhóm thực nghiệm hơn hẳn nhóm đối chứng. Điều đó cũng cho thấy, sau thời gian 08 tháng thực nghiệm, nội dung chương trình ngoại khoá môn thể dục Aerobic đã được xây dựng và áp dụng đã có hiệu quả rõ trong phát triển thể chất cho đối tượng nghiên cứu.
3.3.2.2. Về kết quả học tập môn thể dục và số lượng học sinh tập luyện ngoại khoá môn thể dục Aerobic.
Kết quả thu được như trình bày ở bảng 3.27 và bảng 3.28.