4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1.2. Các nguồn tài nguyên
4.1.2.1. Tài nguyên đất
Nguồn tài nguyên thiên nhiên của tỉnh Hưng Yên chủ yếu là đất nông nghiệp, đặc biệt là đất trồng lúa và cây công nghiệp ngắn ngày khá phong phú là yếu tố quan trọng cho phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.
Theo kết quả tổng kiểm kê đất đai năm 2010, tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 92.602,89 ha, trong đó: Đất dùng vào mục đích nông nghiệp có 58.754,39 ha, chiếm 63,44% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh, gồm :
+ Đất trồng cây hàng năm là 47.695,27 ha (chiếm 81,17% đất nông nghiệp);
+ Đất trồng cây lâu năm là 5.948,52 ha;
+ Đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là 4.896,95 ha; + Đất nông nghiệp khác là 213,65 ha.
- Đất phi nông nghiệp có 33.391,18 ha, chiếm 30,06% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh;
- Đất chưa sử dụng có 457,32 ha, chiếm 0,49% diện tích tự nhiên.
Kết quả điều tra theo Chỉ thị 299/TTg năm 1985 cho thấy: Nguồn gốc hình thành các loại đất, sự chia cắt bởi các sông ngòi tự nhiên và giao thông,
do đó đất trồng cây hàng năm của tỉnh được chia ra thành 3 vùng:
+ Vùng phù sa ngoài đê được bồi hàng năm, không chua, cát, cát pha, thịt nhẹ, màu nâu tươi của hệ thống sông Hồng, sông Luộc có diện tích 4.471 ha, chiếm 7,83% so với đất trồng cây hàng năm của tỉnh, nằm tại các huyện: Văn Giang, Khoái Châu, Kim Động, Tiên Lữ, Phù Cừ và TP. Hưng Yên.
+ Vùng phù sa không được bồi, màu nâu tươi, thành phần cơ giới thịt trung bình đến thịt nhẹ nằm trong đê sông Hồng, sông Luộc có diện tích là 37.084 ha, chiếm 64,95% so với đất trồng cây hàng năm của tỉnh, nằm tại các huyện, thành phố : Văn Giang, Khoái Châu, Yên Mỹ, Tiên Lữ, Hưng Yên và một số diện tích nằm tại huyện Văn Lâm.
+ Vùng phù sa không được bồi, màu nâu nhạt, xám vàng, chua, thành phần cơ giới từ trung bình đến thịt nặng của hệ thống sông Thái Bình có diện tích là 15.519 ha, chiếm 27,22% so với đất trồng cây hàng năm của tỉnh, nằm tại các huyện Văn Lâm, Mỹ Hào, Ân Thi, Phù Cừ.
* Theo kết quả phân hạng đất trồng cây hàng năm, tỉnh Hưng Yên có 6 hạng phân thành 2 nhóm đất chính:
- Đất tốt từ hạng I đến hạng IV có 45.168 ha, chiếm 79,13% so với đất trồng cây hàng năm, trong đó:
+ Hạng I là 9.645 ha, nằm tại các vị trí ven khu dân cư, đất phù sa sông Hồng được bồi hàng năm, địa hình cao, thích hợp với nhiều loại cây trồng, cho năng suất cao;
+ Hạng II là 7.648 ha, nằm tại vị trí có địa hình vàn, vàn cao, thích hợp với nhiều loại cây trồng;
+ Hạng III là 17.039 ha, nằm tại các vị trí có địa hình vàn, trung bình, thích hợp với một số loại cây trồng nhất là lúa, rau, màu ngắn ngày;
+ Hạng IV là 10.827 ha, nằm tại các vị trí có địa hình trung bình và vàn, thích hợp với một số loại cây trồng như lúa, ngô, rau, màu.
