Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của việc thực hiện một số dự án theo quy hoạch sử dụng đất đến giá đất trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 57 - 62)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội

4.1.4.1. Giao thông

Hệ thống giao thông vận tải tỉnh Hưng Yên gồm 3 loại: Đường bộ, đường sông, và đường sắt. Trong đó:

a) Đường bộ: đường bộ dài 6133 km (trong đó QL dài 85km; Tỉnh lộ

dài 191km; huyện lộ dài 341km; đường đô thị và khu CN dài 52km; đường GTNT 5464 km).

Quốc lộ: Gồm 3 tuyến

- QL5: Qua địa phận Hưng Yên dài 22,5 km, mặt đường thảm bê tông nhựa rộng 23m, nền đường rộng 25m, gồm 4 làn xe, tải trọng H30-XB80. Là tuyến nối Hà Nội - Hải Phòng, qua địa phận Hưng Yên tại km 11+335 - km33+690. Hiện nay Chính phủ đã giao cho VIDIFI làm chủ đầu tư dự án đường cao tốc Hà Nội – Hải phòng, hiện nay chủ đầu tư đang phối hợp với các địa phương đẩy nhanh tiến độ GPMB và đang thi công tuyến đường này.

- QL39: Qua địa phận Hưng Yên dài 43 km, mặt đường thảm bê tông nhựa rộng 11m, nền đường rộng 12m, trọng tải đường H30, tải trọng cầu H13. Là tuyến đường nối Hưng Yên - Thái Bình, và là đường lưu thông các tỉnh phía Nam lên phía Bắc, sang Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh.

- QL38: Đã thi công xong, đoạn qua địa phận Hưng Yên dài 20km nối QL1 - cầu Yên Lệnh - QL5, mặt đường thảm bê tông nhựa rộng 7-9m, nền đường rộng 9-12m.

Đường tỉnh: Hưng Yên có 10 tuyến đường tỉnh (gồm TL 38B; TL 195;

TL 199; TL 200; TL 205; TL 205 C; TL 206; TL 196; TL 204; TL 209), trong đó có những tuyến quan trọng sau:

- Tỉnh lộ 195: Dài 70 km, từ dốc Xuân Quan - La Tiến, Phù Cừ, chạy trên mặt đê sông Hồng, mặt đường láng nhựa rộng 3,5 - 5,5m, nền rộng 4,5 -

7,5m. Hiện nay đang triển khai mở rộng toàn tuyến theo chương trình hỗ trợ của Chính phủ.

- Tỉnh lộ 200: Dài 37,5 km, từ Quốc lộ 5 - cầu Triều Dương, đi qua trung tâm 3 huyện Yên Mỹ, Ân Thi, Tiên Lữ. Mặt đường bê tông nhựa rộng 11m, nền đường rộng 14m. Hiện đang thi công dự án mở rộng toàn tuyến đường theo qui hoạch, khả năng sẽ hoàn thành toàn tuyến vào năm 2012.

- Tỉnh lộ 205: Dài gần 40km, từ Văn Giang - Ân Thi, đi qua trung tâm 3 huyện Văn Giang, Khoái Châu, Kim Động.

Tỉnh lộ 205 cùng với TL 200, TL 195 là 3 tuyến dọc tỉnh, nối giữa trung tâm 6 huyện và nối với Ql 39 và QL5.

- Tỉnh lộ 39B: Dài 17km, từ chợ Gạo - Cầu Tràng, nối liền Hưng Yên - Hải Dương và là tuyến đường chính đi các tỉnh phía đông: Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh. Hiện đã thi công cơ bản xong bằng nguồn vốn đầu tư của WB, với qui mô đường cấp III đồng bằng góp phần quan trọng cho việc phát triển kinh tế của địa phương.

- Tỉnh lộ 199: Dài gần 15km, từ thị trấn Bần - Từ Hồ - km12+200 QL39. Mặt đường láng nhựa rộng 5,5m, nền đường rộng 7,5m. Tuyến nối Ql5 với QL 39, điểm giữa là thị tứ Từ Hồ.

