- Nhân tố thứ nhất trong các nhân tố khách quan chính là hệ thống chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc liên quan tới tài chính doanh nghiệp. Đó là các chính sách về thuế, về kế toán, thống kê.... ảnh hƣởng tới hoạt động kinh doanh cũng nhƣ hoạt động tài chính doanh nghiệp. Với tƣ cách là đối tƣợng chịu sự quản lý của nhà nƣớc, trong hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động tài chính nói riêng, các doanh nghiệp đều phải có nghĩa vụ tuân thủ chính sách, pháp luật. Các chính sách này đƣợc
các nhà phân tích tài chính vận dụng trong quá trình phân tích để đảm bảo tính phù hợp, tính sát thực của công tác phân tích đối với pháp luật của nhà nƣớc.
- Nhân tố khách quan thứ hai là hệ thống thông tin của nền kinh tế và của ngành. Công tác phân tích tài chính chỉ thực sự có hiệu quả khi có hệ thống chỉ tiêu trung bình chuẩn của toàn ngành, trên cơ sở đó các doanh nghiệp có thể đánh giá, xem xét tình trạng chính để nhận thức vị trí của mình nhằm đƣa ra những chính sách đúng đắn, phù hợp, cũng nhƣ có hƣớng phấn đấu, khắc phục. Hay nói cách khác, đây có thể đƣợc xem nhƣ số liệu tham chiếu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, điều này cũng phụ thuộc vào tính trung thực của các thông tin. Nếu thông tin do các doanh nghiệp trong ngành mang lại không chính xác có thể còn có tác dụng ngƣợc lại. Vì vậy, trách nhiệm của cơ quan thống kê cũng nhƣ các doanh nghiệp trong việc cung cấp thông tin cũng ảnh hƣởng không nhỏ.
Nhân tố ảnh hƣởng thứ ba chính là kỹ thuật, công nghệ. Nếu ứng dụng tốt kỹ thuật, công nghệ vào quá trình phân tích tài chính sẽ đem lại kết quả chính xác, khoa học, tiết kiệm đƣợc thời gian, công sức ( ví dụ ứng dụng các phần mềm phân tích tài chính, tra cứu thông tin qua internet, liên kết thông tin giữa các phòng ban thông qua hệ thống mạng...) Việc ứng dụng này không những đảm bảo tính chính xác, khoa học, tiết kiệm mà còn đảm bảo tính toàn diện, phong phú, phù hợp với xu hƣớng phát triển của công tác phân tích tài chính.
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY