4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế-xã hội
4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế
Bảng 4.1. Tổng giá trị sản phẩm và tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Hưng Yên theo giá so sánh qua các năm
Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng giá trị sản phẩm (triệu đồng) 5.312.18 1 6.040.70 7 6.871.18 7 7.718.93 7 8.259.73 0 9.259.783 Tốc độ tăng trưởng (%) 12,90 13,71 13,74 12,34 7,01 12,11
Nền kinh tế Hưng Yên phát triển nhanh, khá toàn diện và vững chắc. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2005-2010 đạt 11,74%. GDP năm sau cao hơn năm trước. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng nhanh công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Năm 2010 cơ cấu kinh tế: Nông nghiệp - Công nghiệp, xây dựng- Dịch vụ đạt: 25%- 44%- 31%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 20 triệu đồng (1.110 USD).
4.1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Bảng 4.2. Cơ cấu kinh tế của tỉnh Hưng Yên qua các năm (theo giá hiện hành)
Đơn vị: %
Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Nông, lâm nghiệp
và thuỷ sản 30,50 27,70 28,90 28,02 27,12 25
Công nghiệp và
xây dựng 38,03 40,20 41,08 42,44 42,84 44
Dịch vụ 31,47 32,10 30,02 29,54 30,04 31
vụ : 25%- 44%- 31% (năm 2005 là 30,5% - 38,03% - 31,47%). Cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp. Cụ thể: tỷ trọng khu vực kinh tế nông nghiệp trong GDP giảm từ 31,5% năm 2005 xuống còn 25% năm 2010, tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tăng từ 38,03% năm 2005 lên 44% năm 2010.
4.1.2.3. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
* Khu vực kinh tế nông nghiệp:
Bảng 4.3. Giá trị sản phẩm, chỉ số phát triển Khu vực kinh tế Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản của tỉnh Hưng Yên qua các năm theo giá so sánh
Đơn vị: Giá trị (triệu đồng); Chỉ số (%)
Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Khu vực kinh tế Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 1.779.34 5 1.837.02 6 1.903.60 0 1.975.97 8 1.914.56 7 2.013.746 Chỉ số phát triển 103,85 103,24 103,62 103,80 96,89 105,18 Khu vực kinh tế nông nghiệp Hưng Yên phát triển toàn diện theo hướng sản xuất hàng hoá, phát triển nhanh cây, con có giá trị kinh tế cao. Giá trị sản phẩm ngành đã tăng từ 1.779.345 triệu đồng năm 2005 lên 2.013.746 triệu đồng năm 2010 (theo giá so sánh). Tốc độ tăng của giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2005-2010 tăng 3,5%/năm. Cơ cấu trong nông nghiệp năm 2010: cây lương thực 24% - cây công nghiệp, rau quả 30% - chăn nuôi, thuỷ sản 46%; giữ ổn định lương thực ở mức 450 kg/đầu người; cây vụ đông đạt 29% diện tích canh tác, phát triển được 3.650 mô hình trang trại, gia trại, hoạt động có hiệu quả, tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng hiệu quả sản xuất nông nghiệp, trong đó 2.500 đạt tiêu chí liên bộ, có nhiều mô hình sản xuất thu nhập 100 triệu đồng/ha canh tác và 100 triệu đồng/hộ/năm. Diện tích lúa
chất lượng cao đạt 45%. Chương trình "nạc hoá" đàn lợn, "sind hoá" đàn bò, nuôi cá rô phi đơn tính xuất khẩu, sản xuất giống lúa, rau quả chất lượng cao được quan tâm phát triển. Hưng Yên là một trong 2 tỉnh trên toàn quốc sớm thực hiện miễn thuỷ lợi phí cho nông dân; thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ để nông nghiệp, nông thôn và nông dân đẩy mạnh sản xuất; nhiều nghề truyền thống và các loại hình dịch vụ trong nông thôn được khuyến khích phát triển.
