12 T ổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới WIPO (2005), Collective Management in Reprography
2.2.3 Đối với hoạt động bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, thành viên khi bị xâm hại:
viên khi bị xâm hại:
Vấn nạn xâm phạm quyền tác giả hiện nay đang là nỗi nhức nhối tại Việt Nam. Hành vi xâm phạm phổ biến nhất hiện nay là hành vi sao chép tác phẩm để sử dụng nội bộ trong các trường học, thư viện, doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan, hoặc cá nhân và làm bản sao để bán trên thị trường hoặc nạn sao chép trái phép tác phẩm bằng công nghệ số và sử dụng trái phép tác phẩm trên mạng
Chẳng hạn như việc sao chép photocopy phục vụ mục đích giảng dạy ở các trường đại học. Luật Sở hữu trí tuệ có quy định rõ việc sao chép tài liệu, giáo trình của Học sinh, Sinh viên, Giáo viên, Giảng viên chỉ không phải xin phép và trả tiền khi và chỉ khi: Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học,giảng dạy của cá nhân. Vậy nếu như học sinh, Sinh viên sao chép tài liệu để học tập, Giáo viên, Giảng viên sao chép vì mục đích giảng dạy của bản thân nhưng sao chép quá 1 bản thì không thuộc ngoại lệ, do đó, đều phải xin phép và trả tiền. (Điều 25 Luật SHTT). Đối với thư viện thì chỉ có quyền sao chép không quá một bản nhằm mục đích nghiên cứu và thư viện không được sao chép, phân phối bản sao tác phẩm tới công chúng, kể cả bản sao kỹ thuật số.
Tuy nhiên do không nắm rõ các quy định của pháp luật nên việc sao chép trái phép vẫn đang diễn ra thường xuyên, với khối lượng lớn trong các trường học, trường đại học, tổ chức giáo dục, viện nghiên cứu, thư viện, cơ quan lưu trữ, cơ quan nhà nước, doanh nghiệp...gây xâm hại nghiêm trọng đến quyền tác giả của chủ sở hữu tác phẩm .Hơn nữa quá trình sao chép bất hợp pháp này còn ngày ngày tạo ra một số lượng lớn các bản sao làm ảnh hưởng tới quá trình khai thác bình thường tác phẩm làm ảnh hưởng đến lợi ích hợp pháp của tác giả.
Sao chép dựa trên phương tiện công nghệ số cũng thuộc phạm vi quyền sao chép và đang ngày càng phát triển theo chiều hướng khó kiểm soát. Ví dụ như việc tải xuống và lưu trữ các tác phẩm trên các mạng cục bộ và trong các lưu trữ kỹ thuật số và gửi các tác phẩm qua thư điện tử trong các mạng lưới
đóng...thường được xem là việc sao chép kỹ thuật số. Kỷ nguyên công nghệ thông tin mở ra tạo điều kiện cho các tác phẩm được phát tán lưu hành dễ dàng hơn, chỉ với một cú click chuột là chúng ta đã có thể nắm trong tay hàng loạt thông tin kiến thức mà đôi khi phải vất vả nghiên cứu hàng mấy năm trời mới có được. Bên cạnh đó sự phát triển của khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ số và viễn thông cũng ngày càng làm gia tăng quy mô của hoạt động sao chép, thông qua việc cải tiến các loại máy móc phương tiện về chức năng, công suất, độ tiện dụng, chất lượng, giá cả. Điều này dẫn đến quyền tác giả bị xâm hại một cách triệt để, công sức của họ bỏ ra bị hưởng dụng một cách trái phép mà những người sử dụng không
Nạn xâm phạm cũng tạo nên rào cản lớn đối với các tổ chức, cá nhân nước ngoài. Những nhà xuất bản, tác giả nước ngoài cảm thấy e ngại trước nguy cơ tác phẩm của họ có thể bị sao chép bất cứ lúc nào, dưới mọi hình thức, trên lãnh thổ Việt Nam, khiến cho họ không muốn đầu tư để đưa tác phẩm vào Việt Nam. Kết quả là công chúng mất đi cơ hội được tiếp cận tác phẩm, nhất là các tác phẩm nối tiếng, kinh điển của nước ngoài
Có thể nói vấn nạn xâm phạm quyền sao chép đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ mang nhiều thiệt hại cho các chủ sở hữu nói riêng và xã hội nói cung nhưng các tổ chức quản lý tập thể đều tỏ ra bất lực trước vấn nạn này và có khi còn tỏ ra thờ ơ khi thành viên bị xâm hại. Điển hình như vụ của ca sĩ Thái Thùy Linh khi VCPMC không thật sự là một tổ chức bảo vệ cho quyền tác giả, tác phẩm. Nhạc sĩ Quốc Trung cho rằng hợp đồng giữa các nhạc sĩ và VCPMC là một hợp đồng rất bất lợi cho các tác giả, bởi trung tâm toàn quyền khai thác mà không cần thông báo cho nhạc sĩ.
Ðã thế, trung tâm còn đi ký hợp đồng với một số nhà mạng thu tiền bản quyền của nhạc sĩ, vậy là mặc nhiên trung tâm đã cho họ quyền sử dụng tác phẩm âm nhạc của nhạc sĩ để rồi khi vi phạm xảy ra, trung tâm lại không có
động thái phản ứng tích cực nào như ngăn cấm, chấm dứt hợp đồng hay thay mặt nhạc sĩ khởi kiện những vi phạm trên.15