Đánh giá tổng quát về tình hình phân cấp quản lý ngân sách nhà nước của tỉnh Bắc Kạn thời kỳ ổn định 2006

Một phần của tài liệu Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Thực trạng và giải pháp (Trang 64 - 69)

của tỉnh Bắc Kạn thời kỳ ổn định 2006 - 2010

*/Những ưu điểm của cơ chế phân cấp quản lý ngân sách nhà nước của tỉnh

Bắc Kạn thời kỳ ổn định 2006 - 2010:

- Theo quy định của Luật NSNN, Uỷ ban Nhân dân tỉnh, đó tổ chức xây dựng phương án phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi khá rõ ràng giữa các cấp ngân sách địa phương theo hướng tăng nguồn thu cho ngân sách cấp huyện, xã và thúc đẩy chính quyền cơ sở phấn đấu để chủ động cân đối ngân sách trong tổ chức điều hành ngân sách. Điều này đã phát huy tính chủ động, sáng tạo của các cấp chính quyền địa phương trong quản lý điều hành ngân sách, đáp ứng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xó hội, an ninh - quốc phòng của địa phương.

Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi rõ ràng hơn, cụ thể hơn, thể hiện rõ việc quán triệt một số nguyên tắc phân cấp cơ bản:

Tất cả các khoản thu mà Luật ngân sách nhà nước năm 2002 quy định ngân sách cấp xã được hưởng tối thiểu 70% thì tỉnh đều quy định ngân sách cấp xã được hưởng 100%, đó là thuế chuyển quyền sử dụng đất; thuế nhà đất; thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh; thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ gia đình; lệ phí trước bạ nhà, đất

Ngân sách thị xã thuộc tỉnh được hưởng 100% khoản thu lệ phí trước bạ không kể lệ phí trước bạ nhà, đất (luật quy định tối thiểu 50%).

Các khoản thu phí và lệ phí, thu sự nghiệp, thu viện trợ, thu đóng góp tự nguyện, thu phạt, thu khác … ngân sách cấp nào thu thì ngân sách cấp đó được hưởng 100%.

Như vậy việc phân cấp nguồn thu đã được quy định theo hướng tăng cường nguồn thu cho các cấp ngân sách cơ sở đồng thời cũng tạo điều kiện để các cấp ngân sách thực hiện được nhiệm vụ chi ngân sách theo quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh.

- Mặc dù nguồn thu của tỉnh còn hạn hẹp nhưng với việc phân cấp rõ ràng hơn nên tỉnh Bắc Kạn đã đạt được một số kết quả thu ngân sách nhất định theo như số liệu chi tiết ở phần trên.

- Quy định rõ tỷ lệ phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách và nhìn chung ổn định trong cả thời kỳ ổn định làm cho các địa phương trong tỉnh chủ động điều hành quản lý ngân sách nhà nước cấp mình, sắp xếp các nhiệm vụ chi tiêu hợp lý trong khuôn khổ nguồn thu được phân cấp, tích cực hơn trong việc khai thác các nguồn thu phát sinh tại địa bàn.

- Cùng với việc thực hiện phân cấp tương đối mạnh là việc triển khai thực hiện các Nghị định, Quyết định, Thông tư được ban hành vào từng giai đoạn phát triển của đất nước một cách kịp thời đã góp phần thúc đẩy quản lý ngân sách nhà nước chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả, thực hiện phân cấp mạnh và nâng cao trách nhiệm, quyền hạn của các cấp chính quyền địa phương và đơn vị trong quản lý ngân sách nhà nước. Chính vì vậy, hiệu quả quản lý, sử dụng ngân sách và tài sản được tăng cường; Tăng tích luỹ nhằm thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa; đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội nâng cao đời sống nhân dân, đảm bảo quốc phòng, an ninh. Thực hiện quản lý tập trung thống nhất ngân sách địa phương: bảo đảm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh và sự điều hành thống nhất của Uỷ ban nhân dân tỉnh đối với ngân sách địa phương; đảm bảo vai trò chủ đạo của ngân sách cấp tỉnh; đồng thời tăng cường phân cấp quản lý, tạo thế chủ động gắn với tăng cường trách nhiệm cho chính quyền cấp huyện, cấp xã.

