Hiệu suất chiết lưu huỳnh qua các lần chiết.

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng loại sâu lưu huỳnh trong dầu bằng phương pháp chiết với chất lỏng ion (Trang 40 - 42)

CHƯƠNG 5 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

5.2.Hiệu suất chiết lưu huỳnh qua các lần chiết.

Kết quả loại lưu huỳnh trong dầu thương phẩm của [BPy]Ac được thực hiện qua 3 giai đoạn được thể hiện qua bảng 5.2 và hình 5.2. Có thể thấy rằng nồng độ lưu huỳnh của dầu mẫu giảm từ 498 ppm đến 7 ppm sau 3 lần chiết lặp lại.

Như vậy, chỉ sau 3 lần chiết dùng IL [BPy]Ac hàm lượng S trong điêzen thương phẩm của Việt Nam đã đạt tiêu chuẩn của Châu Âu (< 10 ppm). Kết quả này cũng tương tự như kết quả thu được khi sử dụng chất lỏng ion [BPy]BF4, hàm lượng S giảm từ 498 ppm xuống còn 18 ppm sau 5 lần chiết [25].

Hình 5.1. Biểu đồ thể hiện sự ảnh hưởng của tỉ lệ thể tích mẫu dầu/IL

Bảng 5.2 Ảnh hưởng của số lần chiết đến hiệu suất chiết lưu huỳnh

(Điều kiện 30oC, tốc độ khuấy 50 vòng/phút)

Số lần chiết Lần 1 Lần 2 Lần 3 (ngoại suy) Hàm lượng lưu huỳnh còn lại (ppm) 29 18 7 Hiệu suất chiết đạt được sau các lần

chiết (%) 94,2 96,4 98,6

Khả năng tái sinh và tái sử dụng của xúc tác cũng như dung môi trong các quá trình hóa học là một tính chất quan trọng chỉ đứng sau hoạt tính. Tính chất này quyết định xúc tác hay dung môi đó có được dùng trong công nghiệp hay không. Xúc tác hay dung môi có khả năng tái sinh và tái sử dụng sẽ tiết kiệm chi phí để tổng hợp chúng.

Ngoài ra, việc tái sinh xúc tác và dung môi còn tránh được việc thải ra môi trường một lượng lớn chất thải làm ảnh hưởng đến môi trường.

Trong đề tài này, chất lỏng ion sau khi dùng để chiết các hợp chất lưu huỳnh trong dầu được tái sinh bằng dung môi thích hợp. Sau khi tái sinh chất lỏng ion lại được dùng để chiết S trong dầu điêzen.

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng loại sâu lưu huỳnh trong dầu bằng phương pháp chiết với chất lỏng ion (Trang 40 - 42)