- Đất trung bình từ hạng V đến hạng VI có 11.906 ha, chiếm 20,87% so với đất trồng cây hàng năm, trong đó:
+ Hạng V là 7.659 ha, nằm tại các vị trí có địa hình thấp, trũng chủ yếu là trồng lúa;
+ Hạng VI là 4.247 ha, là đất nằm tại các vị trí có địa hình thấp trũng, phù hợp với việc trồng lúa và nuôi trồng thuỷ sản.
4.1.2.2. Tài nguyên nước
Bên cạnh tài nguyên đất, tỉnh Hưng Yên còn có nguồn tài nguyên nước bao gồm :
Nước mặt là nguồn cung cấp trực tiếp cho sản xuất và đời sống qua các hệ thống sông ngòi tự nhiên và hệ thống trung đại thuỷ nông Bắc - Hưng - Hải. Nguồn nước ngầm hết sức phong phú. Theo kết quả điều tra, trong địa phận Hưng Yên có những mỏ nước ngầm rất lớn, nhất là khu vực dọc Quốc lộ 5 từ Như Quỳnh đến Quán Gỏi, không chỉ thoả mãn cho yêu cầu phát triển công nghiệp, đô thị và đời sống của nhân dân trong tỉnh mà còn có thể cung cấp khối lượng lớn cho các khu vực lân cận.
+ Nước khoáng:
Trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đã phát hiện thấy một số nguồn nước khoáng như: khu vực Như Quỳnh huyện Văn Lâm, khu vực Tống Trân huyện Phù Cừ
4.1.2.3. Tài nguyên khoáng sản
Cho đến nay, toàn bộ tỉnh Hưng Yên mới điều tra, lập bản đồ địa chất - khoáng sản tỷ lệ 1/500.000 (1965,1981); bản đồ địa chất, bản đồ địa chất thủy văn - địa chất công trình tỷ lệ 1/200.000 gồm các tờ Hải Phòng - Nam Định (1978,1984,2002); bản đồ vùng phụ cận Hà Nội, trong đó có một phần diện tích tỉnh Hưng Yên (1963); bản đồ địa chất, bản đồ địa chất thủy văn - địa chất công trình vùng Hưng Yên - Phủ Lý tỷ lệ 1/50.000 (2005) trong đó có
một phần diện tích phía Nam tỉnh Hưng Yên. Các kết quả điều tra khảo sát trên đều cho thấy Hưng Yên là một tỉnh không giàu tài nguyên khoáng sản
Theo Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam (2006), hiện tại Hưng Yên có khoảng 16 mỏ khoáng sản hoặc điểm khoáng sản; trong đó có 1 mỏ than nâu, 1 mỏ nước khoáng, còn lại là vật liệu xây dưng.
+ Than nâu:
Tại Hưng Yên, than nâu đã phát hiện được ở khu Bình Minh (xã Tân Dân huyện Khoái Châu). Từ năm 1982-1985 đã thăm dò sơ bộ, từ năm 2000 đến 2002, Tổng công ty Than Việt Nam và NEDO (Nhật Bản) đã khảo sát bổ sung nhằm tìm kiếm đánh giá than nâu ở tỉnh bằng phương pháp khoan máy và địa vật lý
Đánh giá sơ bộ trữ lượng than nâu cấp C1 + C2 tính đến độ sâu 450m là 151.951.000 tấn. Tài nguyên dự báo khoảng 1 tỷ tấn
Do các vỉa than nâu ở đây phân bố ở độ sâu lớn, điều kiện địa chất công trình, địa chất thủy văn không thuận tiện nên việc khai thác các vỉa than nâu này đòi hỏi phải có công nghệ rất hiện đại và nguồn vốn đầu tư lớn.
+ Khoáng sản vật liệu xây dựng:
- Cát xây dựng chủ yếu tập trung ở 3 điểm là Phú Cường, Yên Lệnh và Quảng Châu, đều nằm ở ngoài đê sông Hồng với trữ lượng dự báo khoảng 49.630.000 m3. Ba điểm mỏ này tập trung thành dải kéo dài từ Phú Cường qua Yên Lệnh đến Quảng Châu, dài gần 10 km, rộng 800-1000m
- Cát đen của tỉnh có thể đáp ứng đủ nhu cầu xây dựng của địa phương, cát đen nằm chủ yêu ven sông Hồng và sông Luộc với trữ lượng khoảng 4.550.000 m3.