Tỉnh lộ 199, TL 206 là 3 tuyến đường ngang nối với các vùng dân cư đông đúc với các tuyến tỉnh lộ khác tạo thành một mạng lưới giao thông liên hoàn và rải đều cho các vùng trong tỉnh.

b) Đường sông

Sông do TW quản lý

- Sông Hồng: Đoạn đi qua địa phận Hưng Yên dài 64km, từ Xuân Quan đến Phương Trà là sông cấp 2, luồng lạch trên sông khá ổn đinh, đảm bảo độ sâu 2-3m.

- Sông Luộc: Đoạn qua địa phận Hưng Yên dài 28 km, từ ngã ba Phương Trà đến Nguyên Hoà. Là sông cấp 3, luồng lạch trên sông khá ổn định, đảm bảo độ sâu từ 1,5 - 2m.

Sông do địa phương quản lý

- Sông đào Bắc – Hưng - Hải: Dài 62km từ Bát Tràng-Sặt, qua Hải Dương và nhập vào sông Thái Bình. Đoạn qua địa phận Hưng Yên dài 34 km (Xuân Quan-Cống Tranh). Sông rộng trung bình 40-50m, sâu trung bình 1,8- 2m, xà lan trọng tải 150 tấn đi lại được.

- Sông Cửu Yên: Dài 60km từ đập Giàn - sông Luộc, đoạn đi qua địa phận Hưng Yên dài 23km (Đập Giàn - Ngã 3 pháo đài). Chiều rộng lòng sông 30-40m, sâu 1,8-2. Xà lan 150 tấn đi được lên cầu Thi, đoạn cầu Thi - cầu Ngàng xà lan 50 tấn đi được.

- Sông Chanh: Dài 27km, từ cống Tranh - cống Vàng, chạy dọc theo ranh giới 2 tỉnh Hưng Yên và Hải Dương, nối liền sông Sách và sông Cửu Yên. Sông rộng trung bình 50m, sâu 1,8-2m. Các phương tiện có trọng tải 150 tấn đi lại được.

- Sông Điện Biên: dài 22km, từ Lực Điền - Thị xã Hưng Yên, sông rộng trung bình 20m, sâu 1,2-1,5m. Hiện nay đang chuẩn bị cải tạo, nâng cấp và mở rộng toàn tuyến sông này theo chương trình hỗ trợ của Chính phủ.

- Sông Tam Đô: Dài 7km, nối từ cống Bùn (sông Sặt) chạy ra sông Chanh tại Tam Độ. Sông rộng trung bình 50m, sâu 1-1,5m. Các phương tiện có tải trọng 70 tấn đi lại được.

c) Đường sắt

- Tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng đoạn qua địa phận Hưng Yên dài 17km, khổ đường 1m, tải trọng trục trên tuyến 12,5 tấn/trục, sử dụng tà vẹt bê tông 2 khối, ray P43 và P38. Có 2 ga trên tuyến là Lạc Đạo và Tuần Lương.

4.1.4.2. Thuỷ lợi

Hệ thống thuỷ lợi nội đồng khá hoàn chỉnh, đáp ứng có hiệu quả nhu cầu sản xuất nông nghiệp, toàn tỉnh đã xây dựng được 415 trạm bơm; trong đó Công ty khai thác công trình thuỷ lợi (KTCTTL) các huyện quản lý 139 trạm bơm với 582 máy bơm các loại từ 1.500m3/h đến 2.500 m3/h.

Cống Xuân Quan qua Báo Đáp cấp nước vào sông Kim Sơn, Cửu An, Điện Biên, tây Kẻ Sặt thuộc hệ thống Bắc - Hưng - Hải nối với các trung tâm thuỷ nông và một hệ thống kênh mương từ cấp 1 đến cấp 3, dài 3.515 km, trong đó : Kênh tưới dài 1.961 km; kênh tiêu dài 1.554 km; chưa kể đến kênh cấp 4 chân rết do địa phương quản lý. Cầu cống các loại 6.235 chiếc, trong đó 714 cầu có khẩu độ lớn hơn hoặc bằng 4,0 m và 5.121 cầu cống vừa và nhỏ. Sông trục Bắc - Hưng - Hải cửa vào là cống Xuân Quan, cửa ra là cống Cầu Xe, An Thổ và các trung tâm thuỷ nông trong tỉnh đã được kiểm nghiệm thông qua quản lý khai thác nhiều năm, thể hiện tính hợp lý trong việc cung cấp nước tưới và chuyển nước tiêu ra khỏi hệ thống.

