BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ GIẢI PHÁP 1 Bài học kinh nghiệm:

Một phần của tài liệu THỊ TRƯỜNG TÍN DỤNG THỨ CẤP (Trang 35 - 39)

1. Bài học kinh nghiệm:

Có thể khẳng định rằng, cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ hiện nay không ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường tài chính Việt Nam, mặc dù nước ta đã hội nhập kinh tế ngày càng sâu, rộng với kinh tế thế giới và với Mỹ, nhưng về tài chính, ngân hàng chưa sâu sắc, cụ thể một số ngân hàng, tài chính Mỹ đã mở chi nhánh tại Việt Nam nhưng thị phần chưa lớn, các nhà đầu tư và ngân hàng Việt Nam không mua chứng khoán của các ngân hàng Mỹ, nhất là các ngân hàng đầu tư vào bất động sản. Tuy nhiên, khủng hoảng tài chính Mỹ và toàn cầu sẽ gián tiếp ảnh hưởng đến Việt Nam do tác động đến tâm lý của nhà đầu tư trong và ngoài nước, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ và các nước có khủng hoảng tài chính sẽ bị thu hẹp do tiêu dùng tại các nước này giảm xuống, điều đó sẽ tác động đến sản xuất cũng như vay và trả nợ của các doanh nghiệp này với các ngân hàng trong nước bị giảm. Trong nước, dư nợ cho vay bất động sản và chứng khoán là hai thị trường có nhiều biến động và rủi ro lớn của các ngân hàng trong nước vẫn nằm trong tầm kiểm soát và chiếm tỷ trong rất thấp trong tổng dư nợ, do Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đã có những giải pháp chỉ đạo kịp thời.

Tuy nhiên, từ những biến động trên thị trường tài chính toàn cầu gần đây, một bài học sâu sắc cho hệ thống tài chính - ngân hàng nước ta là phải hết sức cẩn trọng với các khoản cho vay, bất cứ lúc nào cũng phải đặt nguyên tắc an toàn lên hàng đầu. Tín dụng nói chung và tín dụng bất động sản nói riêng của các NHTM luôn luôn phải cẩn trọng, không được nới lỏng điều kiện vay, nhất là trong điều kiện thị trường bất động sản biến động nóng lạnh thất thường. Thị trường bất động sản - thị trường chứng khoán - thị trường tín dụng luôn có mối liên thông. Vì vậy, bài toán an toàn luôn phải được các cơ quan nhà nước quản lý và các ngân hàng thương mại đặc biệt quan tâm trong hoạt động cho vay. Đảm bảo sự an toàn tín dụng là đảm bảo quyền lợi của Nhà nước, doanh nghiệp và của người dân, mà trước hết là quyền lợi của hàng triệu người gửi tiền vào ngân sách nhà nước. Cụ thể là:

* Phát huy vai trò của hệ thống giám sát tài chính quốc gia.

Hệ thống này với các mục tiêu bảo đảm sự an toàn và lành mạnh của các định chế tài chính, giảm thiểu rủi ro hệ thống, bảo đảm sự công bằng và hiệu quả của thị trường, bảo vệ quyền lợi của người sử dụng dịch vụ tài chính và nhà đầu tư nên có vai trò quan trọng trong phát triển và ổn định kinh tế vĩ mô. Hệ thống giám sát quốc gia bao gồm các cơ quan giám sát được xây dựng theo các mô hình: Dựa trên cơ sở thể chế; theo hướng chức năng và theo hướng hợp nhất. Mỗi mô hình có những ưu, nhược điểm riêng, được xây dựng gắn với bối cảnh lịch sử về cấu trúc hệ thống tài chính, cấu trúc và truyền thống chính trị, quy mô quốc gia và quy mô lĩnh vực tài chính. Khi các tập đoàn ra đời và phát triển, kinh doanh đa ngành, các sản phẩm tài chính ngày càng trở nên phức tạp hơn thì mô hình thể chế, mô hình theo chức năng sẽ bộc lộ những hạn chế cần được thay thế bằng mô hình theo hướng hợp nhất.

* Nâng cao vị thế của NHNN trong việc thực hiện chức năng ngân hàng TW và chức năng QLNN đối với hoạt động tiền tệ, ngân hàng.

Trên cơ sở hoàn thiện thể chế theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế, phối hợp với các cơ quan trong xây dựng và thực hiện chính sách kinh tế vĩ mô, tăng cường hoạt động thanh tra, giám sát, phát triển các công cụ dự báo, phòng ngừa rủi ro, bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng.

Tín dụng là hoạt động cơ bản đem lại nhiều lợi nhuận cho các ngân hàng thương mại, song cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro với những hậu quả khó lường. Quản trị rủi ro tín dụng trước hết cần tập trung kiểm soát các hoạt động cho vay vào các lĩnh vực mạo hiểm, như bất động sản, chứng khoán, các sản phẩm tín dụng phái sinh. Mặt khác, cần hoàn thiện hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng trên cơ sở liên kết giữa các ngân hàng thương mại để xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống dữ liệu đầy đủ và chính xác nhất về tài chính và quan hệ của khách hàng với các ngân hàng thương mại.

Thanh khoản là khả năng của ngân hàng trong việc bảo đảm đáp ứng đầy đủ, kịp thời các nhu cầu về ngân quỹ. Khả năng thanh khoản là một dấu hiệu quan trọng cho biết tình trạng hoạt động của ngân hàng. Quản trị rủi ro thanh khoản cần tập trung vào việc dự tính thay đổi tổng tiền gửi và tổng cho vay trên cơ sở xây dựng các mô hình toán học và phân tích các kịch bản dẫn đến sự thay đổi đó để có những biện pháp phù hợp trong huy động vốn và cho vay.