- Sét gạch ngói: Đây là khoáng sản khá phổ biến trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, chúng có diện phân bố rộng, song chỉ tập trung ở một số vùng, nhất là ven sông Hồng, sông Luộc.
- Sét trầm tích hệ tầng Thái Bình chủ yếu phân bố ở khu vực Hùng Cường ( xã Hùng Cường huyện Kim Động), Triều Dương (xã Thiện Phiến huyện Tiên Lữ), Quảng Châu (xã Quảng Châu - thành phố Hưng Yên), Yên Lệnh (phường Hồng Châu - thành phố Hưng Yên)
- Sét hệ trầm tích sông - biển hệ tầng Thái Bình phân bố chủ yếu ở Hiệp Cường (xã Hiệp Cường huyện Kim Động), Liên Phương (xã Liên Phương – thành phố Hưng Yên). Sét loại này phân bố ở trên bãi bồi dọc theo sông Hồng với chiều dài vài km, rộng 1-2 km, dày 2,2m.
- Sét trầm tích hệ tầng Hải Hưng phân bố chủ yếu ở Kênh Cầu (xã Đồng Than huyện Yên Mỹ), Long An (xã Toàn Thắng - Kim Động), Quảng Lãng (xã Quảng Lãng - Ân Thi), Lệ Xá ( xã Lệ Xá - Tiên Lữ), Hiến Nam (Phường Hiến Nam - thành phố Hưng Yên)
- Sét trầm tích biến hệ tầng Vĩnh Phúc đang được khai thác ở Phùng Hưng huyện Khoái Châu
Ngoài ra trên địa bàn tỉnh có một số nơi có triển vọng về sét gạch ngói như: Đình Dù, Chỉ Đạo, Đại Đồng huyện Văn Lâm; Toàn Thắng, Nghĩa Dân huyện Kim Động; Cửu Cao huyện Văn Giang, Đồng Than, Thanh Long, Minh Châu huyện Yên Mỹ.
4.1.2.4. Tài nguyên nhân văn
Tỉnh Hưng Yên được thành lập vào năm 1831, là nơi sinh sống của người Việt từ xưa (từ thời Hùng Vương), đây là vùng đất tập trung nhiều di tích lịch sử - văn hoá nổi tiếng. Đặc biệt Phố Hiến là một đô thị phồn hoa xưa kia, thành phố Hưng Yên ngày nay là trung tâm kinh tế trính trị, văn hoá của tỉnh với 60 di tích kiến trúc như : Văn Miếu, Đền Mây, Đền Mẫu, Chùa Chuông,... Hàng năm tại nhiều di tích lịch sử - văn hoá đã diễn ra lễ hội đón tiếp nhiều khách đến thăm quan, du lịch.
đời, nhân dân cần cù lao động; từ xưa đã có nhiều tiến sĩ, danh y; trong lịch sử hiện đại có nhiều nhà hoạt động cách mạng và lãnh đạo xuất sắc. Với truyền thống đó, sau khi tái lập tỉnh, cán bộ và nhân dân trong tỉnh đã đoàn kết, nhất trí thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, đưa Hưng Yên hoà nhập với sự phát triển chung của cả nước.
