Kỹ thuật thu thập số liệu

Một phần của tài liệu Kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường Týp 2 tại bệnh viện đa khoa huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên (Trang 40 - 46)

Tất cả các đối tƣợng nghiên cứu khi đi khám định kỳ đƣợc khám lâm sàng, làm các xét nghiệm cần thiết và phỏng vấn khai thác kỹ các yếu tố liên quan đến bệnh theo mẫu bệnh án đã đƣợc chuẩn bị trƣớc. Các kết quả đƣợc ghi vào phiếu bệnh án nghiên cứu thống nhất.

2.5.1. Khám lâm sàng

* Đo huyết áp: sử dụng ống nghe và huyết áp kế đồng hồ Nhật Bản. Đo huyết áp theo phƣơng pháp Korotkoft.

Cách đo: buổi sáng khi bệnh nhân đến khám bệnh, bệnh nhân không sử dụng các chất ảnh hƣởng đến huyết áp nhƣ bia, rƣợu, cà phê, thuốc lá… Bệnh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nhân đƣợc nghỉ ít nhất 5 phút trƣớc khi đo. Đo ở tƣ thế ngồi, cởi bỏ áo chật, cánh tay để tựa trên bàn ngang mức tim, thả lỏng tay và không nói chuyện trong khi đo. Quấn băng huyết áp sao cho mép dƣới băng trên lằn khuỷu 3cm. Sau khi áp lực hơi trong băng quấn làm mất mạch quay, bơm hơi lên thêm 30mmHg nữa rồi xả từ từ 2mmHg/giây. Sử dụng âm thanh pha I và pha V của Korotkoft để xác định huyết áp.

Phân loại tăng huyết áp theo JNC VI - 1997.

Bảng 2.1. Bảng phân loại tăng huyết áp theo JNC VI - 1997

Mức độ Huyết áp tâm thu (mmHg) Huyết áp tâm trƣơng (mmHg)

Bình thƣờng < 130 < 85 Bình thƣờng cao 130 – 139 85 – 89 Tăng huyết áp: Độ I Độ II Độ III 140 - 159 160 -169 > 170 90 - 99 100-110 >110 * Tính chỉ số khối cơ thể:

- Cân bệnh nhân: Sử dụng bàn cân Trung Quốc có thƣớc đo chiều cao. Bệnh nhân chỉ mặc một bộ quần áo mỏng, không đi giầy dép, không đội mũ. Kết quả đƣợc ghi bằng kg, sai số không quá 100g.

- Đo chiều cao: Đƣợc đo bằng thƣớc đo chiều cao gắn liền với cân. Bệnh nhân đứng thẳng đứng, 2 gót chân sát mặt sau của bàn cân, đầu thẳng, mắt nhìn thẳng. Kéo thƣớc đo thẳng đứng đến hết tầm, sau đó kéo từ từ xuống đến khi chạm đứng đỉnh đầu, đọc kết quả trên vạch thƣớc đo. Kết quả tính bằng mét (m) và sai số không quá 0,5 cm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Cân nặng (kg) BMI =

Chiều cao2 (m)

- Thể trạng bệnh nhân đƣợc phân loại theo bảng phân loại mức độ BMI của WHO năm 2000 áp dụng cho vùng Châu Á-Thái Bình Dƣơng.

Bảng 2.2. Phân loại thể trạng theo chỉ số khối cơ thể áp dụng cho ngƣời châu Á [1]

Thể trạng BMI Gầy <18,5 Bình thƣờng 18,5 - 22,9 Béo: Thừa cân Béo độ 1 Béo độ 2 ≥ 23 23 - 24,9 25 - 29,9 ≥ 30

* Đánh giá chỉ số béo trung tâm theo chỉ số bụng/mông

- Đo vòng bụng, vòng mông: Sử dụng thƣớc dây mềm, không co giãn. Bệnh nhân đứng thẳng, hai chân cách nhau khoảng 10 cm. Đo khi bệnh nhân thở ra nhẹ, tránh co cơ.