* Chuẩn hóa hệ thống thông tin.

Cùng với quá trình phát triển KT-XH và toàn cầu hóa, hệ thống thông tin ngày càng trở nên quan trọng. Mọi chính sách, quyết định điều tiết nền kinh tế cần dựa trên luồng thông tin chuẩn xác, minh bạch và kịp thời. Vì vậy, cần hình thành các cơ quan chuyên biệt trong việc thu thập, cung cấp thông tin và quy định các tổ chức, cá nhân cần có trách nhiệm cung cấp, công bố thông tin có liên quan, tránh tình trạng thông tin phân tán và thiếu chính xác gây ảnh hưởng đến việc ra quyết định.

2. Giải pháp:

Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, các cuộc khủng hoảng tài chính đều có lộ trình theo quy luật mà Việt Nam cũng cần cảnh giác. Để tăng trưởng kinh tế, Chính phủ các nước và NHTW thường nới lỏng chính sách tiền tệ, thì hệ quả tăng cung về tín dụng, giá bất động sản sẽ tăng lên và lạm phát sẽ gia tăng. Sau đó, chính sách tiền tệ bị thắt chặt để kiềm chế lạm phát, tín dụng thắt chặt thì giá bất động sản tụt giảm thì rủi ro tín dụng sẽ tăng mạnh. Trong trường hợp của Việt Nam, mọi việc đều đang nằm trong tầm kiểm soát cũng như đã có những giải pháp kịp thời của Chính phủ. Đã

có nhiều dấu hiệu cho thấy tín dụng nhà - đất ở Việt Nam đã qua thời kỳ căng thẳng nhất và gần như chắc chắn không gây hậu quả nghiêm trọng cho thị trường tài chính.

Cần thiết phải có chính sách phát triển định hướng hoạt động để hạn chế sự đe doạ trong tương lai và tái lập thị trường BĐS hoạt động khoẻ mạnh trở lại. Nó bao gồm các vấn đề thiết lập sự minh bạch về thông tin, sự giới hạn việc sử dụng các công cụ tài chính tổng hợp, mô hình phân bổ rủi ro vốn tốt hơn và các hoạt động đòi hỏi duy trì sự tin tưởng cho các nhà đầu tư cũng như tăng lòng tin của công chúng.

Hệ thống tài chính tín dụng thế chấp của Việt Nam hiện nay mới chỉ phát triển ở mức độ sơ cấp, trực tiếp giữa người đi vay và người cho vay mà chưa có được một thị trường tài chính thứ cấp đủ phát triển làm lực đỡ và tái tài trợ vốn cho hoạt động tín dụng tại thị trường sơ cấp. Trong bối cảnh kinh tế tăng trưởng mạnh, sự thiếu hụt này khiến cho hoạt động tín dụng gặp nhiều rủi ro về thanh khoản, lãi suất luôn ở mức cao và ngắn hạn. Nếu không nhanh chóng thiết lập được thị trường tài chính đủ sức hỗ trợ cho các hoạt động tín dụng, kinh tế Việt Nam sẽ không thoát ra được sự phát triển thiếu ổn định, nhiều rủi ro, chi phí vốn cao với thời hạn ngắn. Để thiết lập được thị trường thứ cấp phát triển, cần có sự điều chỉnh đồng bộ về các luật liên quan đến tài chính, tài sản, hoạt động ngân hàng,… theo hướng bảo đảm tốt nhất quyền sở hữu, định đoạt, sự minh bạch và tạo điều kiện tối đa cho việc ra đời của các công cụ tài chính, các loại hình chứng khoán đủ sức thu hút các định chế và tổ chức đầu tư tài chính dài hạn tham gia đầu tư và phát triển thị trường. Chúng ta cần nhận thức rõ vốn dài hạn cho thị trường với lãi suất thấp được tạo ra chủ yếu từ cấu trúc và cơ chế vận hành của thị trường tài chính chứ không phải từ sự giàu có hay tài sản tích lũy của các quốc gia. Do đó, nếu đi đúng hướng, Việt Nam hoàn toàn có thể xây dựng một thị trường tài chính tiên tiến cung cấp các nguồn vốn rẻ trung và dài hạn phục vụ cho phát triển kinh tế của đất nước.

Các giải pháp đảm bảo an toàn hệ thống tài chính-ngân hàng:

- Có một cơ chế hữu hiệu áp dụng trong toàn bộ hệ thống ngân hàng nhằm phát hiện và áp đặt một giới hạn về số lượng và hạn mức mà một cá nhân hoặc tổ chức có thể vay từ một ngân hàng hoặc nhiều ngân hàng.

- Có một hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung để cung cấp các thông tin về rủi ro tín dụng của con nợ cho bất cứ ngân hàng nào có nhu cầu tiếp cận.

- Các ngân hàng có trách nhiệm và sẵn sàng chia sẻ dữ liệu liên quan về khách hàng với nhau và với các tổ chức đánh giá tín dụng. Hiện nay các ngân hàng có thể vẫn an tâm với mức độ mất khả năng chi trả thấp trong số các con nợ của họ nhưng cần lưu ý rằng tổng dư nợ trong hệ thống ngân hàng vẫn đang tăng lên (cho dù đã được Ngân hàng Nhà nước kiềm chế ở mức 30%/năm).

- Coi trọng quản trị rủi ro và rủi ro thanh khoản đối với NHTM. - Minh bạch hơn trong việc công khai rủi ro của các ngân hàng. - Đạo đức của đội ngũ lãnh đạo NH hoặc chi nhánh NH.

Một phần của tài liệu THỊ TRƯỜNG TÍN DỤNG THỨ CẤP (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w