4.1.2.5. Tài nguyên du lịch
Có thể nói, xét về điều kiện địa hình tự nhiên, tài nguyên du lịch của Hưng Yên kém phong phú và hấp dẫn hơn so với nhiều địa phương khác. Tuy nhiên, bù lại Hưng Yên lại là khu vực tập trung nhiều di tích lịch sử nổi tiếng. Theo thống kê, toàn tỉnh có 1.210 di tích lịch sử và văn hoá, trong đó có 159 di tích được xếp hạng quốc gia, cùng hàng nghìn tài liệu và hiện vật cổ có giá trị. Đặc biệt quần thể di tích Phố Hiến, Đa Hoà – Dạ Trạch, khu tưởng niệm Lương y Hải Thượng Lãn Ông, Nhà tưởng niệm đồng chí Nguyễn Văn Linh, Nhà thờ Bà Hoàng Thị Loan,... là nguồn tài nguyên du lịch văn hoá rất có giá trị cho phát triển du lịch. Hơn nữa, với vị trí gần thủ đô Hà Nội và các khu vực đô thị lớn của vùng Đồng bằng sông Hồng, Hưng Yên có khả năng gắn kết với các tuyến du lịch từ Hà Nội qua Hưng Yên, Hải Dương đi Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nam, Thái Bình; Hiện nay Hưng Yên đang xây dựng khu đô thị mới thương mại-du lịch Văn Giang... là điều kiện tốt để phát triển du lịch lịch sử và nghỉ dưỡng nếu cơ sở hạ tầng phục vụ loại hình du lịch này được xây dựng tốt. Đây là một lợi thế quan trọng, nếu khai thác tốt và có sự liên kết chặt chẽ với các tỉnh lân cận vẫn sẽ tạo nên những tuyến du lịch hấp dẫn, góp phần phát triển nhanh các ngành du lịch dịch vụ, tăng xuất khẩu tại chỗ và tạo việc làm cho lao động trong tỉnh.
4.1.2.6. Cảnh quan môi trường
Hiện nay tình hình ô nhiễm môi trường trong khu dân cư nông thôn nghiêm trọng và ngày càng bức xúc, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của con người. Có nhiều nguyên nhân, song một phần do dân số ngày càng tăng cao, áp lực về chất thải sinh hoạt tăng; mặt khác do chăn nuôi phát triển phân tán trong khu dân cư, chất thải sinh hoạt cộng với chất thải chăn nuôi không hoặc ít được xử lý thải thẳng ra môi trường, cống rãnh trong thôn xóm; ô nhiễm môi trường không khí, nước mặt, nước ngầm rất nghiêm trọng. Nhiều thôn, xóm không có bãi rác hợp vệ sinh, thường đổ ra ao hồ, kênh mương, đường làng, ngõ xóm trong khu dân cư, gây ô nhiễm nặng.
Môi trường đồng ruộng cũng bị ô nhiễm do tình trạng sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật thái quá, tình trạng thải bỏ vỏ đựng hóa chất bảo vệ thực vật bừa bãi ngoài đồng ruộng; những khu vực phát triển công nghiệp, dịch vụ, làng nghề, nhất là các làng nghề tái chế chất thải nhựa, kim loại, thuộc da thải nước thải chưa qua xử lý ra hệ thống kênh mương nội đồng gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Một số nhà máy công nghiệp xả nước thải chưa qua xử lý ra kênh mương, đồng ruộng gây bức xúc cho nhân dân, nhiều thời điểm ở sông Bần, sông Bún bị ô nhiễm dân không lấy nước để tưới lúa.
Tỷ lệ số hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh theo tiêu chuẩn 08 đạt 68,5%, tỷ lệ chuồng trại hợp vệ sinh đạt 69%, cộng với hạ tầng thoát nước không đảm bảo, ao hồ bị san lấp bởi rác, lấn chiếm làm nhà làm cho không gian sống của dân cư nông thôn bị thu hẹp, ngột ngạt, khó chịu.
Với hiện trạng trên, vấn đề môi trường nông nghiệp, dân cư nông thôn, làng nghề tỉnh Hưng Yên là vấn đề bức xúc nhất, nóng bỏng nhất, phạm vi, đối tượng bị tác động là rộng nhất và lớn nhất.
