Kết quả thực hiện phân cấp nhiệm vụ chi:

Một phần của tài liệu Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Thực trạng và giải pháp (Trang 59 - 64)

- Được sự quan tâm của Chính phủ, các Bộ ngành Trung ương, giai đoạn 2006 - 2010 tỉnh được Trung ương cấp bổ sung ngoài dự toán đầu năm để thực hiện các nhiệm vụ, chế độ chính sách mới, chi thực hiện cải cách tiền lương và các khoản chi thường xuyên, ngoài ra Trung ương còn ứng trước dự toán và tạm ứng ngân sách cho tỉnh để thực hiện những nhiệm vụ, dự án quan trọng, cấp bách

của địa phương góp phần tăng thêm nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Được cấp uỷ, chính quyền các cấp trong tỉnh quan tâm, chỉ đạo thường xuyên, kịp thời trong công tác triển khai thực hiện các chế độ chính sách an sinh, xã hội, các chương trình mục tiêu quốc gia, công tác giải ngân, thanh toán vốn đầu tư XDCB; sự phối hợp tốt và kiểm tra đôn đốc thường xuyên của các ngành, các cấp trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ chi ngân sách; do đó, đã đẩy nhanh tiến độ thực hiện nhiệm vụ chi ngân sách của tỉnh.

- Việc phân cấp mạnh mẽ nhiệm vụ chi đối với các cấp ngân sách ở địa phương đã làm cho các chính sách, chế độ được thực hiện kịp thời, đúng đối tượng và hiệu quả hơn.

- Việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về biên chế và kinh phí quản lý hành chính đã nâng cao quyền hạn và trách nhiệm của các Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trong việc quản lý và sử dụng nguồn kinh phí, chất lượng và hiệu quả công việc ngày càng được nâng lên, thu nhập của cán bộ, công chức được tăng lên đáng kể.

Tuy nhiên:

- Việc quản lý phân bổ ngân sách còn trùng chéo giữa các đơn vị, phân cấp vốn đầu tư giữa các cấp ngân sách ở địa phương không rõ ràng dẫn đến việc quản lý điều hành ngân sách của tỉnh gặp không ít những khó khăn.

- Việc quản lý tài chính ở một số đơn vị còn yếu, công tác tổ chức quản lý tài chính không ổn định, do đó ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ chi NSNN.

- Một số đơn vị dự toán và chủ đầu tư chưa chấp hành nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo theo quy định làm ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo và công tác tham mưu, xử lý công việc của đơn vị chủ quản, cơ quan tài chính và các cấp có thẩm quyền.

- Do cơ chế chính sách về quản lý tài chính đầu tư chưa đồng bộ, thiếu các chế tài cụ thể; công tác đền bù giải phóng mặt bằng còn gặp nhiều khó khăn vướng mắc làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện nhiệm vụ chi ngân sách của tỉnh.

(Xem số liệu chi tiết biểu 3.3 và phụ lục 3.4)

Kết quả thực hiện chi ngân sách địa phương thời kỳ 2006 - 2010 như sau: Năm 2006, dự toán Hội đồng nhân dân tỉnh giao 914.309 triệu đồng, thực hiện cả năm đạt 1.316.106 triệu đồng, đạt 144% so với dự toán tỉnh giao.

Năm 2007, dự toán Hội đồng nhân dân tỉnh giao 1.079.421 triệu đồng, thực hiện cả năm đạt 1.627.910 triệu đồng, đạt 151% so với dự toán tỉnh giao.

Năm 2008, dự toán Hội đồng nhân dân tỉnh giao 1.282.515 triệu đồng thực hiện cả năm đạt 1.994.128 triệu đồng, đạt 155% so với dự toán tỉnh giao.

Năm 2009, dự toán Hội đồng nhân dân tỉnh giao 1.545.686 triệu đồng thực hiện cả năm đạt 2.605.023 triệu đồng, đạt 169% so với dự toán tỉnh giao.

Năm 2010, dự toán Hội đồng nhân dân tỉnh giao 1.905.751 triệu đồng thực hiện cả năm đạt 2.957.270 triệu đồng, đạt 155% so với dự toán tỉnh giao.

Một số khoản chi chủ yếu:

- Chi đầu tư phát triển: chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi ngân sách địa phương trung bình hàng năm chiếm khoảng hơn 27% tổng chi ngân sách địa phương.

Năm 2006, thực hiện 364.465 triệu đồng đạt 92% kế hoạch giao. Năm 2007, thực hiện 440.453 triệu đồng đạt 95% kế hoạch giao. Năm 2008, thực hiện 538.255 triệu đồng đạt 95% kế hoạch giao. Năm 2009, thực hiện 727.849 triệu đồng đạt 115% kế hoạch giao.

Năm 2010, thực hiện 839.829 triệu đồng đạt 123% kế hoạch giao. Tỷ lệ này đạt cao là do trong năm các chủ đầu tư đã chủ động hơn và thực hiện tương đối tốt quy định về thủ tục, hồ sơ thanh quyết toán với kho bạc nhà nước để thanh

toán cho các công trình được giao kế hoạch trong năm và quyết toán tạm ứng năm 2009 chuyển sang.

