Đối với các phòng thử nghiệm áp dụng tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2005, các phƣơng pháp đƣợc áp dụng cho một dạng mẫu thử đều phải thực hiện việc định trị phƣơng pháp thử.
Định trị phƣơng pháp thử là quá trình khẳng định bằng kiểm tra và cung cấp bằng chứng khách quan về các yêu cầu cho việc sử dụng phƣơng pháp thử cụ thể trên nền mẫu cụ thể đã đƣợc thực hiện.
Các yếu tố quan trọng cần thực hiện khi định trị một phƣơng pháp thử nhƣ sau:
- Khoảng tuyến tính. - LOD, LOQ.
- Hiệu suất thu hồi - Độ chệch.
- Độ chụm.
- Độ không đảm bảo đo.
Sau đây sẽ trình bày cách thực hiện khảo sát các yếu tố này.
3.2.4.1 Khoảng tuyến tính:
Chuyển dung dịch chuẩn của các nguyên tố từ nồng độ thấp đến cao vào plasma, ghi nhận cƣờng độ peak của dung dịch, sau đó xây dựng mối tƣơng quan giữa nồng độ và cƣờng độ peak đã ghi nhận.
3.2.4.2 LOD, LOQ:
Xác định hàm lƣợng các kim loại khảo sát trong 20 mẫu độc lập có nồng độ các nguyên tố nhƣ matrix 2 (phần 3.2.2.2). Dựa vào kết quả trung bình Mean (mg/kg) và độ lệch chuẩn SD của các kết quả này để tính toán LOD, LOQ theo công thức sau:
LOD (mg/kg) = Mean + 3*SD. LOQ (mg/kg) = Mean + 10*SD.
3.2.4.3 Hiệu suất thu hồi:
Thực hiện thêm dung dịch chuẩn của các nguyên tố khảo sát vào mẫu biết trƣớc hàm lƣợng với các mức nồng độ miêu tả trong bảng 3.5.
Thực hiện phân hủy mẫu theo chƣơng trình chiết tối ƣu tại phần 3.2.3.3. Sau đó xác định hàm lƣợng các kim loại và tính toán hiệu suất thu hồi.
Tính toán hiệu suất thu hồi:
Trong đó: Rec: hiệu suất thu hồi (%)
Xx: hàm lƣợng kim loại trong mẫu (mg/kg).
Xb: hàm lƣợng kim loại trong mẫu Blank (mg/kg). Xsp: hàm lƣợng kim loại thêm vào mẫu Blank (mg/kg).
3.2.4.4 Độ đúng của phƣơng pháp:
Độ đúng thể hiện sự sai lệch giữa giá trị trung bình của một loạt kết quả đo so với giá trị qui chiếu chấp nhận. Thông thƣờng độ đúng đƣợc biểu diễn thông qua độ chệch (bias).
Độ chệch thu đƣợc từ sự chênh lệch giữa hiệu suất thu hồi trong phần khảo sát 3.2.4.3 và giá trị qui chiếu chấp nhận (giá trị qui chiếu xem nhƣ 100%).
3.2.4.5 Độ chụm của phƣơng pháp:
Độ chụm của một phƣơng pháp thể hiện mức độ phân tán giữa các kết quả thử nghiệm độc lập trên một mẫu. Độ chụm thƣờng đƣợc biểu diễn qua hai thành phần là độ lặp lại và độ tái lập.
Bảng 3.5: Hàm lƣợng các nguyên tố thêm vào mẫu khảo sát.
Nguyên tố Hàm lƣợng (mg/kg) Mức 1 Mức 2 Mức 3 As 3.75 12.5 25.0 Cd 1.88 6.25 12.5 Cr 3.75 12.5 25.0 Cu 3.75 12.5 25.0 Ni 3.75 12.5 25.0 Pb 3.75 12.5 25.0 Zn 3.75 12.5 25.0
Thực hiện thêm chuẩn nhƣ phần 3.2.4.3 với hai kĩ thuật viên khác nhau. Dùng hàm thống kê anova để xử lý kết quả thu đƣợc.
3.2.4.6 Độ không đảm bảo đo của phƣơng pháp:
Độ không đảm bảo đo uc đƣợc tính từ độ chệch (bias) và độ tái lập nội bộ phòng thử nghiệm (Rw) theo công thức sau:
Độ không đảm bảo đo mở rộng U đƣợc tính theo biểu thức dƣới đây: U = k*uc , với k=2, độ tin cậy 95%
(a)
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ - THẢO LUẬN