4.1.4.3. Giáo dục đào tạo

Sự nghiệp giáo dục và đào tạo luôn được củng cố, phát triển cả về số lượng, chất lượng, một hệ thống trường lớp ổn định với đủ các cấp học, ngành học. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ giáo dục được quan tâm, xây mới gần 800 phòng học, nâng tỷ lệ phòng kiên cố cao tầng bậc mầm non đạt 40,8%, bậc phổ thông đạt 78,5%. Hiện tại 100% số xã trong tỉnh đều có 1 trường phổ thông trung học cơ sở; 1 trường tiểu học và 1 trường mầm non. Mỗi huyện có từ 1-3 trường phổ thông trung học, 1 trung tâm giáo dục thường xuyên. Tiếp tục phát triển, từng bước chuẩn hoá, hiện đại hoá, đa dạng hoá và xã hội hoá giáo dục. Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn tăng. Chất lượng giáo dục được nâng lên, tỷ lệ huy động học sinh mầm non 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%, hàng năm tỷ lệ học sinh tôt nghiệp các cấp đạt trên 95%, đỗ đại học và cao

đẳng 23,2%, học sinh giỏi đạt giải quốc gia tăng hàng năm. Hoàn thành phổ cập trung học cơ sở vào năm 2001, triển khai tích cực phổ cập bậc trung học. Thực hiện tốt việc quy hoạch phát triển giáo dục, thành lập mới 9 trường trung học phổ thông và một số trường trung học chuyên nghiệp, dạy nghề ngoài công lập, có 2 trường được nâng lên đại học và cao đẳng, đa số các xã có trung tâm học tập cộng đồng. Khuyến học được đẩy mạnh, mặt bằng dân trí và chất lượng nguồn nhân lực được nâng lên. Hưng Yên là một trong 7 tỉnh được nhận cờ đơn vị dẫn đầu toàn quốc về giáo dục, đào tạo.

4.1.4.4. Y tế

Sự nghiệp y tế trên địa bàn tỉnh, huyện đã được tăng cường cả về cơ sở vật chất cũng như chất lượng khám chữa bệnh do nhân dân, thực hiện tốt các công tác phòng chống dịch. Cơ sở y tế các tuyến được đầu tư cải tạo, hiện đại hoá một số trang thiết bị phục vụ khám chữa bệnh; coi trọng chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân, tích cực phòng chống các bệnh xã hội, xoá xong mù loà do đục thuỷ tinh thể cho đối tượng chính sách và người nghèo, giảm tỷ lệ bệnh nhân phải chuyển tuyến trên bình quân 2,5%/năm. Chủ động phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời có hiệu quả các dịch bệnh không để gây hậu quả nghiêm trọng, tiêm chủng mở rộng cho trẻ em được chú trọng đạt kết quả cao. Việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề và y đức của đội ngũ thầy thuốc được quan tâm. Khám chữa bệnh cho người có thể bảo hiểm y tế được bảo đảm, 100% trạm xá xã có bác sỹ, 40% xã đạt chuẩn quốc gia về y tế. Quản lý nhà nước về y dược tư nhân được tăng cường.

4.1.4.5. Quốc phòng, an ninh

Quốc phòng, an ninh được giữ vững và tăng cường củng cố; cấp uỷ, chính quyền các cấp thường xuyên giữ vai trò lãnh đạo, chỉ đạo đối với lực lượng vũ trang; tổ chức quán triệt và thực hiện nghiêm túc các nghị quyết của

Trung ương và Bộ chính trị về chiến lược an ninh quốc gia, chiến lược bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới.

Chính trị và an ninh nông thôn, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, ổn định. Nắm bắt, giải quyết kịp thời các vụ việc phức tạp, nhất là ở địa bàn nông thôn, khu công nghiệp và khu giáp gianh hạn chế diễn biến xấu xẩy ra. Đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả các hoạt động chống phá của các thế lực thù địch và bọn tội phạm; kiềm chế tai nạn, tệ nan xã hội; an ninh chính trị, an ninh kinh tế, an ninh văn hoá-tư tưởng luôn được đảm bảo. Phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc được duy trì, có nhiều nét tích cực mới.

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của việc thực hiện một số dự án theo quy hoạch sử dụng đất đến giá đất trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w