Sự tái sinh chất lỏng ion [BPy]Ac.

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng loại sâu lưu huỳnh trong dầu bằng phương pháp chiết với chất lỏng ion (Trang 42 - 46)

CHƯƠNG 5 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

5.3Sự tái sinh chất lỏng ion [BPy]Ac.

Kết quả của sự loại lưu huỳnh của chất lỏng ion sau khi tái sinh được thể hiện trong bảng 5.3 và hình 5.3

Bảng 5.3 Ảnh hưởng của tỉ lệ dầu mẫu/IL đến khả năng chiết S của IL [BPy]Ac (chất lỏng ion đã được tái sử dụng)

Điều kiện nhiệt độ là 30oC, tốc độ khuấy là 50 vòng/phút

Tỉ lệ của dầu/IL (V) 1 2 3 (ngoại suy)

Hàm lượng lưu huỳnh sau khi chiết (ppm)

56 65 74

So sánh hiệu suất chiết S trong điêzen của IL trước và sau khi tái sinh.

Bảng 5.4 Hiệu suất chiết S trong điêzen của IL trước và sau khi tái sinh.

Tỉ lệ thể tích dầu mẫu/IL Hiệu suất chiết S (%)

Chất lỏng ion sạch Chất lỏng ion tái sinh

1 94,2 88,8 2 92,6 87 3 (ngoại suy) 91 85,2

Hình 5.3. Biểu đồ thể hiện sự ảnh hưởng của tỉ lệ thể tích dầu mẫu/IL sau khi tái sử dụng IL

So với hiệu suất chiết của IL sạch thì hiệu suất chiết của IL sau khi tái sinh lần 1 thấp hơn một ít. Kết quả tương tự khi thay đổi tỉ lệ thể tích của dầu/IL.

Như vậy, với các quá trình liên tục người ta có thể tính toán để tái sinh IL một cách hợp lý để tiết kiệm chi phí.

Trong các nghiên cứu tiếp theo tôi sẽ tiếp tục tái sinh dung môi lần 2, lần 3,… để xem xét tuổi thọ của dung môi.

Hình 5.4. Hiệu suất chiết S trong điêzen của IL [BPy]Ac trước và sau khi tái sinh

a) Trước khi tái sinh b) Sau khi tái sinh

a

b

KẾT LUẬN

Qua quá trình thực tập tốt nghiệp tại phòng thí nghiệm Lọc Hóa Dầu, bộ môn Lọc Hóa Dầu, khoa Dầu Khí, Đại Học Mỏ Địa Chất Hà Nội. Được sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của tiến sĩ Bùi Thị Lệ Thủy giảng viên Bộ môn Lọc Hóa Dầu, và qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu của bản thân. Tôi đã hoàn thành đồ án tốt nghiệp của mình với đề tài: “ nghiên cứu khả năng loại sâu lưu huỳnh trong dầu bằng phương pháp chiết với chất lỏng ion’’. Các kết quả đạt được của đồ án cụ thể như sau:

- Tổng hợp thành công IL [BPy]Ac làm dung môi cho quá trình chiết S.

- Chất lỏng ion [BPy]Ac có khả năng loại các hợp chất S trong điêzen thương phẩm. Hàm lượng S giảm từ 498 ppm xuống còn 18 ppm sau 2 lần chiết.

- Sau khi tái sinh khả năng chiết của IL giảm không đáng kể, như vậy IL có khả năng tái sinh và tái sử dụng cao.

Những nghiên cứu bước đầu cho thấy chất lỏng ion tổng hợp được có khả năng loại các hợp chất lưu huỳnh trong điêzen. Quá trình có thể thực hiện ở áp suất thấp, nhiệt độ thường nên giảm được chi phí đầu tư cho thiết bị. Chất lỏng ion gần như không bay hơi nên không bị mất mát dung môi. Ngoài ra, IL có khả năng tái sinh và tái sử dụng cao nên tránh lãng phí dung môi và giảm ô nhiễm môi trường. Để mở rộng thành qui mô lớn hơn, cần phải có nhiều nghiên cứu sâu hơn để tìm ra điều kiện tối ưu, quy trình chiết, tái sinh IL hợp lý. Đề xuất nghiên cứu thêm sự ảnh hưởng của tốc độ khuấy, thời gian chiết, nhiệt độ chiết để tìm ra hiệu suất tối ưu nhất cho quá trình chiết lưu huỳnh khỏi dầu; tiếp tục chiết nhiều lần để hơn nữa để tìm ra tuổi thọ của dung môi [BPy]Ac. Tiến hành thử nghiệm trên quy mô pylot.

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng loại sâu lưu huỳnh trong dầu bằng phương pháp chiết với chất lỏng ion (Trang 42 - 46)