+ Vòng bụng: Đo ngang rốn và điểm cong nhất của cột sống thắt lƣng. + Vòng mông: Đo ngang qua 2 điểm nhô của hai mấu chuyển lớn. - Tính chỉ số bụng/mông (WHR-Waist Hips Ratio):

Vòng bụng (cm) WHR =

Vòng mông (cm)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Xác định chỉ số WHR bệnh lý theo tiêu chuẩn ở nam giới ≥ 0,9; ở nữ giới ≥ 0,8.

* Chẩn đoán một số biến chứng:

- Biến chứng tim mạch: Xác định thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim, đƣợc chẩn đoán bằng thực tế lâm sàng và điện tim đồ thực hiện trên máy NIHONKOHDEN do Nhật Bản sản xuất năm 2008.

+ Thiếu máu cơ tim: Bệnh nhân đau ngực thƣờng xuyên hoặc không thƣờng xuyên. Điện tim đồ có hình ảnh tổn thƣơng cơ tim: Đoạn ST chênh, T dƣơng cao đối xứng hoặc T dẹt/ âm.

+ Nhồi máu cơ tim: Bệnh nhân đau ngực, khó thở hoặc không có triệu chứng. Điện tâm đồ có thể có dạng QS, ST chênh, sóng vòm Pardee.

+ Xác định tăng huyết áp dựa vào kết quả đo huyết áp và phân loại theo JNC VI.

- Biến chứng thận: Chẩn đoán dựa vào triệu chứng lâm sàng biểu hiện đau mỏi thắt lƣng,đái đỏ, đái đục…, kết quả xét nghiệm tăng creatinin máu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Biến chứng thần kinh: Xác định bằng khám lâm sàng, biểu hiện bằng tê bì, giảm cảm giác nông của bệnh nhân.

- Biến chứng mắt: Đƣợc chẩn đoán bằng khám mắt, đo thị lực, soi đáy mắt do bác sỹ chuyên khoa thực hiện trên kính sinh hiển vi APPASAMY- ASSOCIATES do Ấn Độ sản xuất năm 2010. Thấy tổn thƣơng mắt:

+ Đục thủy tinh thể, viêm màng bồ đào tăng nhãn áp…

+ Biểu hiện soi đáy mắt thấy tổn thƣơng : giãn các mạch máu nhỏ, các phình mạch, xuất huyết, phù nề võng mạc, phù hoàng điểm, xuất huyết dịch kính, bong võng mạc co kéo….

- Biến chứng răng lợi: Chẩn đoán dựa vào lâm sàng biểu hiện : Viêm lợi, viêm quanh răng, viêm quanh cuống….

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Dấu hiệu hạ đƣờng huyết :

+ Lâm sàng : biểu hiện triệu chứng vã mồi hôi, run tay nặng hơn biểu hiện lơ mơ, ngủ gà, hôn mê....

+ Xét nghiệm : Glucose máu < 3,3mmol/l. * Xác định cách sử dụng thuốc hạ glucose máu:

- Đơn trị liệu: Bệnh nhân đƣợc sử dụng một thuốc uống hạ glucose máu (nhóm Sulfonylurea hoặc nhóm Biguanid).

- Phối hợp thuốc: Bệnh nhân đƣợc sử dụng phối hợp ít nhất hai thuốc uống hạ glucose máu.

* Thuốc điều trị trong nghiên cứu:

- Gliclazide 80mg của hãng Hawon Hàn Quốc. - Metformin 500mg của Công ty Dƣợc Hậu Giang.

Bệnh nhân đƣợc sử dụng Gliclazide 80mg liều 1- 4 viên/ngày uống chia 2 lần trƣớc bữa ăn sáng và tối.

Hoặc bệnh nhân dùng Metformin 500mg, 2 viên/ngày uống chia 2 lần ngay sau ăn.

Hoặc dùng phối hợp cả hai loại thuốc trên.

Thuốc phối hợp kèm theo khi bệnh nhân có triệu chứng tăng huyết áp hoặc rối loạn chuyển hóa lipid.

Trong quá trình điều trị, bệnh nhân đƣợc theo dõi lâm sàng, làm các xét nghiệm theo yêu cầu nghiên cứu.