* Khu vực kinh tế công nghiệp:
Bảng 4.4. Giá trị sản xuất khu vực công nghiệp và xây dựng của tỉnh Hưng Yên qua các năm theo giá so sánh
Đơn vị: Giá trị (triệu đồng); Chỉ số (%)
Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Giá trị sản xuất khu vực công nghiệp và xây dựng 1.959.15 1 2.362.93 6 2.850.06 0 3.369.90 8 3.724.69 7 4.235.446 Chỉ số phát triển 119,59 120,61 120,62 118,24 110,53 113,71 Công nghiệp phát triển nhanh, giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2005-2010 tăng 21%/năm. Phát triển một số ngành sản xuất có tính động lực như điện tử, dệt may, cơ khí và luyện thép với kỹ thuật tiên tiến. Sản phẩm đa dạng về chủng loại, chất lượng tốt hơn; nhiều sản phẩm có thương hiệu, sức cạnh tranh lớn trên thị trường trong nước và quốc tế. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2010 đạt 19.855 tỷ đồng, trong đó, khu vực nhà nước ước 1.642 tỷ đồng, khu vực công nghiệp ngoài quốc doanh đạt 9.465 tỷ đồng, khu vực hộ kinh doanh cá thể 1.441 tỷ đồng, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 7.306 tỷ đồng. Một số sản phẩm công nghiệp tăng khá như: Thức ăn gia súc tăng 16,4%, bao bì tăng 2,8 lần, thép cán các loại tăng 16,2%, tủ lạnh, tủ đá tăng 30%, xe máy tăng 20,3%. Bên cạnh đó cũng còn một số sản phẩm công nghiệp giảm hoặc tăng chậm so cùng kỳ như: Giầy dép các loại giảm 8,7%, ti
vi tăng 8,4%, động cơ các loại tăng 8,7%
Trong 14 khu công nghiệp được quy hoạch đã có 5 khu đi vào hoạt động và 2 khu đã lấp đầy diện tích. Thu hút 813 dự án đầu tư (trong nước 633, nước ngoài 180), với tổng vốn đăng ký tương đương 3.590 triệu USD; 475 dự án đi vào hoạt động, đạt giá trị sản xuất gần 20 nghìn tỷ đồng/năm. Nhiều dự án có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao, đóng góp trên 80% số thu ngân sách hàng năm.
Tỉnh đã quan tâm, tạo điều kiện để các thành phần kinh tế phát triển mạnh, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, tạo thêm nhiều việc làm, cải thiện đời sống người lao động. Bình quân mỗi năm có từ 350 đến 370 doanh nghiệp mới được thành lập, đến nay trên địa bàn tỉnh Hưng Yên có trên 3.000 doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp.
+) Khu vực kinh tế thương mại, dịch vụ
Thương mại, dịch vụ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2005-2010 đạt 15%/năm. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng xã hội tăng bình quân 21,14%/năm. Các dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính viễn thông, vận tải hàng hoá, hành khách được phát triển, doanh thu tăng bình quân 18%/năm. 100% số xã có bưu cục hoặc điểm bưu điện văn hoá hoạt động khá. Du lịch bước đầu phát triển với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế và sự liên kết với các địa phương lân cận, nhất là thủ đô Hà Nội; cơ sở hạ tầng các khu du lịch được đầu tư nâng cấp. Xuất khẩu duy trì tốc độ tăng cao, bình quân 19,3%/năm. Năm 2010 kim ngạch xuất khẩu đạt 500 triệu USD. Giá trị xuất khẩu hàng nông sản và chế biến ngày càng tăng. Các doanh nghiệp đã chủ động củng cố thị trường truyền thống và mở rộng thị trường mới; tích cực đổi mới công nghệ sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá và tăng sức cạnh tranh.
Tăng cường khai thác lợi thế, phát huy nội lực các thành phần kinh tế đầu tư phát triển để đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tổng vốn huy động toàn xã hội trong 5 năm đạt gần 50.000 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Trung ương chiếm trên 10%, ngân sách địa phương gần 8%, các thành phần kinh tế khác 82%. Thu hút được 7 dự án ODA với tổng số tiền 37 triệu USD và 9,2 triệu EURO. Kết cấu hạ tầng được đầu tư lớn từ nguồn trái phiếu Chính phủ đối với các lĩnh vực: Giao thông, thuỷ lợi, giáo dục, y tế, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, phát huy lợi thế của từng vùng và từng ngành. Trải nhựa 100% đường tỉnh và cơ bản đường huyện; xây dựng được 1.600 km đường giao thông nông thôn và 56 cầu; phê duyệt xong quy hoạch thuỷ lợi, xây mới 16 trạm bơm; cải tạo nâng cấp cơ bản hệ thống kênh mương, nâng cao hiệu quả tưới tiêu. Cơ sở vật chất giáo dục, y tế được tăng cường, xây mới trên 1.200 phòng học, nâng tỷ lệ phòng học kiên cố cao tầng bậc mầm non đạt trên 50%, bậc phổ thông 88,5%; nâng cấp Bệnh viện đa khoa tỉnh và 10 Trung tâm Y tế huyện; xây mới và đưa vào hoạt động Bệnh viện đa khoa 2 Phố Nối; Bưu chính, viễn thông được đầu tư cải tạo, nâng cấp hiện đại, đáp ứng nhu cầu thông tin phát triển kinh tế- xã hội. Một số công trình trọng điểm có ý nghĩa kinh tế- xã hội được đầu tư và hoàn thành, như cầu Yên Lệnh, Quảng trường và đường Nguyễn Văn Linh.