Kết quả phân tích mẫu nước thải đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, các dòng sông bị ô nhiễm cho thấy ô nhiễm đã vượt quy chuẩn từ 2-4 lần, đặc biệt có chỉ tiêu lớn hơn 10 lần.
+ Môi trường đô thị:
- Đô thị của tỉnh Hưng Yên có thành phố Hưng Yên với 7 phường và 9 thị trấn của các huyện, dân số là 130.527 người.
- Thực trạng môi trường nước: toàn bộ nước thải của thành phố Hưng Yên và các thị trấn trên địa bàn tỉnh chưa có hệ thống xử lý nước thải đều thải thẳng ra kênh mương, ao hồ; các thị trấn, thị tứ cơ sở hạ tầng còn lạc hậu, hệ thống thoát nước không đầy đủ, không có các điểm tập kết xử lý rác thải, diện tích cây xanh, mặt nước rất ít, nghĩa trang, nghĩa địa trong đô thị chưa được quy hoạch, sử dụng hung táng tiềm ẩn ô nhiễm nước ngầm.
Tóm tắt các chỉ tiêu nước mặt đô thị trên địa bàn tỉnh Hưng Yên Khu
vực SS COD BOD Coliform
Kim loại nặng Thành phố Hưng Yên Nồng độ các chất rắn lơ lửng từ 116 đến 286 mg/l, cao hơn tiêu chuẩn cho phép 2,8 lần Nồng độ COD nằm trong khoảng từ 60 – 430 mg/l, cao hơn tiêu chuẩn hơn 4 lần; Nồng độ BOD5 nằm trong khoảng từ 35 – 290 mg/l, cao hơn tiêu chuẩn cho phép gần 6 lần; Chỉ số Coliform cao hơn tiêu chuẩn từ 2,3 đến 290 lần. Các thị trấn Nồng độ các chất rắn lơ lửng cao hơn tiêu chuẩn từ 1,1 đến 1,6 lần; Nồng độ COD cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 1,1 đến 2,3 lần; Nồng độ BOD5 cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 1,3 đến 3 lần;
Nồng độ Coliform cao hơn tiêu chuẩn từ 1,7 đến 74 lần.
- Ô nhiễm do bụi, không khí cũng đáng báo động:
+ Đối với bụi lơ lửng: Phần lớn ở thành phố và các thị trấn có hàm lượng bụi trong không khí cao hơn Tiêu chuẩn cho phép từ 1,1 đến 4 lần.
+ Đối với tiếng ồn: Các thị trấn dọc tuyến quốc lộ 5 chịu ảnh hưởng lớn từ các phương tiện giao thông nên chỉ tiêu tiếng ồn cao hơn chuẩn cho phép từ 5-10 dBA.
+ Đối với các loại khí độc hại như: CO, SO2, NO2, VOC: Các thị trấn dọc tuyến QL 5 có các khu công nghiệp lớn có hàm lượng các thông số này cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 1,1 đến 2 lần.
+ Môi trường công nghiệp, dịch vụ:
Năm 2010, trên địa bàn Hưng Yên có 18.851 cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, trong đó có 169 cơ sở trong KCN, có tới 907 cơ sở sản xuất, kinh doanh nằm ngoài KCN và 17.775 cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nhỏ lẻ trong các khu dân cư, đô thị.
Các cơ sở nằm trong KCN Phố Nối A, KCN dệt may (thuộc KCN Phố Nối B) và KCN Thăng Long 2 có cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh, đã có hệ thống xử lý nước thải tập trung, có thiết bị quan trắc tự động, có nơi thu gom, tập kết chất thải công nghiệp và đã hợp đồng để xử lý chất thải nguy hại nên vấn đề về môi trường cơ bản đáp ứng được yêu cầu.
Tuy nhiên có trên 80% cơ sở công nghiệp nằm ngoài KCN chưa có cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, nước thải sinh hoạt chỉ được xử lý bằng các bể phốt, một số doanh nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải, bụi, khí thải đã đi vào