12 T ổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới WIPO (2005), Collective Management in Reprography
2.2.1 Đối với hoạt động cấp phép
Lý thuyết của hoạt động cấp phép, các tổ chức quản lý tập thể sẽ tiến hành thương lượng và đàm phán với người có nhu cầu muốn sao chép tác phẩm và sau đó tiến hành cấp phép cho họ.
Trên thực tế hoạt động cấp phép của các tổ chức quản lý tập thể tại Việt Nam lại đang tỏ ra kém hiệu quả và không đủ sức hấp dẫn được người sử dụng. Nguyên nhân xuất phát từ hai lý do chính Lý do cho tình trạng này chính là xuất phát từ mô hình cấp phép tự nguyện mà các tổ chức quản lý tập thể nước ta đang áp dụng. Với sự cấp phép chỉ dựa trên sự ủy quyền của các chủ sở hữu mang này sẽ khiến các tổ chức quản lý tập thể không thể hoạt động bao quát đươc toàn bộ vốn tác phẩm dẫn tới không đủ khả năng cấp phép cho các tác phẩm mà người sử dụng muốn sao chép. Nếu muốn cấp phép theo mô hình này, các tổ chức quản lý tập thể phải nắm trong tay một số lượng tác phẩm được ủy quyền khổng lồ hoặc có các hiệp hội nghề nghiệp chống lưng. Tuy nhiên không phải tổ chức quản lý tập thể nào cũng có đủ số thành viên và số tác phẩm được ủy quyền để tiến hành cấp phép cho người sử dụng. Đơn cử như trường hợp của Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Việt Nam RIAV tính đến ngày 12/06/2012 chỉ có 25 hội viên14 và không 14 http://techdaily.vn/wpcontent/uploads/2013/12/500xNxtechdailyriavvanhungchuyenchua ke.jpg.pagespeed.ic.PSFYiQdOsG.jpg
có thêm thành viên mới gia nhập, các tác phẩm đươc ủy quyền cho hiệp hội hầu hết đều đã xưa cũ và ít được sử dụng trong đời sống hiện nay, điều này khiến cho việc cấp phép của RIAV trở nên khó khăn và không có bao nhiêu người sử dụng muốn hợp tác với họ.
Hơn nữa với mô hình trên người sử dụng tác phẩm không thể xác định được đâu là tác phẩm đã được ủy quyền và đâu là tác phẩm không được ủy quyền khiến cho người sử dụng không mấy mặn mà với hoạt động cấp quyền của các tổ chức quản lý tập thể mà hầu hết là tự liên hệ trực tiếp với các chủ sở hữu tác phẩm để xin phép không cần thông qua các tổ chức quản lý tập thể.