Hệ thống tín dụng, ngân hàng hoạt động có tiến bộ, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp, nhân dân và phát triển kinh tế- xã hội. Vốn huy động bình quân tăng trên 32%/năm; dư nợ tăng 30%/năm, trong đó dư nợ trung và dài hạn trên 65%/năm, nợ xấu giảm dưới 2%, lợi nhuận khá; thực hiện tốt chương trình kích cầu của Chính phủ trong việc hỗ trợ lãi suất, bảo lãnh vay vốn, phục vụ sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế.
4.1.2.4. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
người; trong đó nam 556.251 người, chiếm 49,13%; nữ 576.034 người, chiếm 50,87%; mật độ dân số là 1.223 người/km2, cao gấp 5,45 lần so với mật độ dân số trung bình của cả nước (262 người/km2), Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 0,94%. Hiện tại dân cư của tỉnh phân bố như sau :
Bảng 4.5. Dân số và mật độ dân số tỉnh Hưng Yên TT Đơn vị hành chính Dân số (người) Mật độ
(người/km2) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Toàn tỉnh : Thành phố Hưng Yên Huyện Mỹ Hào
Huyện Văn Giang Huyện Ân Thi Huyện Kim Động Huyện Phù Cừ Huyện Tiên Lữ Huyện Văn Lâm Huyện Khoái Châu Huyện Yên Mỹ 1.132.285 83.315 94.091 99.449 127.838 121.882 77.259 97.892 114.211 181.867 134.481 1.223 1.773 1.189 1.385 993 1.062 823 1.053 1.534 1.389 1.454
Dân số của Hưng Yên phân bố tương đối đồng đều ở các huyện trong tỉnh và có mật độ trung bình từ 823-1773 người/km2. Thành phố Hưng Yên có mật độ dân số cao nhất, nhưng thực ra dân số không lớn vì quy mô thành phố nhỏ hẹp.
Qua các năm dân số của tỉnh không ngừng tăng lên, do cả biến động cơ học và biến động tự nhiên. Tốc độ tăng dân số trên địa bàn có xu hướng giảm dần qua các năm. Tỷ lệ sinh năm 2005 là 15,65%o; tỷ lệ chết 5,75%o; tỷ lệ tăng tự nhiên 9,90%o thì đến năm 2010 là 16,79%o; tỷ lệ chết 7,42%o; tỷ lệ tăng tự nhiên 9,37%o. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2010 là 0,937%, tính
bình quân cả giai đoạn 2001-2010, tốc độ tăng dân số trung bình trên địa bàn tỉnh là 1,005%/năm.
Lao động trong độ tuổi hiện có 721 nghìn người (số liệu năm 2010), chiếm 63,7% dân số của tỉnh. Tỷ lệ lao động trong độ tuổi lao động được qua các chương trình đào tạo không nhiều, trong số 721 nghìn người trong độ tuổi lao động, chỉ có 37,5% số người được đào tạo (trong đó có 25,1% có bằng cấp, chứng chỉ và 5% được đào tạo ngắn hạn trên 7 ngày).
Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2010 có 679 nghìn người, chiếm 94,13% lao động trong độ tuổi, song cơ cấu sử dụng lao động còn rất lạc hậu, năm 2010 lao động nông nghiệp và thủy sản vẫn chiếm tỷ lệ chủ yếu (60,1%); lao động trong các ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 20,9% và dịch vụ chiếm 19 % lao động trong tỉnh. Số lao động trong độ tuổi có khả năng lao động nhưng chưa có việc làm còn khá nhiều. Đây sẽ là nguồn bổ sung nhân lực quan trọng để giải quyết việc làm trong tương lai nếu có chính sách đào tạo tốt.