Thực hiện cải cách hành chính trong việc lập, chấp hành kế toán và quyết toán ngân sách, thực hiện công khai, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý NSNN, kiểm sóat chặt chẽ hoạt động thu - chi NSNN qua các quy định về tăng cường trách nhiệm, thanh tra, kiểm tra gắn với xử lý vi phạm. Việc quản lý đó được thực hiện theo quy trình: Dự toán - cấp phát - quyết toán. Vai trò dự

toán đã được coi trọng nên có tác dụng lớn trong việc điều hành ngân sách, đảm bảo chi đúng, chi đủ. Địa phương coi việc đạt dự toán thu và quản lý chi theo dự toán là yếu tố quyết định sự ổn định ngân sách mỗi cấp.

Việc phân bổ, giao dự toán ngân sách đối với đơn vị sử dụng ngân sách đảm bảo phù hợp đúng yêu cầu của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn, đảm bảo phù hợp với thực tế và tính đặc thù của từng đơn vị trực thuộc, đảm bảo đúng tổng mức, chi tiết theo từng lĩnh vực của dự toán ngân sách được cấp có thẩm quyền giao.

Việc cải cách hành chính trong tổ chức thực hiện dự toán NSNN đã có bước tiến đáng kể. Thực hiện quy trình chi ngân sách mới, chuyển từ hình thức cấp phát bằng hạn mức kinh phí của cơ quan tài chính cho đơn vị sử dụng ngân sách (theo tháng, quý) sang phương thức các đơn vị sử dụng ngân sách chủ động căn cứ chế độ chi ngân sách, khối lượng kết quả, nhiệm vụ thực hiện rút kinh phí tại Kho bạc Nhà nước theo dự toán ngân sách được cấp có thẩm quyền giao để chi tiêu. Đây là một nội dung đổi mới theo hướng cải cách, nhằm giảm thủ tục hành chính, tăng quyền chủ động và trách nhiệm cho các đơn vị sử dụng ngân sách; đồng thời thực hiện kiểm soát chi chặt chẽ hơn; góp phần tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong quản lý sử dụng ngân sách. Sở Tài chính tỉnh Bắc Kạn đã có các văn bản hướng dẫn cụ thể trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Tài chính, đồng thời để đảm bảo cho các Bộ, ngành, địa phương có kinh phí hoạt động bình thường không bị ảnh hưởng khi cơ quan quản lý nhà nước cấp trên chưa kịp giao dự toán.

*/Những hạn chế của cơ chế phân cấp quản lý ngân sách nhà nước của tỉnh

Bắc Kạn thời kỳ ổn định 2006 - 2010:

Do một số tồn tại của Luật ngân sách nhà nước (hiện nay Quốc hội cũng đang lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương để sửa đổi cho phự hợp với tình hình mới) nên việc phân cấp quản lý thu ngân sách tại địa phương chưa triệt để:

Trong khi bộ máy quản lý thu ngân sách (cơ quan thuế, hải quan) được quản lý theo ngành dọc, thì nhiệm vụ thu ngân sách lại được giao cho chính quyền địa phương. Tính tự chủ, tích cực trong công tác thu ngân sách bị hạn chế

Thu ngân sách của tỉnh đạt thấp, các khoản thu không ổn định, thu tiền sử dụng đất, thu khác chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu ngân sách.

Chưa phân cấp mạnh nguồn thu cho ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã, từ đó chưa thực sự tăng cường nguồn lực tại chỗ và chưa thực sự phát huy tính chủ động sáng tạo trong quản lý ngân sách của các cấp chính quyền địa phương đặc biệt là cấp xã.

Chưa hạn chế được việc phải nhận bổ sung từ ngân sách cấp trên:

Xem biểu 3.4 thấy rằng tất cả các huyện đều có khoản thu phải điều tiết cho ngân sách cấp tỉnh (cột ngân sách nhà nước lớn hơn cột ngân sách huyện xã).

Trong khi đó tại biểu 3.5: Tính chung cho tất cả các huyện, thị xã trong tỉnh thì số thu ngân sách huyện được hưởng trên tổng chi ngân sách huyện năm 2010 là 118.160/888.171 triệu đồng đạt khoảng 13%, tỷ lệ đạt quá thấp cho thấy khả năng tự cân đối của các địa phương trong tỉnh còn rất hạn chế. Để cân đối được thu chi thì tất cả các huyện đều phải nhận trợ cấp từ ngân sách cấp tỉnh. Điều này gây phức tạp trong việc hạch toán, nguồn thu nhỏ nhưng lại phải điều tiết cho nhiều cấp.

