3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.2.3. Chiều dài rễ của các giống ngô ở giai đoạn câynon
Bộ rễ là một trong những bộ phận quan trọng của cây thực hiện nhiệm vụ lấy nƣớc cung cấp cho các hoạt động sống và phát triển của cơ thể thực vật. Nhờ khả năng hƣớng nƣớc, rễ ngô có thể tìm nguồn nƣớc và nguồn thức ăn một cách chủ động. Khi cây ngô gặp hạn, bộ rễ phát triển mạnh và ăn sâu để có thể tìm kiếm các nguồn nƣớc từ các lớp đất sâu. Vì vậy, sự phát triển và khả năng đâm xuyên của bộ rễ cũng là những chỉ tiêu để đánh giá và nhận dạng các giống ngô có khả năng chịu hạn. Cũng có thể nghiên cứu kích thƣớc rễ ở giai đoạn cây non để đánh giá khả năng chống chịu của cây ngô.
Kết quả nghiên cứu kích thƣớc rễ của các giống ngô ở giai đoạn cây non 3 lá sau khi gây hạn đƣợc trình bày trong bảng 3.4.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
42
Bảng 3.4. Chiều dài rễ của 10 giống ngô nghiên cứu
Từ bảng 3.4 cho thấy, chiều dài rễ ở giai đoạn cây non sau khi gây hạn của các giống ngô nghiên cứu dao động từ 18,73 – 30,80 cm. Giống có chiều dài rễ ngắn nhất là LVN885 (18,73 cm), giống có chiều dài rễ dài nhất là C919 (30,80 cm). Chiều dài rễ của các giống ngô nghiên cứu đƣợc xếp theo thứ tự giảm dần nhƣ sau:
C919 > LVN145 > LVN99 > LVN10 > LVN45 > LVN66 > LVN61 > LVN092 > LVN9 > LVN885
Nhƣ vậy, chúng tôi nhận thấy có sự liên quan giữa khả năng chịu hạn và hoạt tính - amylase, protease, chiều dài rễ. Những giống có khả năng chịu hạn tốt thì hoạt độ - amylase, protease, chiều dài rễ cũng cao và ngƣợc lại những giống chịu hạn kém thì hoạt độ - amylase, protease, chiều dài rễ thấp hơn so với giống chịu hạn tốt.
STT Tên giống Kích thước (cm)
1 LVN9 19,83 ± 0,25 2 LVN10 25,33 ± 0,35 3 LVN45 24,93 ± 0,06 4 LVN61 23,94 ± 0,16 5 LVN66 23,73 ± 0,25 6 LVN092 23,1 ± 0,12 7 LVN99 26,80 ± 0,19 8 LVN145 28,70 ± 0,17 9 LVN885 18,73 ± 0,23 10 C919 30,80 ± 0,11
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
43