- Chi thường xuyên:

Năm 2006, thực hiện 547.341 triệu đồng đạt 112% kế hoạch giao. Năm 2007, thực hiện 721.047 triệu đồng đạt 124% kế hoạch giao. Năm 2008, thực hiện 857.691 triệu đồng đạt 128% kế hoạch giao. Năm 2009, thực hiện 1.160.976 triệu đồng đạt 133% kế hoạch giao. Năm 2010, thực hiện 1.438.510 triệu đồng đạt 124% kế hoạch giao.

Có thể thấy rằng chi thường xuyên tăng nhanh về số tuyệt đối hàng năm là do thực hiện chế độ cải cách tiền lương, thực hiện chế độ khoán kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước và giao quyền tự chủ về tài chính cho các đơn vị sự nghiệp nên các đơn vị chủ động hơn trong việc quản lý, sử dụng kinh phí được giao.

Trong chi thường xuyên, một số lĩnh vực chi chiếm tỷ trọng lớn: chi sự nghiệp giáo dục đào tạo, chi quản lý hành chính, chi sự nghiệp kinh tế, đảm bảo xã hội, sự nghiệp y tế.

Chi sự nghiệp giáo dục đào tạo trung bình hàng năm chiếm 38,48% tổng chi thường xuyên.

Chi quản lý hành chính trung bình hàng năm chiếm 25,96% tổng chi thường xuyên.

Tỉnh đã thực hiện phân cấp tương đối mạnh nhiệm vụ chi sự nghiệp giáo dục đào tạo, chi sự nghiệp kinh tế, đảm bảo xã hội, sự nghiệp y tế cho ngân sách cấp huyện:

Năm 2006, chi sự nghiệp giáo dục đào tạo của ngân sách cấp huyện là 138.321 triệu đồng chiếm 75,8% tổng chi sự nghiệp giáo dục đào tạo toàn tỉnh. Sự nghiệp kinh tế là 45.486 triệu đồng chiếm 54,8% tổng chi sự nghiệp kinh tế toàn tỉnh. Sự nghiệp y tế là 20.788 triệu đồng chiếm 51,8% tổng chi sự nghiệp y

tế toàn tỉnh. Chi quản lý hành chính là 46.197 triệu đồng chiếm 29,5% tổng chi quản lý hành chính toàn tỉnh.

Năm 2007, chi sự nghiệp giáo dục đào tạo của ngân sách cấp huyện là 217.401 triệu đồng chiếm 75,3% tổng chi sự nghiệp giáo dục đào tạo toàn tỉnh. Sự nghiệp kinh tế là 49.367 triệu đồng chiếm 56,7% tổng chi sự nghiệp kinh tế toàn tỉnh. Sự nghiệp y tế là 35.131 triệu đồng chiếm 46% tổng chi sự nghiệp y tế toàn tỉnh. Chi quản lý hành chính là 55.823 triệu đồng chiếm 28,9% tổng chi quản lý hành chính toàn tỉnh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm 2008, chi sự nghiệp giáo dục đào tạo của ngân sách cấp huyện là 245.224 triệu đồng chiếm 74,4% tổng chi sự nghiệp giáo dục đào tạo toàn tỉnh. Sự nghiệp kinh tế là 54.344 triệu đồng chiếm 50,8% tổng chi sự nghiệp kinh tế toàn tỉnh. Sự nghiệp y tế là 16.422 triệu đồng chiếm 17% tổng chi sự nghiệp y tế toàn tỉnh. Chi quản lý hành chính là 57.731 triệu đồng chiếm 25,2% tổng chi quản lý hành chính toàn tỉnh.

Năm 2009, chi sự nghiệp giáo dục đào tạo của ngân sách cấp huyện là 408.735 triệu đồng chiếm 80,8% tổng chi sự nghiệp giáo dục đào tạo toàn tỉnh. Sự nghiệp kinh tế là 37.329 triệu đồng chiếm 34,9% tổng chi sự nghiệp kinh tế toàn tỉnh. Sự nghiệp y tế là 21.124 triệu đồng chiếm 14,1% tổng chi sự nghiệp y tế toàn tỉnh. Chi quản lý hành chính là 70.691 triệu đồng chiếm 26,8% tổng chi quản lý hành chính toàn tỉnh.

Năm 2010, chi sự nghiệp giáo dục đào tạo của ngân sách cấp huyện là 390.523 triệu đồng chiếm 73,5% tổng chi sự nghiệp giáo dục đào tạo toàn tỉnh. Sự nghiệp kinh tế là 84,027 triệu đồng chiếm 46,8% tổng chi sự nghiệp kinh tế toàn tỉnh. Chi quản lý hành chính là 99.610 triệu đồng chiếm 27,7% tổng chi quản lý hành chính toàn tỉnh.

Một phần của tài liệu Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Thực trạng và giải pháp (Trang 59 - 64)