Có thể minh chứng cụ thể trường hợp của thị xã Bắc Kạn: Năm 2006, nếu toàn bộ số thu 34.100 triệu đồng phát sinh trên địa bàn mà ngân sách thị xã được hưởng 100% thì cơ bản số thu đó đáp ứng được nhiệm vụ chi (36.026 triệu đồng) khi đó khả năng tự cân đối của ngân sách không phải là 49% mà tăng lên là 34.100/36.026 triệu đồng bằng 94,65%, đồng thời không phải hạch toán cho nhiều cấp hưởng sẽ đơn giản hơn trong công tác kế toán và quản lý nguồn thu.

- Việc phân cấp nguồn thu và quy định tỷ lệ phần trăm phân chia nguồn thu giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương của tỉnh chưa thật sự tuân thủ

nguyên tắc phù hợp với đặc điểm kinh tế, địa lý, dân cư của từng vùng. HĐND tỉnh đã quy định chung tỷ lệ phân chia áp dụng cho tất cả các huyện, thị xã trong tỉnh và tất cả các xã trong toàn tỉnh mà trên thực tế thì từng huyện trong tỉnh và từng xã trong các huyện lại có những đặc điểm kinh tế xã hội rất khác nhau, có sự chênh lệch lớn về mọi mặt kinh tế - xã hội.

Cũng tại biểu số 3.5 có thể thấy rằng tỷ lệ khả năng tự cân đối của các huyện, thị xã trong tỉnh tương đối chênh lệch nhau: Cụ thể năm 2010 thị xã Bắc Kạn tỷ lệ này là 37% trong khi huyện Pác Nặm chỉ đạt khoảng 4%, các huyện Ba bể, Ngân Sơn 7%.

- Việc phân cấp nhiệm vụ chi đầu tư phát triển chưa thực sự mạnh mẽ, chưa thực hiện phân cấp nhiệm vụ chi đầu tư xây dựng các trường phổ thông quốc lập các cấp, điện chiếu sáng, cấp thoát nước, giao thông đô thị, vệ sinh đô thị và các công trình phúc lợi công cộng khác đối với thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Tại biểu số liệu 3.3 và phụ lục 3.4 có thể thấy rằng chi đầu tư phát triển vẫn chỉ tập trung ở ngân sách cấp tỉnh, ngân sách cấp huyện chỉ được phân cấp chi đầu tư phát triển từ nguồn thu để lại (thu tiền sử dụng đất) trong khi khoản thu này hàng năm không ổn định, không có tính chất lâu dài, chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi đầu tư phát triển:

Năm 2006, chi từ nguồn thu để lại là: 6.540 triệu đồng chiếm 1,79% trong tổng chi đầu tư phát triển.

Năm 2007, chi từ nguồn thu để lại là: 15.284 triệu đồng chiếm 3,47% trong tổng chi đầu tư phát triển.

Năm 2008: 28.829 triệu đồng chiếm 5,35% trong tổng chi đầu tư phát triển. Năm 2009: 93.417 triệu đồng chiếm 12,8 % trong tổng chi đầu tư phát triển. Năm 2010:111.171 triệu đồng chiếm 13,23% trong tổng chi đầu tư phát triển.

-Việc phân cấp chi ngân sách chưa đi đôi với các biện pháp nâng cao kỷ luật tổng thể ngân sách địa phương, tăng cường giám sát, kiểm tra, thanh tra việc quản lý sử dụng ngân sách địa phương.

Quy trình xây dựng và phân bổ dự toán ngân sách địa phương chưa thực sự công khai, minh bạch. Điều này dẫn tới còn tình trạng thất thoát, lãng phí nguồn lực nhà nước.

- Quá trình phân cấp ngân sách chưa đi đôi với việc nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ tại địa phương dẫn đến việc triển khai còn nhiều lúng túng, sai sót.

Nhìn chung việc thực hiện phân cấp chi ngân sách nhà nước trên địa bàn cơ bản đã theo đúng quy định của Luật ngân sách. Tuy nhiên nhiệm vụ chi của địa phương rất lớn so với nguồn thu, do vậy tỉnh không tự cân đối được ngân sách và tất cả các huyện, thị xã trong tỉnh cũng chưa thể cân đối được ngân sách cấp mình mà phải nhận trợ cấp của ngân sách cấp trên.

Năm 2010 đã kết thúc giai đoạn ổn định ngân sách 2006 - 2010, tuy cơ chế phân cấp thời kỳ này đã có những ưu điểm nhất định tạo ra sự chuyển biến tích cực trong kết quả thực hiện thu chi ngân sách, nhưng bên cạnh đó vẫn còn những bất cập, hạn chế đòi hỏi cần phải được sửa đổi, điều chỉnh cho phù hợp.

Một phần của tài liệu Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Thực trạng và giải pháp (Trang 64 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)