Ảnh hưởng của lượng chất lỏng ion [BPy]Ac đến khả năng chiết lưu huỳnh

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng loại sâu lưu huỳnh trong dầu bằng phương pháp chiết với chất lỏng ion (Trang 39 - 40)

CHƯƠNG 5 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

5.1.Ảnh hưởng của lượng chất lỏng ion [BPy]Ac đến khả năng chiết lưu huỳnh

Nồng độ chất lỏng ion [BPy]Ac trong hỗn hợp chiết có ảnh hưởng mạnh đến hiệu suất tách lưu huỳnh ra khỏi dầu. Do hằng số phân bố của các hợp chất chứa S trong một IL nhất định và dầu là cố định. Nếu dùng ít IL thì hiệu suất chiết thấp; do đó, để loại sâu S cần thực hiện quá trình chiết lặp lại nhiều lần gây tốn kém thời gian, phức tạp hóa quá trình. Nếu dùng nhiều IL thì việc thu hồi IL lại phức tạp và tốn kém. Vì vậy, cần phải nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của lượng IL dùng để chiết đến hiệu suất chiết. Các thí nghiệm được thực hiện ở cùng điều kiện với tỉ lệ thể tích IL và dầu mẫu thay đổi. Kết quả chỉ ra ở bảng 5.1 và biểu đồ hình 5.1.

Bảng 5.1 Ảnh hưởng của tỉ lệ dầu/IL đến khả năng chiết S của IL [BPy]Ac

Điều kiện nhiệt độ là 30oC, tốc độ khuấy là 50 vòng/phút

Tỉ lệ của dầu/IL (V) 1:1 2:1 3:1

Hàm lượng lưu huỳnh sau khi chiết (ppm) 29 37 45

Hiệu suất chiết lưu huỳnh (%) 94,2 92,6 91

Kết quả cho thấy IL [BPy]Ac có khả năng chiết các hợp chất S trong dầu, hàm lượng S trong dầu giảm từ 498 ppm xuống còn 29 ppm (H = 94,2 %) chỉ sau một lần chiết. Đây là kết quả rất khả quan khi so sánh với phương pháp loại S bằng HDS với xúc tác mới. Theo Ngô Hà Sơn và cộng sự thì hiệu suất loại S chỉ đạt 82% trên xúc tác CoMo/Al2O3 [24]. Khi dùng IL thì không cần dùng H2 nên có thể thực hiện ở áp suất

thấp, nhiệt độ thường. Khi giảm thể tích IL dùng để chiết 2 và 3 lần thì hiệu suất giảm từ 94,2 % xuống còn 92,6 % và 91% tương ứng. Sự giảm này không nhiều do đó khi thực hiện với quy mô lớn thì có thể thực hiện với tỉ lệ thể tích IL nhỏ để giảm chi phí. Khi đó, quá trình chiết cần lặp lại nhiều lần hơn.

Theo lý thuyết của quá trình chiết thì mức độ tách càng cao nếu thực hiện chiết lặp lại càng nhiều lần. Việc chia nhỏ một lượng dung môi để chiết nhiều lần cho hiệu suất tách cao hơn việc chiết 1 lần với chính lượng dung môi đó.

Xuất phát từ lý thuyết đó chúng tôi đã tiến hành chiết lặp lại 1 mẫu dầu với IL [BPy]Ac.

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng loại sâu lưu huỳnh trong dầu bằng phương pháp chiết với chất lỏng ion (Trang 39 - 40)