* Xác định một số thói quen:

- Thói quen chế độ ăn: Thƣờng xuyên ăn kiêng có thày thuốc hƣớng dẫn ≥ 5 ngày mỗi tuần, ăn nhiều rau quả. Hoặc không thực hiện chế độ ăn kiêng, ăn theo nhu cầu, thích ăn nhiều dầu mỡ, ăn mặn, ăn ngọt cả tuần liên tục, ăn hàng ngày đều đặn liên tục(từ 4-7 ngày/tuần)[ Trich dẫn từ 5] .

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Thói quen uống rƣợu: Đƣợc coi là uống nhiều khi uống mỗi ngày ≥ 50ml và ≥ 5 ngày mỗi tuần.

- Thói quen hút thuốc lá: Là ngƣời hút thuốc lá thƣờng xuyên ≥ 10 điếu mỗi ngày.

- Thói quen tập thể dục thể thao: Tập thể dục là đi bộ, tập thể dục buổi sáng. Tập thể thao là tham gia các môn thể thao nhƣ cầu lông, bóng bàn, bóng chuyền, đi xe đạp.

2.5.2. Cận lâm sàng

- Các xét nghiệm sinh hóa máu đƣợc tiến hành trên máy A.25 Biosystem tại khoa Xét nghiệm Bệnh viện Đa khoa huyện Đại Từ. Xét nghiệm HbA1C đƣợc thực hiện trên máy phân tích tự động AU 640 tại Bệnh viện Đa khoa Trung ƣơng Thái Nguyên.

+ Xét nghiệm glucose máu lúc đói, AST, ALT, creatinin máu bằng phƣơng pháp enzym glucooxydase.

+ Xét nghiệm lipid máu bằng phƣơng pháp đo quang. - Cách lấy máu làm xét nghiệm:

Máu: Bệnh nhân đƣợc lấy 5ml máu tĩnh mạch vào buổi sáng lúc đói, không chống đông 3ml dùng ly tâm lấy huyết thanh để định lƣợng glucose, lipid, creatinin, hoạt độ AST, ALT trong huyết thanh.

Máu toàn phần để lại 2ml, không dùng chống đông, đậy nắp để vào giá có bọc kín, bảo quản lạnh đúng tiêu chuẩn 2- 4 độ trong bình tích lạnh của chƣơng trình tiêm chủng mở rộng và bệnh viện dùng để bảo quản máu khi đi lấy về truyền cho bệnh nhân tại bệnh viện, có chứa đồng hồ theo dõi nhiệt độ, vận chuyển xuống khoa sinh hóa Bệnh viện Đa khoa Trung ƣơng Thái Nguyên (không để mẫu quá 12h), xét nghiệm xác định hàm lƣợng HbA1C.(bình lạnh, đồng hồ theo dõi nhiệt độ và hợp đồng xét nghiệm đƣợc chuẩn bị trƣớc ). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.5.3 Tiêu chuẩn đánh giá kết quả điều trị:

Bảng 2.3. Tiêu chuẩn đánh giá kết quả điều trị của ngƣời bệnh ĐTĐ theo WHO (2002) và khuyến cáo của Hội nội tiết-ĐTĐ 2009 [29]

Đánh giá

Chỉ số Tốt Trung bình Kém

HbA1C (%) < 6,5 6,5-7,5 > 7,5

Glucose máu lúc đói (mmol/l) 4,4 - 6,1 6,2-7,0 > 7

Huyết áp (mmHg) < 130/80 130/80 -140/90 > 140/90 BMI (kg/m2) 18,5-23 18,5-23 ≥ 23 Cholesterol TP (mmol/l) < 4,5 4,5-≤5,2 > 5,3 Triglycerid (mmol/l) 1,5 1,5-≤2,2 > 2,2 HDL-C (mmol/l) > 1,1 ≥ 0,9 < 0,9 LDL-C (mmol/l) < 2,5 2,5-3,4 ≥ 3,4

Một phần của tài liệu Kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường Týp 2 tại bệnh viện đa khoa huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên (Trang 40 - 46)